</p><p>Kính lạy đức Bản gia Đông trù tư mệnh Táo phủ Thần quân.</p><p>Kính lạy chư vị Tổ tiên</p><p>Kính lạy chư vị Hương linh nội, ngoại.</p><p>Hôm nay là ngày rằm tháng bảy năm .... (Âm lịch)</p><p>Tín chủ con là.... cùng toàn gia quyến.</p><p>Nhân tiết Trung nguyên động lòng nhớ tới công đức rộng lớn của Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, dạy dỗ chúng con nên người.</p><p>Quả là đức cù lao khôn báo, công trời biển khó đền.</p><p>Trước linh toạ cúi xin lượng trên thương xót. Linh thiêng giáng lâm chứng giám tấm lòng thành, thụ hưởng lễ vật cùng với kim ngân minh y. Phù hộ độ trì cho con con, cháu cháu được đắc tài, đắc lộc, mọi việc hanh thông, sở cầu như ý, gia đạo hưng long.</p><table class=)
 |
Lễ cúng rằm tháng 7 tại một gia đình ở Phố cổ Hà Nội. ảnh H.T |
Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất trên đất này, nhân lễ Vu Lan cùng về hâm hưởng.
Kính mong chư vị chấp lễ chấp bái, chấp kêu, chấp cầu.
Đồng lai giám cách.
Kính cẩn dâng lời.
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
2. Bài cúng thần linh theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn hóa Thông tin)
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy…….
Tín chủ chúng con là…..
Ngụ tại…….
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
 |
Ảnh: VietNamNet |
Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.
Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.
Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
3. Văn khấn chúng sinh Rằm tháng Bảy theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn hóa Thông tin)
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con lạy Đức Phật Di Đà
Con lạy Bồ Tát Quan Âm.
Con lạy Táo Phủ Thần quân Chinh thần.
Tiết tháng 7 sắp thu phân
Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà
Âm cung mở cửa ngục ra
Vong linh không cửa không nhà
Đại Thánh Khảo giáo - A Nan Đà Tôn giả
Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương
Gốc cây xó chợ đầu đường
Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang
Quanh năm đói rét cơ hàn
Không manh áo mỏng - che làn heo may
Cô hồn năm bắc đông tây
Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn
Nay nghe tín chủ thỉnh mời
Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau
Cơm canh cháo nẻ trầu cau
Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh
Gạo muối quả thực hoa đăng
Mang theo một chút để dành ngày mai
Phù hộ tín chủ lộc tài
An khang thịnh vượng hòa hài gia trung
Nhớ ngày xá tội vong nhân
Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời
Bây giờ nhận hưởng xong rồi
Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần
Tín chủ thiêu hóa kim ngân
Cùng với quần áo đã được phân chia
Kính cáo Tôn thần
Chứng minh công đức
Cho tín chủ con
Tên là:………………………………
Vợ/Chồng:…………………………
Con trai:……………………………
Con gái:…………………………….
Ngụ tại:……………………………..

Nghệ nhân Ánh Tuyết: Làm cơm cúng Rằm đừng cầu kỳ, lãng phí
Theo nghệ nhân Ánh Tuyết, làm cơm cúng Rằm tháng bảy để tỏ lòng thành tuy nhiên phải phù hợp hoàn cảnh kinh tế, tránh lãng phí.
" alt=""/>Bài cúng rằm tháng 7 năm 2019 tại nhà theo Tập văn cúng gia tiên
Tôi làm phó phòng kinh doanh của một công ty nội thất thì gặp Thùy, cô sinh viên năm 3 trường tài chính.Thùy quê Hưng Yên, có mái tóc dài thướt tha và đôi mắt biết nói. Lúc đó, em đang làm thêm tại quán cà phê gần trường.
Yêu nhau tròn 1 năm, tôi dẫn em về ra mắt bố mẹ. Tôi từng nói với em nhiều lần về mẹ, mẹ tôi làm bác sĩ bệnh viện lớn, khắt khe và kỹ tính để em chuẩn bị tinh thần tốt nhất.
