Hãng tin Taiwan News nêu một số truyền thống phổ biến ở Đài Loan mỗi dịp Tết Nguyên đán.  |
Ảnh: Mike Hsu |
Lau dọn nhà cửa
Mỗi dịp Tết Nguyên đán, các gia đình thường dọn dẹp sạch sẽ mọi thứ trong nhà để đón xuân. Nhà cửa được lau quét, còn đồ cũ không dùng được vứt bỏ.
Ý nghĩa của điều này là loại bỏ mọi thứ lộn xộn và đen đủi trong năm qua để đón nhận vận đỏ trong năm mới. Riêng năm nay, do có dịch Covid-19 nên mọi thứ được dọn kỹ lưỡng hơn.
Câu đối đỏ
Những câu đối đỏ cũ xung quanh nhà sẽ được lấy xuống và thay bằng những câu đối mới. Đó là những tờ giấy, được in hoặc viết tay, mang thông điệp tâm linh hoặc những bài thơ mong cầu may mắn cho mọi người trong nhà.
Sum họp gia đình
Mỗi dịp Tết Nguyên đán, các gia đình thường tụ họp bên nhau. Phần lớn con cháu trở về nhà ông bà và cha mẹ để cùng đón năm mới. Họ thường đi chúc Tết bên ngoại vào ngày mùng 2.
Phong bao lì xì
Một truyền thống mà hầu hết mọi người đều biết là tặng phong bao màu đỏ có những tờ tiền mới bên trong.
Trẻ nhỏ được bố mẹ, ông bà và cô chú trong nhà lì xì để mừng tuổi. Những người con lớn trong nhà cũng biếu phong bao đỏ cho người thân lớn tuổi hơn, để thể hiện sự kính trọng và biết ơn công lao nuôi dưỡng.
Số tiền lì xì khá quan trọng, chẳng hạn khoản tiền nào chứa số 4 sẽ bị loại bỏ vì bị cho là có liên quan đến chết chóc.
Đốt pháo
Pháo hoa hiện diện ở hầu hết các lễ hội tại Đài Loan, và Tết Nguyên đán cũng không ngoại lệ.
Tục lệ xưa cho rằng đốt pháo vào Tết Nguyên đán sẽ xua đuổi quái thú "Nian". Ngày nay, người dân đốt pháo để xua đuổi tà ma và những điều xui xẻo để bước sang một năm mới may mắn.
Tiệc gia đình
Vào đêm giao thừa, các thành viên trong nhà thường có một bữa tiệc truyền thống.
Bữa ăn thịnh soạn chủ yếu do phụ nữ chuẩn bị, gồm hàng chục món, với một số là món khoái khẩu của gia đình, còn một số khác mang tính truyền thống hoặc tượng trưng cho ngày Tết.
Mạt chược
Tết Nguyên đán là thời gian của mạt chược. Chơi mạt chược rất phổ biến mỗi khi năm mới đến ở Đài Loan. Sau bữa ăn đêm giao thừa, nhiều gia đình sẽ dọn bàn mạt chược, mở một chai bia Đài Loan hoặc một chai whisky để cùng nhau nhâm nhi và trò chuyện vui vẻ trong khi chơi.
Quần áo mới màu đỏ
Những ngày đầu năm, nhiều người Đài Loan thích diện đồ mới. Trẻ em thường mặc quần áo màu đỏ tươi, tượng trưng cho sự may mắn. Người lớn "kiềm chế" hơn trong lựa chọn màu sắc trang phục, nhưng không ít người mặc đồ lót hoặc đi tất đỏ mới tinh.
Không làm vỡ đồ
Đa số mọi người thường cố tránh làm vỡ đồ đạc. Điều này đặc biệt quan trọng ở Đài Loan vào dịp Tết Nguyên đán. Nhiều người tin làm vỡ đồ vào những ngày đầu năm là điềm báo xui xẻo, mất mát hoặc rạn nứt gia đình trong những tháng ngày còn lại của năm.
Không dùng vật sắc nhọn, tránh lời nói tiêu cực
Một số người Đài Loan tin rằng sử dụng những vật sắc nhọn như dao, kéo sẽ là điềm xui xẻo trong dịp Tết Nguyên đán vì chúng có thể cắt đứt vận may.
Không ít người cũng cố gắng không nói những lời thô tục hoặc tiêu cực, vì chúng được cho là sẽ kéo theo những sự việc đen đủi.
Thanh Hảo

Malaysia nới lỏng hạn chế về Covid-19 trong dịp Tết
Giới chức Malaysia ngày 7/2 đã nới lỏng các hạn chế về Covid-19 đối với bữa tối sum họp dịp Tết, chỉ vài ngày sau khi ra thông báo về các giới hạn nhằm ngăn ngừa virus corona lây lan.
" alt=""/>Truyền thống đón Tết thú vị ở Đài Loan
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế về việc tổ chức đợt thi tiếp theo của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.Theo công văn của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ GD-ĐT phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, căn cứ tình hình dịch Covid-19 có kế hoạch cụ thể tổ chức đợt thi tiếp theo của kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, giáo dục nghề nghiệp năm 2021, đảm bảo an toàn, quyền lợi của thí sinh và triển khai kế hoạch năm học 2021-2022.
Cùng đó, Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ GD-ĐT rà soát, tạo điều kiện để các thí sinh không thể hoàn thành thi đợt 1 vì các lý do khác nhau (trừ trường hợp gian lận) được dự thi ở đợt thi tiếp theo.
 |
Các thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT đợt 1 năm 2021. Ảnh: Thanh Hùng |
Trước đó, theo thống kê của Bộ GD-ĐT, trong kỳ thi đợt 1, năm 2021, đã có 981.773 thí sinh dự thi.
Tính đến ngày 13/7, có hơn 26.000 thí sinh ở 42 tỉnh, thành phố chưa dự thi đợt 1, có nguyện vọng tham dự đợt 2 của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Đây là các thí sinh thuộc diện F0, F1, F2 và các thí sinh trong khu vực cách ly, phong tỏa do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Tỉnh An Giang có số lượng thí sinh dự kiến thi đợt 2 nhiều nhất, tiếp đến là Đồng Tháp, Bình Định, TP. HCM,...
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, dự kiến, kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 sẽ diễn ra vào các ngày từ 5 đến 7/8/2021. Tuy nhiên, đây là mốc thời gian đưa ra để các Sở GD-ĐT xin ý kiến UBND cấp tỉnh, sau đó mới đề xuất lại Bộ GD-ĐT để thống nhất.
Bộ GD-ĐT cũng cho biết, những thí sinh thuộc diện F0, đã được phép đặc cách tốt nghiệp THPT ở đợt 1 theo quy chế thi, nhưng vẫn có nguyện vọng dự thi ở đợt 2 thì vẫn được phép. Tuy nhiên, các thí sinh này cần có đơn hủy quyền được đặc cách.
Thanh Hùng

Camera xác định thời điểm nam sinh Hà Nội đi muộn, bật khóc ở trường thi
Theo đoạn clip được camera của Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam ghi lại, nam sinh Nguyễn Kim Đức (học sinh Trường THPT Lương Văn Can) đã đến điểm thi vào lúc 7h52 sáng ngày 8/7, tức muộn quá 15 phút so với thời gian tính giờ làm bài.
" alt=""/>Thí sinh không thể hoàn thành thi tốt nghiệp THPT đợt 1 được thi đợt 2