Việt Nam là một quốc gia biển, có vùng biển chủ quyền rộng khoảng một triệu km2, đường bờ biển trải dài hơn 3.260 km, một hệ thống đảo ven bờ và vùng khơi chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng về mặt an ninh quốc phòng cũng như kinh tế - xã hội của đất nước.
![]() |
"Biến động môi trường lớp phủ và Giải pháp phát triển bền vững tại các đảo san hô khu vực quần đảo Trường Sa" giới thiệu đặc trưng lớp phủ san hô khu vực quần đảo Trường Sa...(Ảnh: Ngọc Hiền). |
Trong đó, quần đảo Trường Sa thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, cũng có một vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển và bảo vệ an ninh quốc phòng Việt Nam.
Nhằm cung cấp tư liệu nghiên cứu về vùng biển quần đảo Trường Sa nói riêng và tư liệu biển Việt Nam nói chung, cuốn sách Biến động môi trường lớp phủ và Giải pháp phát triển bền vững tại các đảo san hô khu vực quần đảo Trường Sa của Tiến sĩ Đỗ Huy Cường được nỗ lực thực hiện.
Nội dung chính xuyên suốt 382 trang sách là những kiến thức khoa học về biển đảo và biến động môi trường biển đảo tại các đảo san hô khu vực quần đảo Trường Sa, Việt Nam như: Đặc trưng lớp phủ san hô khu vực quần đảo Trường Sa, đặc điểm thủy thạch động lực và quá trình vận chuyển trầm tích khu vực đảo nổi lớn; đặc điểm địa chất liên quan đến biến động đường bờ đới phá hủy xung quanh yếu gây nên xói lở đảo, sạt lở bờ kè; những bất đồng nhất địa chất tầng nông, đặc trưng quang phổ và giải pháp phát triển bền vững tại các đảo san hô khu vực quần đảo Trường Sa.
Tài liệu, thông tin trong cuốn sách là một phần kết quả tổng hợp từ các đề tài cấp nhà nước. Đồng thời, nằm trong Bộ Sách chuyên khảo về Biển, đảo Việt Nam của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cuốn Biến động môi trường lớp phủ và Giải pháp phát triển bền vững tại các đảo san hô khu vực quần đảo Trường Sa và cả bộ sách nói chung đều góp phần đáp ứng nhu cầu to lớn về tư liệu biển.
Bộ sách cũng góp phần thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc phòng biển, các hoạt động khai thác, quản lý, bảo vệ tài nguyên môi trường biển cũng như thực hiện các nhiệm vụ lớn của chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tình Lê
Sách 'Tên tự, tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam' giải thích ngọn nguồn cách đặt tên tự, tên hiệu, biệt hiệu, đồng thời chỉ ra mối quan hệ, ý nghĩa và cách sử dụng chúng.
" alt=""/>Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường SaÁi Phương đang đọc những cuốn sách nào gần đây?
- Tôi đang đọc cuốn Khi mọi điểm tựa đều mất - Happy For No Reason của Marci Shimoff và Carol Kline, Lựợc sử loài người - Sapiens của Yuval Noah Harari, Cha mẹ độc hại - Toxic Parents của Susan Forward và Craig Buck cùng một số quyển khác nữa.
Chị có tìm thấy lời khuyên nào từ sách?
- Khi gặp vấn đề khó khăn trong cuộc sống, tôi sẽ chọn nghỉ ngơi, tránh suy nghĩ nhiều vì những lúc như vậy chúng ta không đưa ra giải pháp mà thường chỉ nghĩ đến tiêu cực mà thôi. Lúc cảm thấy tâm trí cân bằng hơn, tôi sẽ chọn cách nói ra, xin lời khuyên của những người thân tín, tìm sự tư vấn đến từ các chuyên gia trong lĩnh vực mình gặp khó khăn. Tôi không xem sách là cẩm nang giải quyết vấn đề tức thời, tôi đọc những cuốn sách để giúp mình để có cái nhìn khách quan hơn trong mọi vấn đề.
Những quyển sách tôi đọc đa phần được đúc kết từ kinh nghiệm của một nhân vật. Việc đọc sách giống như tham khảo ý kiến của một ai đó đi trước, từng trải qua, có kinh nghiệm.
