Bé Nguyễn Hoa Hà Anh, con gái chị Hoa Thị Ngọc Hà (SN 1988, khối 2, thị trấn Quỳ Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) bị bệnh u nguyên bào thần kinh, hiện đang điều trị tại Khoa nhi, Bệnh viện K3 Tân Triều.Hôm chúng tôi đến bệnh viện chỉ gặp một mình chị Hà chăm con. Chồng chị, anh Nguyễn Đình Thắng (SN 1983) mấy ngày nay phải về quê lo cho con đầu đang học lớp 4, đồng thời tranh thủ lái xe thuê để kiếm thêm chút tiền gửi ra Hà Nội cho vợ mua thuốc.
 |
Bé Nguyễn Hoa Hà Anh bị u nguyên bào thần kinh |
Chị Hà kể, bé Hà Anh sinh ra rất khỏe mạnh và hiếu động. Cho đến năm 5 tuổi, bé có một số triệu chứng bất thường, chân tê sưng đau không thể di chuyển được. Vợ chồng chị vội đưa con đến bác sĩ thăm khám.
Tại bệnh viện huyện, bé được chẩn đoán thiếu canxi, lấy thuốc về uống. Thế nhưng tình trạng không những không thuyên giảm mà ngày một nặng thêm. Lo điều chẳng lành, chị ôm con lặn lội ra bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội).
Kết quả kiểm tra sơ bộ khiến anh chị rụng rời chân tay. Bác sĩ cho hay, Hà Anh bị u nguyên bào thần kinh giai đoạn 4 nguy hiểm đến tính mạng. Lập tức bé được chuyển đến bệnh viện K3 Tân Triều điều trị. Tháng 10/2018, bé Hà Anh làm phẫu thuật lấy u trong phổi ở Bệnh viện Việt Đức.
 |
Hai mẹ con chị Hà chăm nhau ở bệnh viện K3 Tân Triều |
“Thời gian đó cháu rất yếu, hai chân không đứng vững cũng chẳng ăn uống được gì nên cơ thể xanh xao. Chúng tôi sợ lắm, sợ cháu không vượt qua được", chị Hà nghẹn ngào.
Hiện tại, bé Hà Anh đang điều trị hóa chất theo phác đồ với nhiều loại thuốc nằm ngoài danh mục bảo hiểm, chi phí tới 4-5 triệu đồng/lần. Đó là chưa kể tiền sinh hoạt, ăn uống hằng ngày của hai mẹ con chị Hà trên viện, tổng cộng có tháng tốn cả chục triệu đồng. Số tiền này không hề nhỏ đối với một gia đình nghèo.
Chồng lái xe thuê, vợ bán hàng xén ngoài chợ, quanh năm hai vợ chồng chị Hà làm lụng quần quật vất vả nhưng cũng chỉ đủ tạm ăn và cho các con đi học, chưa có lúc nào dư giả.
Từ ngày con gái đổ bệnh, chị buộc phải nghỉ bán hàng để chăm sóc con. Anh Thắng ở nhà lo toan mọi thứ, vay mượn đủ mọi nơi để duy trì việc chữa bệnh. Thời gian đầu còn đi vay được nhưng giờ hỏi ai cũng khó. Vậy nên trong nhà, món đồ nào có giá trị đều lần lượt bán đi cả, thậm chí anh phải đi vay nặng lãi bên ngoài.
 |
Hoàn cảnh hiện tại của gia đình đang hết sức khó khăn |
"Nếu cháu không phải dùng thuốc ngoài thì gia đình em còn cầm cự được. Nhưng có những loại thuốc ngoài bảo hiểm buộc phải dùng, đắt vô cùng, suốt từ lúc chữa bệnh đến giờ cũng phải đến cả trăm triệu rồi, vợ chồng em thật bất lực quá không còn làm sao xoay nổi nữa", chị Hà lo lắng.
Vừa mới bắt đầu điều trị hóa chất, cơ thể gầy guộc của cô bé phải chịu những cơn đau thấu tim gan, tóc trên đầu cứ rụng dần. So với bạn bè cùng lứa, Hà Anh chỉ lớn bằng một nửa. Căn bệnh quái ác đang dần cướp đi sự sống của Hà Anh, khép lại tương lai của một đứa trẻ. Rất mong hoàn cảnh của bé nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ cộng đồng.