Ngày về, tôi cẩn thận mua sẵn hộp quà giúp người yêu có điểm cộng trong mắt bố mẹ. Em cũng nhiệt tình vào bếp trổ tài nấu ăn, cắm hoa, đợi mẹ tôi từ bệnh viện về.
Cố gắng là thế nhưng mẹ tôi hoàn toàn dửng dưng, lạnh nhạt, nhìn em bằng ánh mắt dò xét, coi thường gốc gác nhà quê của em.
Mẹ tuyên bố thẳng với tôi, em làm bạn bè thì được chứ nhất quyết không thể làm dâu con nhà này, mẹ đã ngắm cho tôi con gái một gia đình đồng nghiệp. Cô gái ấy xinh đẹp, giỏi giang đang làm việc tại một ngân hàng lớn.
Tôi kiên quyết phản đối sự sắp đặt hôn nhân này, vẫn âm thầm bảo vệ tình yêu đầu với Thùy. Tôi về quê em nhiều lần, bố mẹ và các em Thùy rất quý mến tôi, coi tôi như con cái trong nhà. Tôi chỉ còn đợi Thùy tốt nghiệp, kiếm việc đàng hoàng là tính đến chuyện cưới xin.
Mẹ thấy tôi kiên quyết yêu Thùy thì vô cùng buồn bực. Lúc nào mẹ cũng ca thán, chê trách Thùy thua kém tôi mọi mặt, nghi ngờ em cho tôi ăn 'bùa mê thuốc lú' để kiếm nhà Hà Nội, bao nuôi các em ăn học.
Tôi có nói tốt về Thùy ra sao, mẹ cũng không tin, mẹ coi Thùy là kẻ đào mỏ. Tôi vẫn xác định sẽ cưới Thùy, sẽ mua căn chung cư nhỏ vợ chồng ở riêng để Thùy không phải chịu cảnh mẹ chồng - nàng dâu. Thế nhưng kế hoạch tốt đẹp đó đã hoàn toàn phá sản.
Ngày Thùy cầm tấm bằng tốt nghiệp cũng chính là lúc em lạnh lùng nói lời chia tay đầy cay đắng, em nói em không còn yêu tôi nữa, em và tôi không hợp nhau.
Sau đó, em đổi số điện thoại, cắt đứt hoàn toàn liên lạc với tôi và chuyển về quê, làm kế toán tại một nhà máy gần nhà. Tôi về quê em tìm gặp, níu kéo nhưng em cương quyết tránh mặt. Tôi bàng hoàng, đau khổ, dằn vặt suốt một thời gian dài, tôi có lỗi gì với em?
Hai năm sau, Thùy gọi điện báo tin em lấy chồng. Cuộc điện thoại kéo dài 30 phút ấy thật nặng nề, em kể mẹ tôi đã tìm gặp riêng em, mẹ nói có người bạn cùng phòng ký túc xá của em kể với mẹ, em là cô gái đa tình, chuyên lợi dụng đàn ông giàu có. Thậm chí, em còn từng phá thai 2 lần.
Em khóc lóc, thanh minh bị bạn vu khống, bôi nhọ nhưng mẹ tôi nhất định không tin. Mẹ tôi nói, chấp nhận em làm con dâu với điều kiện phải tới khoa sản bệnh viện mẹ làm để bác sĩ thăm khám, kết luận.
Bị mẹ tôi xúc phạm nặng nề, em đành phải chia tay tôi dù vô cùng đau khổ, giằng xé…
Mối tình đầu của tôi tan vỡ đã 15 năm, gia đình Thùy yên ấm với 2 đứa con kháu khỉnh, tôi vẫn đi về lẻ loi. Tôi mua nhà riêng, xe đẹp, thu nhập hàng tháng cả trăm triệu nhưng trái tim tôi giá lạnh với tình yêu.
Mẹ tôi mai mối, giục giã, mẹ nói chỉ cần tôi lấy vợ, mẹ không để ý gốc gác, hình thức, công việc người ta nữa vì tôi đã 45 tuổi rồi. Thế nhưng, tôi vẫn thấy rất khó khăn.