![]() |
Ái Phương: "Tôi thấy mình hạnh phúc hơn, điềm tĩnh hơn, nhiều năng lượng tích cực, hứng thú khám phá thế giới hơn". |
Thói quen đọc sách của chị bắt đầu từ khi nào?
- Trước đây vài năm không có đâu. Tôi vốn là một người nhiều năng lượng, khó ngồi yên nên thường thích xem và nghe nhiều hơn đọc. Những năm gần đây mình bắt đầu sống chậm hơn, học cách tập trung, rèn luyện tính kỷ luật và thói quen đọc sách ra đời.
Mình nhận thấy thói quen đọc sách hỗ trợ tốt cho bản thân, từ cách cảm nhận sâu sắc hơn cũng như rèn luyện được tính tập trung và kiên nhẫn hơn. Tôi tiếc và ước gì mình nên bắt đầu thói quen này từ sớm hơn nữa.
Trong những cuốn sách kể trên, chị ấn tượng với cuốn sách nào nhất?
- Ba cuốn đề tựa mình nhắc ở trên chính là những cuốn sách gây ấn tuợng mạnh nhất cho mình. Ở độ tuổi này, tôi quan tâm và tò mò về tâm lý, về lịch sử con người và về cốt lõi của hạnh phúc. Bằng cách hiểu được lịch sử, bản chất chúng ta mới có thể phát triển tiếp để thụ hưởng được cái gọi là hạnh phúc thật sự.
Con người luôn đi tìm bản chất của hạnh phúc. Chị đã tìm thấy gì từ những cuốn sách đó?
- Với cuốn “Khi mọi điểm tựa đều mất - Happy For No Reason”, nó chỉ ra cho chúng ta thấy là thực ra hạnh phúc được quy định bởi: 50% do gen, 40% do kết quả của cảm giác, suy nghĩ, ngôn từ, hành động, chỉ có 10% đến từ sự giàu có, tình trạng hôn nhân hay công việc.
Tôi đang dành thời gian để nghiên cứu nội tâm của mình, lắng nghe các cảm giác của mình, dù chỉ là một cảm xúc nhỏ nhất. Đây là cách tôi chăm sóc tinh thần của bản thân nhiều hơn. Hạnh phúc thực ra là do tự thân thấy vừa đủ, thấy hài lòng.
Chị có thấy mình chuyển biến tích cực hơn?
- Tôi thấy mình hạnh phúc hơn, điềm tĩnh hơn, nhiều năng lượng tích cực, hứng thú khám phá thế giới hơn.
![]() |
Ái Phương: "Đọc sách đòi hỏi sự tập trung vì vậy nó giữ cho tâm trí yên tĩnh, khoẻ mạnh hơn". |
Đọc sách giữ cho tâm trí yên tĩnh, khoẻ mạnh hơn
Chị có thể chia sẻ với độc giả đoạn trích đáng nhớ nhất?
- “Những năm tháng đáng nhớ và có ý nghĩa nhất trong đời là khoảng thời gian bạn tự chủ và kiểm soát được những vấn đề của mình. Bạn không đổ lỗi cho số phận hay bất kỳ ai. Bạn là người chịu trách nhiệm cho chính cuộc đời mình.” - Albert Ellis (trích trong quyển Khi mọi điểm tựa đều mất- Happy For No Reason)
Những người xung quanh chị thì sao? Họ có hay đọc sách?
- Tôi có một nhóm bạn thân cũng là những người thích đọc sách, ham học hỏi, thích khám phá thế giới. Chúng tôi hay nói với nhau về những quyển sách mới mua, đang đọc hay đã đọc, tuỳ vào sở thích mà sẽ mua những quyển sách phù hợp và chia sẻ với nhau sau khi đọc. Khi chúng ta lớn lên, rõ ràng có rất nhiều muộn phiền, so sánh, kỳ vọng và sự không thoải mái. Đọc sách đòi hỏi sự tập trung vì vậy nó giữ cho tâm trí yên tĩnh, khoẻ mạnh hơn.
Lợi ích như vậy, chị có từng tặng sách cho bạn bè/người thân thay cho những món quà khác?