Phạm Bắc
Mọi đóng góp xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Hoa Thị Ngọc Hà, khối 2, thị trấn Quỳ Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. SĐT 0969025185 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.103 (bé Hà Anh) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
|

Chồng nhiễm chất độc da cam, vợ ung thư, con viêm thận không nơi bấu víu
Người phụ nữ nhỏ bé vừa chống chọi với bệnh ung thư gan, vừa cặm cụi bán từng chén nước chè xanh lấy tiền lo cho người chồng nhiễm chất độc màu da cam và con trai mắc bệnh viêm thận.
" alt=""/>Cha lái xe thuê lo không cứu nổi con ung thư

 |
Đo nhiệt độ, sát khuẩn trước cống trường sáng 4/5. Ảnh: Thanh Hùng |
Kỷ niệm đặc biệt trong nghề giáo
Đi dạy từ năm 1994, cô giáo Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay đây là lần đầu trong nghề chị được đón học trò đến trường vào tháng 5- khoảng thời gian mà ở các năm học trước cô trò sắp sửa chia tay.
Háo hức có, nhưng cô Nhiếp cho hay tâm trạng chủ yếu vẫn là hồi hộp, pha chút lo lắng bởi tâm lý vẫn phải phòng chống dịch.
Học sinh của trường vốn có ý thức học tập cao, nên điều cô mong mỏi nhất là các học trò cũng có được ý thức chống dịch như thế. “Bởi các con gặp nhau sau bao ngày không đến trường sẽ rất vui nên có thể quên cảnh giác phòng dịch mà tụ tập, ôm lấy nhau”.
 |
Học sinh quận Hà Đông (Hà Nội) chào cờ trong lớp học. Ảnh: Thanh Hùng |
Cô Nhiếp tâm sự: “Thương nhất học trò lớp 12. Mọi năm, giờ này chúng tôi đã phổ biến xong cho các con về quy chế thi và xét tuyển ĐH, kỹ năng làm bài và tâm lý làm bài. Năm nay thì chưa có gì”.
Tuy nhiên, cô Nhiếp cho hay, tập thể giáo viên nhà trường sẽ cùng nhau cố gắng, động viên, tạo động lực để các học sinh hoàn thành tốt năm học này, đặc biệt các học sinh lớp 12 vẫn có được kiến thức và tâm thế tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.
Cô Trần Bích Hợp, Hiệu trưởng Trường THPT Đống Đa cho hay đây là lần đầu tiên sau 20 năm đứng trên bục giảng được đón học trò vào những ngày đầu tháng 5.
 |
Học sinh Đà Nẵng trở lại trường vào sáng 4/5. Ảnh: Hồ Giáp |
Nỗi nhớ trò, nhớ trường, nhớ đồng nghiệp và niềm vui khó có thể miêu tả bằng lời sau gần 100 ngày chung tay cùng cộng đồng phòng chống dịch Covid-19.
"Tháng 5, mùa của hoa phượng nở, mùa của giây phút bịn rịn chia tay học trò ra trường. Nhưng năm nay, ngày mai lại là ngày hội ngộ, ngày thầy trò chúng tôi được đến trường sau 3 tháng xa nhau".
Ngày hạnh phúc trở lại với mỗi người giáo viên
Tối 3/5, thay vì ngồi bên máy tính chuẩn bị bài giảng trực tuyến, cô Nguyễn Hồng Yến, giáo viên Trường THCS và THPT M.V. Lômônôxốp quay trở lại việc soạn sửa giáo án quen thuộc trước đây. Xong việc, cô kiểm tra đi kiểm tra lại máy đo nhiệt độ, khẩu trang, nước rửa tay khô, nước sát khuẩn... Tất cả đều đã sẵn sàng để ngày mai lên lớp đón học trò.
“Mình cứ kiểm đi kiểm lại xem còn quên thứ gì không, bởi nghĩ nếu quên thì các học trò của mình ngày mai sẽ không được đón trở lại được chu đáo nhất”, cô Yến nói.
 |
Dọn dẹp trong ngày nghỉ lễ để đón học sinh trở lại trường. |
Sau ba tháng “nghỉ xuân” chống dịch, cô Yến cho hay cảm giác quay trở lại trường rất vui, nhưng không giống ngày tựu trường.
