Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), sau 1 năm triển khai Chính phủ điện tử theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ, NHNN đã hoàn thành giải pháp thanh toán phí trực tuyến đối với thủ tục hành chính, nâng cấp, đưa vào sử dụng 17 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4, hạ tầng và nền tảng công nghệ đều sẵn sàng để vận hành các hạng mục nghiệp vụ thuộc cấu trúc Chính phủ điện tử; hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã được nâng cấp để phục vụ nhu cầu nộp thuế, phí, lệ phí hải quan trực tuyến qua mạng của người dân, doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong hoạt động của các đơn vị. Về kết quả cải cách thủ tục hành chính của tổ chức tín dụng theo Kế hoạch hành động 1355 của NHNN: Hệ thống các tổ chức tín dụng đã có nhiều cải tiến, đổi mới, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
Hiện nay, thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ IV (CMCN 4.0) - cuộc cách mạng mà trong đó các công nghệ như thực tế ảo, Internet của vạn vật (Internet of Things), in 3D, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
Cuộc cách mạng này là một xu thế lớn, có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội mỗi quốc gia, từng khu vực và toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Việt Nam có những điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận với CMCN 4.0. Với cơ cấu dân số trẻ, đa phần sống ở khu vực nông thôn nhưng trình độ học vấn và khả năng tiếp cận các dịch vụ công nghệ mới của người dân Việt Nam đạt mức khá so với các nước trên thế giới. Tỷ lệ sử dụng điện thoại di động của người dân Việt Nam cũng đạt mức cao, trung bình một người dân sở hữu nhiều hơn 1 thuê bao di động.
Trong bối cảnh đó, ngành Ngân hàng nói chung cũng như lĩnh vực thanh toán nói riêng tại Việt Nam đã và đang chứng kiến những tác động mạnh mẽ từ cuộc CMCN 4.0, cùng với đó sự ra đời của hàng loạt công nghệ mới ứng dụng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng (Fintech). Fintech đã và đang đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho ngành Ngân hàng, trong đó có hoạt động thanh toán tại Việt Nam.
Hiện tại chưa ai có thể đoán trước sẽ có những sản phẩm mới nào được ra mắt trong vòng vài năm tới, nhưng có nhiều dự báo cho rằng các sản phẩm ngân hàng, tài chính sẽ bị thay thế dựa trên tốc độ phát triển của công nghệ như hiện nay.
" alt=""/>Cách mạng 4.0: Thanh toán điện tử sẽ soán ngôi thẻ tín dụng và ATMLà hoạt động nằm trong Kế hoạch thúc đẩy phát triển IPv6 năm 2017 của Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia được Bộ TT&TT ban hành ngày 23/3/2017, chương trình nhằm hỗ trợ khối các cơ quan Đảng, Nhà nước triển khai ứng dụng thế hệ địa chỉ IPv6 theo các quy định pháp luật hiện hành và theo lộ trình Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6.
Ông Thắng cho hay, sau các hoạt động đúng hướng của Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia và sự phối hợp của các doanh nghiệp, hiện nay mức độ triển khai IPv6 của Việt Nam đã có những khởi sắc đáng kể. Tính đến tháng 7/2017, tỉ lệ truy cập qua IPv6 của Việt Nam đạt khoảng 7%, thời điểm cao nhất lên tới 25% (nguồn APNIC); với hơn 3.500.000 người dùng IPv6 theo thống kê của phòng Lab Cisco. Hiện Việt Nam đứng thứ 2 khu vực ASEAN và thứ 6 khu vực châu Á về kết quả triển khai IPv6.
![]() |
Theo VNNIC, FPT Telecom và VNPT là 2 doanh nghiệp tiêu biểu đã triển khai IPv6 tới khách hàng đầu cuối.
Đại diện VNNIC cũng cho biết, mặc dù tỉ lệ triển khai IPv6 chung của quốc gia có nhiều khởi sắc, tuy nhiên đối với mạng lưới, dịch vụ của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tỉ lệ ứng dụng IPv6 còn rất thấp. “Trong bối cảnh IPv6 trở thành giao thức Internet chính trên toàn cầu, việc chậm trễ trong triển khai ứng dụng IPv6 sẽ là điểm hạn chế trong việc cung cấp dịch vụ công và triển khai ứng dụng Chính phủ điện tử”, đại diện VNNIC chia sẻ.
![]() |
Theo Bloomberg, Facebook, Twitter và Snap Inc. (công ty chủ quản của Snapchat) đều đang mong đợi giành được quyền sử dụng các pha highlight của giải đấu World Cup 2018 bằng việc đưa ra lời mời trị giá “hàng chục triệu USD” tới Fox - chủ sở hữu tất cả các nội dụng của 3 mùa World Cup tới. Theo báo cáo, Fox vẫn chưa quyết định liệu sẽ ký một hợp đồng (nếu có) độc quyền với mạng xã hội nào hay không, nhưng tỏ ra vô cùng thích thú với ý tưởng này vì tin rằng với sức mạnh truyền thông của mình,Facebook, Twitter và Snapchat có thể tiếp cận được những lớp khán giả không phải cổ động viên bóng đá.
Với việc FIFA World Cup là sự kiện thể thao đông người xem nhất thế giới, không quá ngạc nhiên khi cả ba gã khổng lồ công nghệ muốn một phần miếng bánh. Năm 2014, hơn 3 tỷ người đã theo dõi giải đấu diễn ra ở Brasil, vậy nên có quyền sử dụng dù chỉ là các pha highlight của các trận đấu thôi cũng là cơ hội làm ăn béo bở cho cả Facebook, Twitter lẫn Snapchat. Trong khi đó, Fox cũng sẽ được thu được thêm nhiều lợi nhuận khi bán quyền sử dụng, dù là bán độc quyền cho một mạng xã hội hay cho cả ba đi chăng nữa.
" alt=""/>Facebook, Twitter và Snapchat đều muốn mua quyền tiếp cận các pha highlight của World Cup