- Có chứ. Thi thoảng tôi cùng đi nhà sách với bạn bè, thậm chí tặng sách cho bạn bè. Cũng tuỳ vào tính cách và nhu cầu, tôi sẽ tìm tặng những quyển sách khác nhau.
Tò mò một chút, việc đọc sách trong gia đình chị diễn ra như thế nào?
- Cha của tôi là giảng viên ĐH Kinh tế Luật - Đại học Quốc gia. Cha cũng là người ham học và tập cho con cái có thói quen tự đọc và tự học. Trong nhà từ bé đã có rất nhiều sách về văn hoá xã hội, văn hoá Việt Nam, sách lịch sử và sách ngoại ngữ. Nhờ những mùa hè bị kèm cặp tự học tiếng Anh qua sách mà lớn lên tôi đã có thể sử dụng tiếng Anh khá thoải mái khi chưa từng được theo học qua các trung tâm anh ngữ.
Nếu như ngày xưa mình ghét bị kèm cặp, chỉ chực chờ giấu sách đi thì giờ càng lớn càng đầu tư về mảng này cho bản thân. Ngẫm lại, tôi cảm thấy mình và em trai khá may mắn.
Bật mí một xíu là sau những mùa hè tự học khắc nghiệt hiện tại em trai tôi cũng đã trở thành một giáo viên tiếng Anh (cười)
![]() |
Một số cuốn sách Ái Phương yêu thích. |
Một số cuốn sách tâm đắc chị sẽ giới thiệu cho độc giả?
- Vì bản thân rất quan tâm đến tinh thần, chữa trị vết thương, hoàn thiện và hướng tới giá trị hạnh phúc nên đây là những quyển sách tôi gợi ý cho các bạn đọc thử: Nếu biết trăm năm là hữu hạn (Phạm Lữ Ân), Năm ngôn ngữ tình yêu (Gary Chapman), Khi mọi điểm tựa đều mất ( Happy For No Reason) - Marci Shimoff, Carol Kline, Nhà giả kim (The Alchemist)- Paulo Coelho, Lắng nghe như một chú chó (Listen Like A Dog) - Jeff Lazarus.
Trần Sam
Dương Cẩm Lynh nói, nhiều gia đình ở Việt Nam vẫn chú trọng đến việc làm tủ trưng rượu hay đồ quý giá hơn là việc làm giá sách cho con cái và gia đình.
" alt=""/>Ái Phương: Đọc sách giúp tôi hạnh phúc, nhiều năng lượng tích cực hơn!Chiều 18/11, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì kết hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ trao giải báo chí về chủ đề Văn hoá ứng xử. 37 tác phẩm xuất sắc từ 8 cơ quan báo chí được trao giải báo chí văn hoá ứng xử
VietNamNet xin trích đăng lại các tác phẩm đoạt giải để nhân rộng hơn nữa kết quả tốt đẹp của giải báo chí Văn hoá ứng xử lần đầu được tổ chức.
Loạt bài Văn hoá công sở - Văn hoá người Hà Nội do nhóm tác giả Kiều Duy Chánh, Cù Xuân Trường, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Hồ Hải Hà báo Hà Nội mới thực hiện đoạt giải Nhất giải báo chí Văn hoá ứng xử.
Bài 2: Câu chuyện về nhận thức và ý thức
Với mục tiêu lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp tăng cường kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, lan tỏa văn hóa ứng xử đến mọi tầng lớp nhân dân. Chuyển động bước đầu hết sức tích cực, nhưng để được như kỳ vọng, vẫn cần những giải pháp căn cơ cho câu chuyện về nhận thức và ý thức.
Vẫn còn cán bộ thiếu tinh thần phục vụ
Giống với câu chuyện “kiến nghị ba năm chưa được giải quyết” của gia đình ông Nguyễn Văn Hậu mà Báo Hànộimới đã đề cập ở bài trước (số ra ngày 2/8), trên địa bàn Hà Nội, còn không ít trường hợp tương tự, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người dân, là nguồn cơn cho những bức xúc, kéo theo nhiều hệ lụy.
