Cùng mobiStudy “chinh phục” điểm 10
Làm thế nào để ôn thi hiệu quả, tiếp cận được nhiều kiến thức mà vẫn nhớ được lâu… là câu hỏi muônthuở của HSSV, đặc biệt với các bạn học sinh cuối cấp. Từ đó, https://mobistudy.vn - chuyên trang ôn tập kiến thức từ lớp 1 - 12 sẽ là một lựa chọn lý tưởng.
Khác với các website học online khác, công nghệ Adaptive Learning - học tập thích ứng trên mobiStudy của mobiEdu cho phép tự động nhận diện các lỗ hổng kiến thức khi ôn tập. Từ đó, hệ thống sẽ đưa ra những câu hỏi luyện tập phù hợp với năng lực của người học.
ChatGPT được tích hợp vào mobiStudy sẽ giúp việc ôn tập dễ dàng hơn nhờ các kiến thức đa dạng được giải đáp nhanh chóng. Học sinh có thể tìm kiếm kiến thức các môn học phổ thông và trao đổi với ChatGPT đến khi được giải đáp cụ thể. Sự thân thiện và phản hồi như người thật sẽ giúp học sinh thoải mái và mạnh dạn hơn trong quá trình trao đổi.
Hoàn thiện kĩ năng tiếng Anh cùng ChatGPT
Học ngoại ngữ không phải hề đơn giản, học ngoại ngữ online lại càng không. Việc duy trì thói quen học online là điều không phải ai cũng làm được, và làm thế nào để nâng cao trình độ tiếng Anh trong quá trình tự học là điều mà nhiều người học băn khoăn. Thế nhưng, với chuyên trang ôn thi IELTS và TOEIC của mobiEdu thì điều này là có thể.
Với chất lượng các đề thi đảm bảo có bản quyền đến từ những chuyên gia hàng đầu, người học có thể tiếp cận với kiến thức và kĩ năng chuẩn nhất. Hệ thống bài kiểm tra đầu vào, kiểm tra định kì cùng các báo cáo từng kĩ năng sẽ giúp người học biết được mình đang ở đâu và cần cố gắng thêm như thế nào để đạt được mục tiêu.
Công nghệ AI được ứng dụng với 2 kĩ năng khó luyện nhất - Speaking & Writing sẽ giúp người học nâng cao trình độ. Người học sẽ được sửa các lỗi phát âm, ngữ điệu chuẩn bản ngữ trong kĩ năng Speaking với 2 phút luyện tập mỗi ngày.
Với kĩ năng Writing, không chỉ đưa ra bài viết mẫu, công nghệ AI sẽ gợi ý cách dùng từ, ngữ cảnh sử dụng cũng như khiến phần viết trở nên trau chuốt hơn. Đặc biệt, khi được tích hợp ChatGPT, ngoài việc tìm kiếm các kiến thức cho bài Đọc, bài Viết của mình, người học cùng có thể luyện tập kĩ năng Writing với chính ChatGPT. Bạn có thể yêu cầu ChatGPT đưa ra những câu trả lời khác nhau để luyện tập, học hỏi kĩ năng paraphase - kĩ năng được đánh giá cao trong cả Speaking lẫn Writing của IELTS.
Chỉ cần soạn cú pháp đăng kí [MÃ GÓI] gửi 999 là bạn đã được tiếp cận với chatbot thông minh nhất hiện nay cùng rất nhiều ưu đãi.
- Với chuyên trang ôn tập mobiStudy https://mobistudy.vn: mã gói ED70
Gói ED70 (70.000đ/tháng): tặng thêm 1GB data tốc độ cao mỗi ngày
- Với chuyên trang ôn thi IELTS https://ielts.mobiedu.vn: mã gói TA70, EPI
Gói TA70 (70.000đ/tháng): tặng thêm gói học tập miễn phí trên https://hiclass.vn và 1GB data tốc độ cao mỗi ngày
Gói EPI (5.000đ/ngày): tặng thêm 500MB tốc độ cao và 10 phút thoại nội mạng mỗi ngày
- Với chuyên trang ôn thi TOEIC https://toeic.mobiedu.vn: mã gói EPC
Gói EPC (5.000đ/ngày): tặng thêm 500MB tốc độ cao và 10 phút thoại nội mạng mỗi ngày
Hotline: 9090
Website: https://mobiedu.vn
mobiEdu là bộ giải pháp chuyển đổi số giáo dục toàn diện do MobiFone đầu tư phát triển dành cho cả người dạy và người học, nhà trường và các tổ chức đào tạo. Năm 2021, mobiEdu đã đạt Giải Sao Khuê - giải thưởng về Khoa học và Công nghệ uy tín nhất Việt Nam và giải Vàng Stevie Awards - giải thưởng kinh doanh quốc tế uy tín bậc nhất thế giới. Năm 2022, mobiEdu được vinh dự là Thương hiệu Quốc gia 2022. Giải pháp mobiEdu tiếp cận với hơn 2.000 trường học, hơn 10.000 giảng viên và hơn 200.000 học viên trên toàn thế giới. Với hơn 1 triệu lượt làm bài kiểm tra và hơn 30 nghìn lớp học trực tuyến đã mở, mobiEdu đã nhận được nhiều thư cảm ơn của thầy cô giáo và trường học trên toàn quốc. |
Doãn Phong
" alt=""/>mobiEdu tích hợp ChatGPT, nâng cao trải nghiệm học tậpÔng Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho biết, theo dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm, đến năm 2030, toàn quốc có khoảng 250 cơ sở giáo dục đại học và 50 phân hiệu thuộc 200 cơ sở đầu mối, định hướng phân bố theo các vùng.