“Thay cho cảm giác xốn xang là tâm lí âu lo nhưng trên hết vẫn phải mạnh mẽ để cô và trò bắt tay vào cuộc sống “bình thường mới”.
Trong đầu cô Yến lúc này, vẩn vơ những suy nghĩ thú vị và háo hức với chính bản thân mình: “Gặp học sinh, mình sẽ bắt đầu giờ sinh hoạt lớp bằng nội dung gì nhỉ?”. Chị dự tính sẽ thảo luận với với các con thế nào là cuộc sống “bình thường mới” ở trường học thời Covid-19,...
Chị hiểu, trở lại trường học những ngày này, người giáo viên phải có thêm tâm thế mới, không chỉ dừng lại ở kiến thức trong bài học như trước đây mà còn phải thêm kỹ năng, kiến thức mới bồi đắp cho học trò.
“Đây cũng là lúc dạy các con về giá trị sống, giá trị của sức khỏe, giá trị của sự tự học. Những bài học sống động bởi những thay đổi của cuộc sống hàng ngày. Giúp các con biết trân quý cả sự khó khăn, sự bất thường vì đó suy cùng cũng là giá trị của cuộc sống. Cuối cùng thì cuộc sống vẫn diễn ra, trường học vẫn luôn mở cửa để đón các em trở lại”.
 |
Các cô giáo Trường Phổ thông liên cấp song ngữ Wellspring (Hà Nội) chuẩn bị đón học trò. Ảnh: Thu Thuỷ |
Chị muốn các học trò của mình biết rằng, ngay cả trong đại dịch Covid-19 thì nhà trường vẫn luôn dành cho các em sự ưu tiên trước nhất. Các học sinh đã được nhà trường lo cho từ chỗ ăn, chỗ ngủ, cách thức học hành để đảm bảo an toàn nhất cho các con.
“Giữa bộn bề công việc phải lo lắng cho ngày học đầu tiên sau 3 tháng không đến trường. Cuối cùng thì mình vẫn thấy mình là người hạnh phúc. Và người thầy chỉ thực sự hạnh phúc khi được làm nghề và gặp gỡ học trò trong niềm mong cháy bỏng những ngày qua. Ngày mai là một ngày đặc biệt, một ngày bình thường trở lại, ngày hạnh phúc trở lại với mỗi chúng tôi”, chị Yến nói.
Cô giáo Ngọc Phương, giáo viên khối THCS của Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam chia sẻ: “Mình và các học trò đều rất vui mừng và háo hức được trở lại trường học sau 3 tháng. Tuy vậy, cô trò cũng có tinh thần thận trọng. Ngày mai chắc chắn gặp nhau các con sẽ rất vui, nhưng giáo viên sẽ nhắc nhở các con tuân thủ quy định giãn cách và đeo khẩu trang, sát khuẩn trong thời gian học để đảm bảo an toàn”.
Chuẩn bị sẵn tâm thế để vừa dạy học vừa hướng dẫn và giám sát các con thực hiện quy định, ngày mai chị sẽ dành thời gian chào đón các học sinh và cho những dặn dò.
 |
Thầy cô Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) tới trường dọn dẹp chuẩn bị đón học sinh. |
Cô Trần Thị Tuyến, giáo viên Trường THPT Chu Văn An chia sẻ: “Năm nay thật đặc biệt, đặc biệt với nghề giáo nói chung, và với giáo viên ở mái trường Chu Văn An nói riêng. Bởi lẽ nhà giáo chúng tôi cùng học trò đã bõ lỡ một mùa xuân ở trường vì dịch bệnh Covid -19. Học trò lớp 10 chưa được tận hưởng mùa xuân đầu tiên ở trường, chưa được thưởng thức mùi thơm của hoa bưởi đầu hồi, chưa được dạo trong tiết trời sương mù huyền ảo. Còn khối 12 thì nhiều nỗi niềm lắm.
 |
Cô giáo Trường THPT Việt Đức nhắc nhở học sinh những điều cần lưu ý để đảm bảo an toàn. Ảnh: Thuý Nga |
Theo chị Tuyến, có lẽ trong tất cả nhà giáo khi đón học sinh trở lại trường trong dịp này hẳn là những lo âu thấp thỏm cho sự an toàn của học trò sau một thời gian chống dịch. Tuy nhiên, hoàn cảnh đó càng khiến thầy trò thêm gắn bó và trân trọng nhau hơn. “Chúng tôi nghĩ đến hiện tại và tương lai nhiều hơn vì đó mới là cuộc sống và quan trọng là tự nhủ dù hoàn cảnh nào cũng phải tự tin vững bước. Vì với nghề giáo, niềm tin và hạnh phúc của mình sẽ lan toả tâm lý tích cực đến học trò và ngôi trường mình đang gắn bó”, chị Tuyến nói.