Ngày 2/4/2019, chị Nguyễn Thị Hòa ở phường Mộ Lao và chị Nguyễn Thị Vân ở phường Phú La (quận Hà Đông) đăng ký trực tuyến tại bộ phận “một cửa” của Sở Y tế Hà Nội để được cấp giấy chứng nhận hành nghề y. Sau 3 ngày, hệ thống xác nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, đề nghị chờ kết quả. Chờ mãi không thấy thông tin gì, đến cuối tháng 6/2019, chị Hòa và chị Vân đã đến Sở Y tế Hà Nội hỏi thì mới biết, giấy chứng nhận hành nghề y của hai chị đã được ký duyệt từ ngày 8/4, trước đó gần 3 tháng. Chị Hòa bức xúc: “Theo quy định, việc cấp giấy chứng nhận hành nghề y có thời hạn giải quyết là 10 ngày, nếu không có vướng mắc về hồ sơ, thủ tục. Bộ phận tiếp nhận có trách nhiệm thông báo kết quả cho công dân. Vậy nhưng, chẳng hiểu sao họ lại “bỏ quên” trách nhiệm của mình. Phải chăng đó là sự vô cảm, thiếu tinh thần phục vụ?”.
Trước đó, chỉ trong một buổi sáng, anh Nguyễn Đức Long (phường Quang Trung) phải chạy đi, chạy lại tới 4 lần để hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đăng ký xe máy tại Công an quận Hà Đông, mà vẫn không xong. Anh Long cho biết: “Mặc dù đã khai đầy đủ thông tin cá nhân ghi trên căn cước công dân, thế nhưng mỗi lúc, Công an quận Hà Đông lại bảo thiếu thông tin trên một loại giấy tờ khác nhau, yêu cầu tôi bổ sung. Sang đến buổi chiều, giấy tờ tiếp tục bị trả lại, khiến tôi rất mệt mỏi. Tại sao không hướng dẫn luôn một lần để người dân không mất công, mất việc?”.
Cũng năm lần, bảy lượt bổ sung giấy tờ cho thủ tục cấp lại giấy khai sinh, anh Nguyễn Phúc Tiến (xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây) than thở: “Gần tháng nay, mỗi lúc nhân viên bộ phận “một cửa” UBND xã Cổ Đông yêu cầu một loại giấy tờ, từ giấy chứng tử của bố, chứng minh thư của mẹ, sổ hộ khẩu… Gần đây nhất (ngày 10/7), tôi đến UBND xã hỏi, cán bộ ở đây bảo thủ tục đã xong, nhưng đã hết mẫu bản chính giấy khai sinh, nên phải chờ tiếp”.
Những câu chuyện như trên đã được người dân phản ánh tại nhiều hội nghị, diễn đàn. Tại hội nghị tiếp xúc cử tri quận Cầu Giấy, trước kỳ họp thứ chín, HĐND thành phố Hà Nội khóa XV ngày 17/6, ông Nguyễn Ngọc Đồng (chung cư B1, Khu đô thị Nam Trung Yên) bày tỏ: Nhiều năm nay, người dân bức bối trước tình trạng phương tiện giao thông dừng đỗ lộn xộn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tại Khu đô thị Nam Trung Yên. Dù chúng tôi đã liên tục kiến nghị với các cơ quan chức năng, song tình trạng này vẫn chưa được khắc phục. Một trường hợp khác là thang máy chung cư bị hỏng kéo dài, khiến đời sống người dân bị đảo lộn, nhưng cũng phải mất gần 7 tháng “kêu cứu”, đơn vị có trách nhiệm mới vào cuộc.
Cũng về việc chậm giải quyết những đề xuất từ cơ sở, ông Phạm Văn Minh (phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy) bày tỏ: “Cắm biển cấm dừng, đỗ là một trong những giải pháp hữu hiệu để bảo đảm trật tự giao thông. Tuy nhiên, có trường hợp, từ thời điểm đề xuất đến khi thực thi, mất tới 3 năm… Vậy trách nhiệm của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng và tinh thần làm việc của cán bộ phụ trách trong những trường hợp này đến đâu?” - Ông Minh đặt câu hỏi.
Và những nguy cơ tiềm ẩn...