Trong đó, khoảng 30 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia, bao gồm 5 đại học quốc gia, 5 đại học vùng và từ 18 đến 20 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ngành quốc gia.
Ngoài các đại học quốc gia, đại học vùng, bản dự thảo của Bộ GD-ĐT cũng đưa ra danh mục quy hoạch 18 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ngành quốc gia đến 2030.
Tọa đàm trở nên sôi nổi khi nhiều đại biểu đại diện cho các trường đại học cho rằng trường mình cũng xứng đáng lọt vào danh sách này với những lý lẽ riêng.
GS.TS Nguyễn Hải Nam, Hiệu trưởng Trường ĐH Dược Hà Nội, cho rằng, các đại học quốc gia, đại học vùng và các trường trọng điểm ngành quốc gia phải là những trường dẫn dắt các trường khác; cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao làm giảng viên ở các trường đại học khác...
Theo ông Nam, hiện nay, ngành dược là một ngành được đánh giá hết sức quan trọng, đặc biệt sau đại dịch Covid-19 vừa qua. “Trong khi toàn quốc chỉ có 1 trường đại học dược duy nhất là Trường ĐH Dược Hà Nội. Trường ĐH Y Hà Nội không có khoa Dược, Trường ĐH Y Dược TPHCM chỉ có khoa Dược,...”.
Ông Nam cho hay, ngoài ra, hiện nay, Trường ĐH Dược Hà Nội cũng đào tạo giảng viên cho hầu hết các trường đại học y dược hoặc khoa dược của các trường khác. “Chưa kể, trong chuẩn quy trình đào tạo, Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT cũng giao Trường ĐH Dược Hà Nội xây dựng chuẩn đào tạo và nhiều công việc khác mang tính chất dẫn dắt, tiên phong. Vì vậy, tôi đề xuất trong danh sách các trường đại học trọng điểm quốc gia bổ sung thêm Trường ĐH Dược Hà Nội”, ông Nam nói.
Ông Đinh Công Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa Hà Nội, nêu quan điểm: “Hiện nay, Bộ VH-TT&DL có 9 trường đại học và 4 học viện về các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, du lịch, thể thao. Tuy nhiên, trong danh mục quy hoạch có đề xuất 2 cơ sở đào tạo thuộc Bộ VH-TT&DL vào nhóm các trường trọng điểm ngành quốc gia. Chúng tôi thấy việc lựa chọn này chưa mang tính đại diện và bao quát trong lĩnh vực VH-TT&DL.
Thứ nhất, nếu nhìn nhận việc quy hoạch trường đại học trọng điểm trong lĩnh vực văn hóa theo cách phân cấp quản lý văn hóa thì lĩnh vực nghệ thuật, Bộ VH-TT&DL có nhiều ngành khác nhau như mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, múa, xiếc... Nếu chọn 2 trường về ngành nghệ thuật và đào tạo đơn ngành như dự thảo (HV Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội - PV) sẽ thiếu các ngành khác...”.
Theo ông Tuấn, nguồn nhân lực về lĩnh vực âm nhạc và sân khấu chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số nguồn nhân lực VH-TT&DL nói chung.
Ông Tuấn cho hay, nếu nhìn nhận việc quy hoạch trường đại học trọng điểm trong lĩnh vực văn hóa cần nhìn nhận khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng. Do đó, ông Tuấn đề xuất lựa chọn và xác định trường trọng điểm về văn hóa theo các tiêu chí: chọn cơ sở đào tạo lĩnh vực văn hóa đa ngành; chọn trường lĩnh vực nghệ thuật có nhiều chuyên ngành nghệ thuật khác nhau; chọn trường lĩnh vực thể thao.