Tôi có nên tham gia câu lạc bộ kết bạn để tìm 1 ý trung nhân hay không? Mong mọi người cho tôi lời khuyên…

Tôi nhận kết đắng khi quyết ly hôn vợ để cưới cô bé giúp việc
Khi chưa kết hôn, cô ấy đi đâu cũng có tôi bên cạnh. Từ khi sinh cho tôi đứa con trai, cô ấy thay đổi hoàn toàn.
" alt=""/>Tâm sự của một đại gia ế vợ
Nghệ nhân Ánh Tuyết cho biết, vào ngày này, người dân thường làm mâm cơm, trước là để tưởng nhớ ông bà tổ tiên, sau đó là cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát và cuối cùng là thụ lộc.Theo nghệ nhân, khi làm cơm, ta nên lựa chọn thực đơn theo mùa cho tươi ngon. Thời điểm này tuy đã bước sang mùa thu nhưng tiết trời còn khá nóng, ta nên lựa chọn đồ ăn có vị mát, tính hàn.
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Bảy, ngoài các món truyền thống như gà luộc, xôi đỗ xanh, giò lụa, nem, canh miến mọc… các bà nội trợ có thể làm thêm món nộm hoa chuối hoặc nộm rau thập cẩm.
Vẫn theo lời nghệ nhân Ánh Tuyết, các gia đình cũng đừng quá câu nệ phải tuân thủ theo mâm cỗ truyền thống mà có thể chọn thực phẩm theo mùa, chế biến món ăn phù hợp khẩu vị với gia đình mình. Đặc biệt các bà nội trợ cần tính toán làm mâm cơm mà chi phí phù hợp với hoàn cảnh, tránh lãng phí.
Dưới đây là cách chế biến một số món trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Bảy qua sự hướng dẫn của nghệ nhân Ánh Tuyết.
1. Mâm cúng Phật
Đối với những gia đình theo đạo Phật thì Rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn. Theo giáo lý nhà Phật, lễ cúng không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở lòng thành của mỗi người.
 |
Ảnh: Tô Hưng Giang |
Ngày Rằm tháng 7 cũng là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích kể đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ. Vì vậy, vào ngày lễ Vu Lan, bạn chỉ cần sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.
Lúc làm lễ cúng nên đọc một bài kinh Vu Lan để hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh và cũng là một cách giúp hiểu hơn về ngày lễ này.
2. Cúng thần linh và gia tiên
Mâm cúng gia tiên thường là mâm cỗ mặn, kèm theo tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép...
Các gia đình có thể làm một mâm cơm mặn với đủ các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho,… và đồ vàng mã theo nhu cầu sinh thời của người đã khuất.
Xôi đỗ
Gạo và đỗ ngâm trong vòng 4-5 tiếng (hoặc trước khi đi ngủ ngâm gạo đỗ, sáng hôm sau nấu), nếu không có thời gian thì ngâm 3 tiếng cũng được.
Gạo đỗ sau khi ngâm nở to hơn, đem vo nhẹ, xóc, để ráo nước. Cho muối, đường/mật ong vào xóc đều để gạo ngấm rồi đổ gạo vào chõ đồ chín. Khi xôi đã chín tới lần 1, bạn mở chõ ra để đảo đều nước cốt dừa vào xôi rồi hấp tiếp khoảng 15 phút nữa là chín.
Gà luộc
Đặt gà vào nồi rồi đổ nước lạnh xâm xấp con gà. Sau đó, cho 1 thìa muối hòa với nước. Đập dập gừng và cắt đôi hành tím ra rồi cho vào nồi nước, đun lửa to trong vòng 5 - 10 phút, đến khi nước sôi thì vặn lửa nhỏ để nước luộc sôi liu riu cho chín ở bên trong mình gà. Không nên để sôi sùng sục, tránh làm rách da gà.