Thanh Hùng

Hàng chục triệu học sinh trở lại trường sau kỳ nghỉ dài kỷ lục
Lần đầu tiên thầy cô đón học sinh đến trường vào tháng 5; mọi năm thời điểm này là tâm trạng chia xa, còn giờ đây lại là đón chờ.
" alt=""/>Lần đầu tiên trong nghề, thầy cô đón học sinh đến trường vào tháng 5
HLV Tan Cheng Hoe khẳng định Malaysia đã có sự chuẩn bị kỹ cho trận gặp tuyển Việt Nam: "Chúng tôi không ngừng tập luyện, nâng cao thể lực, chiến thuật, chuẩn bị thật tốt cho trận đấu ngày mai".Tuyển Việt Nam sau trận chung kết AFF Cup 2018 đã cải thiện nhiều về đội hình, chiến thuật, thể lực. Họ đã đạt nhiều thành công trong thời gian qua. Khi được chạm trán Việt Nam, đối thủ có lợi thế khi được thi đấu trên sân nhà, có sự cổ vũ cuồng nhiệt của người hâm mộ. Các CĐV rất chờ đợi một kết quả tốt nhất.
 |
HLV Tan Cheng Hoe. Ảnh S.N |
Vì thế Malaysia phải chuẩn bị hết mình, đầy đủ, sẵn sàng đối đầu với Việt Nam có phong độ tuyệt vời. Chúng tôi hướng tới một kết quả đẹp, lối chơi đẹp, cống hiến", chiến lược gia người Malaysia nói tiếp.
Chia sẻ về việc Malaysia nhập tịch nhiều cầu thủ, ông Tan cho biết: "Việc các cầu thủ nhập tịch chúng tôi có một số đến từ châu Phi. Để nhận xét về sự hoà nhập thì họ có thể trạng tốt, thể lực tốt. Chúng tôi có sự chuẩn bị hơn nữa để có kết quả tốt nhất ngày mai, quyết tâm tiến xa ở sân chơi vòng loại World Cup 2022".
 |
Malaysia tự tin đối đầu với tuyển Việt Nam. Ảnh S.N |
HLV Tan Cheng Hoe nhấn mạnh về trận thắng Sri Lanka đã tạo nên sự tự tin rất cao với toàn đội: "Tôi luôn có những trận đấu làm nóng khi bước vào giải. Dù đối thủ có mạnh hay yếu như nào thì cũng giúp các cầu thủ cọ xát, có nhiều kinh nghiệm. Thắng Sri Lanka các cầu thủ rất tự tin. Chúng tôi háo hức đối đầu với đội tuyển Việt Nam".
Chiến lược gia người Malaysia khẳng định việc đối thủ Việt Nam vắng Đình Trọng và tiền đạo Văn Quyết cũng không phải là vấn đề gì đáng quan tâm, bởi điều này không mang lại lợi thế cho ông và các học trò.
 |
Cầu thủ Malaysia tin sẽ có kết quả tốt nhất. Ảnh S.N |
Cuối cùng, ông Tan Cheng Hoe cho biết ở Malaysia có nhiều cầu thủ chất lượng, những cây săn bàn tốt. Bản thân ông luôn động viên, tạo động lực cho các cầu thủ cống hiến cho ĐTQG.
Trong khi đó, đội trưởng tuyển Malaysia cho biết: "Thật là vui khi trở lại Hà Nội. Chúng tôi đã quen với việc thi đâu ở Mỹ Đình tại AFF Cup 2018, nên có kinh nghiệm. Từng cầu thủ đều rất tự tin, nhưng chúng tôi cũng vẫn phải cải thiện nhiều thứ. Việt Nam đang có phong độ tốt nhất. tôi rất mong đợi trận đấu ngày mai và mong có kết quả tốt ra về".
Huy Phong
" alt=""/>HLV Malaysia nói gì khi đối đầu với tuyển Việt Nam ở Mỹ Đình?