Với những quy định mới, nhất là việc “Chứng thực không phụ thuộc vào nơi cư trú của người có yêu cầu”, thời gian giải quyết được rút ngắn, Nghị định 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch đã góp phần không nhỏ trong việc cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt phiền hà cho người dân. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế, thậm chí tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Trong vai người dân đi làm thủ tục chứng thực, phóng viên Báo Hà nội mới đã đến nhiều điểm giao dịch “một cửa” của các xã, phường và nhận thấy một tình trạng khá phổ biến là nhân viên chứng thực không trả biên lai cho người chứng thực. Cụ thể, sáng 25/6, tại bộ phận “một cửa” UBND phường Văn Miếu (quận Đống Đa), sau khi trả kết quả và thu tiền, nhân viên không đưa biên lai cho khách. Cùng ngày, tại bộ phận "một cửa" các phường: Phạm Đình Hổ (quận Hai Bà Trưng), Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm)…, cũng có tình trạng nêu trên. Hiện tượng tương tự cũng diễn ra tại xã Phụng Thượng (huyện Phúc Thọ) vào chiều 10-7. Điều đáng nói, cả 3 lần thực hiện thủ tục chứng thực tại bộ phận "một cửa" của phường Nam Đồng (quận Đống Đa) vào các ngày 11, 12, 22/7, dù lãnh đạo UBND phường có mặt tại đây, quy định về trả biên lai vẫn không được thực hiện.
Một thực tế khác, dù lệ phí chứng thực đã được niêm yết công khai, song ở không ít nơi, tình trạng lạm thu vẫn xảy ra. Ngày 25/6, tại phường Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm), người trả kết quả thu tiền chứng thực giấy khai sinh lấy số tiền gấp đôi so với quy định; thu tiền chứng thực sổ hộ khẩu với số trang nhiều hơn thực tế. Ở phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy) cũng có hiện tượng như vậy...
Trao đổi với phóng viên Báo Hà nội mới, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thanh Cao cho biết, tình trạng ghi - thu không rõ ràng, có thể gây thất thoát cho ngân sách nhà nước. “Với trách nhiệm hướng dẫn về nghiệp vụ, chúng tôi đã ban hành khoảng 300 văn bản để chỉnh đốn, nhắc nhở các quận, huyện, thị xã ghi và trả biên lai thu lệ phí cũng như thường xuyên kiểm tra đột xuất, định kỳ nhằm ngăn chặn những nguy cơ trục lợi từ việc chứng thực. Tuy nhiên, bên cạnh các đơn vị nghiêm túc chấp hành, vẫn còn những nơi phớt lờ các quy định” - Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thanh Cao chia sẻ.
Thực tế, nhiều vụ việc cố tình “phớt lờ” quy định pháp luật ở một số nơi đã được phát hiện, xử lý thông qua các đợt kiểm tra định kỳ, đột xuất của thành phố và các sở, ngành, như: Không thực hiện tiếp nhận thủ tục, giấy tờ tại bộ phận “một cửa” của xã Cam Thượng, huyện Ba Vì; tiến hành chứng thực khi không đủ thủ tục, giấy tờ cần thiết ở xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức… Câu hỏi đặt ra là: Phải chăng vẫn có một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa nhận thức đầy đủ về việc bồi đắp văn hóa công sở, tự “tách rời” khỏi nỗ lực nâng cao trách nhiệm công vụ mà thành phố đang triển khai, nhằm tạo động lực mới cho sự phát triển?
Đề cập đến vấn đề này, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Thăng Long Nguyễn Viết Chức cho rằng, văn hóa công sở không thể cân đong, đo đếm mà trực tiếp hình thành từ trong nhận thức, ý thức của mỗi người, là giá trị, động lực thúc đẩy thái độ ứng xử, tinh thần làm việc ở mỗi cá nhân. Cùng với nền tảng văn hóa, giáo dục, môi trường làm việc với những chuẩn mực văn hóa và vai trò nêu gương của người đứng đầu có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành, bồi đắp văn hóa công sở.
Bài 3: Môi trường công sở - chuẩn mực văn hóa
Theo HaNoimoi
37 tác phẩm xuất sắc từ 8 cơ quan báo chí được trao giải báo chí về chủ đề 'Văn hoá ứng xử'.
" alt=""/>Bài 2: Câu chuyện về nhận thức và ý thức