Cuối cùng là đập dập 1 củ nghệ. Cho mỡ gà vào chảo nhỏ rồi rán lên cho đến khi mỡ bắt đầu chảy ra. Cho nghệ vào mỡ gà rồi tiếp tục rán cho đến khi được hỗn hợp màu vàng đẹp mắt. Tiếp tục đun khoảng 15 phút rồi tắt bếp và ngâm gà trong nồi thêm 30 phút nữa.
Sau khi luộc chín, nhấc gà ra rồi nhúng ngay vào chậu nước sạch để nguội có đá lạnh. Bước này sẽ giúp da gà được căng giòn. Dùng hỗn hợp mỡ gà và nghệ bôi đều lên da gà để có màu vàng ươm đẹp mắt.
Miến nấu lòng gà
Miến dong đem ngâm với nước cho nở, rồi cắt ngắn. Các loại hành lá, mùi, rau răm bạn nhặt sạch, loại bỏ lá úa, héo rồi rửa sạch, thái nhỏ. Lòng mề gà rửa sạch, thái miếng vừa ăn, ướp với 1 chút gia vị cho ngấm.
Bắc nồi lên bếp, bạn đổ chút dầu ăn vào nồi rồi cho lòng mề gà đã ướp vào xào cùng với mộc nhĩ nấm hương cho chín. Cho nước dùng gà đun sôi, nêm nếm gia vị vừa miệng ăn, thả miến vào trần và vớt ra bát, thêm rau thơm, hành lá...
Nộm gà xé phay giòn mát
Bắp cải thái sợi thật nhỏ. Hành tây thái mỏng cho vào chén có pha 2 muỗng canh dấm + 1 muỗng canh đường + 1/2 muỗng cà phê muối. Trộn đều, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh. Khi nào trộn gỏi thì mới lấy ra. Nếu sợ thái hành tây bị cay mắt, bạn có thể nhai kẹo cao su trong lúc thái hoặc để hành tây vào tủ lạnh khoảng 30 phút rồi lấy ra thái sẽ hết cay mắt nhé!
Pha hỗn hợp trộn gỏi gà xé phay như sau: 3 muỗng nước mắm + 2 muỗng nước cốt chanh + 2.5 muỗng đường cho vào chén hoà tan, sau đó cho ớt sừng + ớt băm + tỏi băm vào trộn đều. Cách pha hỗn hợp trộn gỏi này sẽ có hương vị chua chua ngọt ngọt, rất dễ ăn cho món gà xé phay. Xé thịt gà thành những miếng nhỏ theo thớ.
Sau đó bạn cho gà đã xé phay cho âu cùng bắp cải, hành tây trộn đều. Cuối cùng bạn rưới hỗn hợp nước mắm pha trộn đều. Sau đó mới cho rau răm + lạc trộn lần nữa là xong.
3. Mâm cúng chúng sinh
Trái với mâm cúng Phật và gia tiên. Lễ cúng cô hồn được thực hiện vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7. Bởi vì, người ta quan niệm, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc cúng cô hồn chuẩn nhất. Mọi việc cúng phải được hoàn tất vào ngày 15/7.
Trên mâm cúng chúng sinh lễ vật gồm có:
Muối gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong), cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ), hoa quả (5 loại 5 mầu),12 cục đường thẻ.
Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...). Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo, tiền vàng (tiền thật các loại mệnh giá và tiền vàng mã)
Nước: 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ.....
Một lưu ý quan trọng của lễ cúng cô hồn là không cúng xôi, gà, heo. Chỉ cúng cô hồn bằng các món ăn chay, không cúng đồ mặn vì sẽ khơi dậy tham, sân, si.
Món cháo loãng không thể thiếu trong lễ cúng cô hồn, bởi vì người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.
Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Gia chủ có thể đọc các bài văn cúng hoặc khấn nôm theo tâm nguyện. Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã.

Sự thật về những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn
Từ xưa, người dân thường truyền tai nhau 18 điều phải kiêng kỵ trong tháng cô hồn, nếu không sẽ gặp xui xẻo.
" alt=""/>Cúng rằm tháng 7 năm 2019 với mâm cỗ cúng tháng cô hồn chuẩn nhất