Mặc dù được đánh giá cao hơn đối thủ trước khi trận đấu diễn ra, thế nhưng KT lại bị khớp tâm lí và để đối thủ đánh bại ở game 2 chỉ sau chưa đầy 30 phút thi đấu. Viễn cảnh về một trận thua trắng trước SKT đã bắt đầu hiện ra trong mắt các thành viên KT.
Bình luận viên Christopher “PapaSmithy” Smith khi ấy đã nhận xét: “Với đà này, KT có được một game thắng danh dự đã là rất thành công rồi”. Phần lớn người hâm mộ cũng đồng tình và thậm chí còn tin rằng SKT sẽ có chiến thắng 3-0 chóng vánh.
\
Huấn luyện viên Choi “L.i.E.S” Byung-Hoon của SKT cũng đã khẳng định: “Mỗi khi đối đầu với KT thì chúng tôi luôn có lợi thế, vì áp lực của họ khi gặp đội tôi lớn hơn áp lực của chúng tôi khi gặp họ”.
Nếu như đã theo dõi SKT thi đấu từ lâu, chắc chắn trong đầu các bạn sẽ văng vẳng một suy nghĩ:” Đừng bao giờ cá SKT thua”. Gần đây nhất, ở trận chung kết LCK mùa Xuân năm nay, mặc dù bị đánh giá yếu hơn đối thủ ROX Tigers nhưng SKT vẫn trình diễn một sức mạnh vô cùng khủng khiếp và giành chiến thắng 3-1 chung cuộc. Bản lĩnh của nhà vô địch đơn giản là quá lớn!
Tuy nhiên, lần này thì khác. Tưởng như KT đã buông xuôi sau khi để thua 0-2, thế nhưng họ lại vùng lên cực kì mạnh mẽ. Thắng ngược 3 – 2 để tiến vào trận Chung Kết, KT đã khiến SKT phải nếm trải cảm giác cay đắng của sự thất bại. Tuy nhiên, may mắn cho Faker và những người đồng đội, ROX Tigers đã giành chiến thắng ở trận Chung Kết, qua đó gián tiếp đưa SKT đến với CKTG nhờ số điểm tích lũy vượt trội.
Vì hệ thống điểm tích lũy có phần chưa thỏa đáng, vậy nên hạt giống số 2 của một khu vực thường bị đánh giá thấp hơn so với hạt giống thứ 3. Tuy nhiên, SKT muốn chứng minh rằng định kiến này là hoàn toàn sai lầm.
Thử thách trước mặt nhà đương kim vô địch thế giới sẽ là rất lớn, khi mà ROX Tigers mới là đội tuyển giành được nhiều sự chú ý nhất chứ không phải họ. Người ta đã không còn bàn tán về SKT rộn ràng như trước, đặc biệt là sau phong độ có phần giảm sút của họ so với thời gian diễn ra MSI cũng như nửa đầu giai đoạn mùa Hè.
Ngay đến Samsung Galaxy, một đội tuyển có đội hình thua kém SKT rất nhiều, cũng giành được những sự kính trọng nhất định từ các đối thủ sau kì tích thắng KT 3-2 của họ ở vòng loại khu vực Hàn Quốc. Trong 3 đại diện của LCK lần này, SKT chính là đội “im hơi lặng tiếng” nhất.
SKT bây giờ đã không còn là cỗ máy hủy diệt như SKT năm 2015 nữa. Có vô số những lí do vì sao họ sa sút, và một trong số đó xuất phát từ chính khu rừng của họ.
Suốt từ giai đoạn mùa Xuân năm nay, đến tận MSI và gần như toàn bộ giai đoạn mùa Hè, Blank luôn là người thu hút mọi lời chỉ trích từ phía dư luận. Mặc dù toàn đội đều có các hạn chế riêng, tuy nhiên những sai lầm của Blank là dễ nhận thấy nhất: Gank lỗi, giao tranh lỗi, cái gì cũng…lỗi. Sau màn thể hiện kém cỏi của anh ở vòng bảng MSI, nhiều người còn đồn đoán rằng ban huấn luyện SKT sẽ phải dùng tới lão tướng Bae “bengi”Seong-woong để thay thế cho Blank.