Ngoài ra, ông Tuấn cho rằng, các trường được lựa chọn trọng điểm cần được xem xét, đánh giá đến các tiêu chí như tuyển sinh, đội ngũ giảng viên, quy mô đào tạo, cơ sở vật chất, truyền thống của cơ sở...
Ông Trần Hà Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải, dẫn văn bản năm 2016 trường được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch thành trường trọng điểm quốc gia trong ngành giao thông vận tải theo hướng ứng dụng và công nghệ. Căn cứ vào đó, ông Thanh cho hay, Trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải cũng đề nghị xem xét việc được ban dự thảo đưa vào danh sách quy hoạch các trường đại học ngành trọng điểm.
Lãnh đạo các Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Trường ĐH Mỏ - Địa chất... cũng cho rằng trường mình có đào tạo những ngành, lĩnh vực trọng điểm lần lượt như ngành đào tạo giảng viên/giáo viên nghệ thuật, dầu khí, khai thác tài nguyên khoáng sản,...
Bà Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương, bày tỏ mong muốn việc lựa chọn, đầu tư trường trọng điểm cần đảm bảo được nguyên tắc không tạo nên sự bất bình đẳng trong phát triển giáo dục đại học và căn cứ vào chất lượng đầu ra, khả năng huy động nguồn lực của cơ sở.
“Lịch sử phát triển giáo dục đại học cho thấy một số dự án tập trung đầu tư cho một số trường song trên thực tiễn, trong một thời gian dài chưa cho thấy hiệu quả”, bà Hương nói.
Bà Hương cho rằng, thay vì Bộ GD-ĐT liệt kê các trường vào quy hoạch trọng điểm, cần đưa ra các điều kiện cụ thể để có thể trở thành trường trọng điểm và có cơ chế linh hoạt trong lựa chọn.
“Chúng tôi mong muốn có một cơ chế công bằng để các trường đại học có thể có cơ hội và kể cả không nằm trong danh sách các trường trọng điểm nhưng cũng không bị mất đi lợi thế cạnh tranh”, bà Hương nói.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Ngọc Long, Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải, cũng cho rằng, Bộ GD-ĐT cần xây dựng những tiêu chí cụ thể, để những trường nào đạt được đưa vào.
Nói về việc các trường vào danh sách trọng điểm, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho hay, Bộ GD-ĐT muốn đưa được vào quy hoạch càng nhiều trường càng tốt. “Cả hệ thống giáo dục đại học của chúng ta phải được đầu tư chứ không phải chỉ một số trường trọng điểm. Thế nhưng nếu chúng ta đề xuất nhiều thì không còn là trọng điểm nữa, vì nguồn lực của nhà nước đầu tư vào là có hạn”.
Theo ông Sơn, ở các lĩnh vực, có trường cũng có thành tích rất tốt nhưng cần căn cứ có phải là lĩnh vực trọng điểm mà Nhà nước phải đầu tư hay không. Hiện, theo dự thảo hiện nay, có 30 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia, gồm 5 đại học quốc gia, 5 đại học vùng và từ 18 - 20 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ngành quốc gia.
“Số lượng trường trọng điểm ngành, chúng tôi còn làm việc với các Bộ chủ quản liên quan các ngành. Cần lưu ý nguyên tắc chọn trường trọng điểm quốc gia cũng không phải cho tất cả các ngành. Nếu trọng điểm quốc gia mà tất cả các ngành sẽ không còn là trọng điểm nữa. Trọng điểm ở đây vừa mang tính chất lựa chọn những lĩnh vực, những ngành trọng điểm then chốt bám sát những nghị quyết của Đảng, đặc biệt ưu tiên các trường về lĩnh vực sư phạm, y dược, khoa học công nghệ, pháp luật... không phải chúng ta đưa tất cả các ngành. Tất cả mọi ngành đều quan trọng song cái gì then chốt để tăng trưởng kinh tế, năng suất,... cân nhắc đưa vào”, ông Sơn lý giải.
Ông Sơn cho hay, dự kiến, tuần tới sẽ làm việc với các bộ, ngành về vấn đề này. Nhưng mỗi lĩnh vực cũng chỉ xác định có 1 - 2 trường trọng điểm.
Bộ GD-ĐT sẽ tiếp thu ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo quy hoạch này làm sao chặt chẽ mục đích, mục tiêu của các cơ sở giáo dục đại học trọng điểm, làm rõ hơn các tiêu chuẩn, tiêu chí. "Quy hoạch trọng điểm không phải là cái để công nhận mà xác định trọng điểm để đầu tư".
Ông Sơn cho biết thêm, những trường chưa được đưa vào danh sách trọng điểm ngành quốc gia không có nghĩa là không được đầu tư. “Ở đây là trọng điểm quốc gia, còn từng ngành, từng bộ có thể đề xuất trọng điểm của ngành, của lĩnh vực mình”.