Tuy nhiên, những số liệu về Blank và bengi trong 2 mùa giải 2016 và 2015 đã chỉ ra rằng Blank không quá “tạ” như mọi người vẫn nghĩ. Ở mùa giải năm ngoái, những chỉ số cực kì ấn tượng của bengi, bao gồm KDA và vàng chênh lệch so với đối phương ở phút thứ 10, đều lớn hơn so với thực tế vì khi ấy SKT quá mạnh và luôn đè đối phương ở tất cả các vị trí.
Thay vào đó, do SKT đã không còn bá đạo như xưa khiến Blank có phần thua thiệt hơn người đàn anh rất nhiều. Nhưng nếu để ý kĩ, ta có thể thấy rằng Blank còn tham gia vào nhiều mạng hạ gục hơn so với bengi, với 70,3% so với 64,4%.
Còn nhớ vào mùa hè năm ngoái, trong khi Faker luôn cố đè đường đối phương thì bengi chỉ chăm chú cắm mắt và “cắm trại” cho đường trên là Jang “MaRin” Gyeong-hwan. Với 0.94 mắt cắm mỗi phút, có vẻ như bengi đảm nhận nhiệm vụ quản lí tầm nhìn tốt hơn là Blank.
Thế nhưng, các bạn đừng để những con số đánh lừa mình! Ở giai đọan mùa Hè năm nay, Blank chính là người cắm trung bình nhiều mắt nhất mỗi phút với chỉ số là 0.87. Xét về thực tế thi đấu, Blank đã làm tốt không kém gì bengi, và con số thấp hơn là do lượng mắt trung bình ở LCK cũng đã giảm đi đáng kể so với năm ngoái.
Vậy điều này có nghĩa là Blank đáng được khen ngợi? Hoàn toàn không, anh ta vẫn là tuyển thủ có màn trình diễn kém cỏi nhất trong đội hình SKT. Tuy nhiên, bảng thông số trên đã lí giải lý do vì sao Blank lại gặp nhiều khó khăn khi thi đấu đến như vậy. Và trớ trêu thay lí do ấy lại đến từ điểm mạnh nhất của SKT.
SKT là đội tuyển luôn vận hành quanh người đi đường giữa Lee “Faker” Sang-hyeok. Không thể trách họ ở điểm này được, vì Faker là người chơi vĩ đại nhất của LMHT từ trước đến nay và tập trung tất cả tài nguyên vào anh là điều hợp lí. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc SKT sẽ phải vận hành khác với các đội khác. Đã có nhiều thời gian, họ phải bất chấp meta để lấy cho Faker những vị tướng thuận tay nhất, với mong muốn anh sẽ thắng đường và lăn cầu tuyết từ đó.
Một cá nhân cực kì quan trọng trong kế hoạch này chính là bengi – cánh tay phải của Faker suốt từ năm 2013. Với khả năng hỗ trợ những người đồng đội bất cứ lúc nào và giúp họ tỏa sáng, anh đã trở thành chuẩn mực cho những người đi rừng khi ấy.
Nói không ngoa thì Faker và bengi có mối quan hệ “cộng sinh” với nhau. Khi bengi cắm mắt kiểm soát tầm nhìn, Faker có thể thoải mái đẩy đường mà không sợ bị gank, trong khi đó bản thân bengi có thể đi hỗ trợ những đường khác hoặc đi dọn quái rừng. Lối đánh điềm đạm và đầy tính toán của bengi hòa hợp một cách cự c kì tuyệt vời với phong cách hổ báo của Faker, 2 người sớm trở thành một cặp bài trùng đưa SKT đến với thành công.
Khi mà bengi đã không còn trong đội hình chính, có vẻ như SKT muốn Blank thi đấu đúng với phong cách của người tiền nhiệm. Thế nhưng, Blank vẫn luôn muốn mình là người gánh đội với những vị tướng như Graves hay Kindred, điều mà hệ thống của SKT không ủng hộ. Có vẻ như một khi Faker vẫn còn trong đội hình thì dù là ai đi rừng đi chăng nữa, người đó cũng phải hạ mình và dồn hết sự chú ý để hỗ trợ cho đường giữa.
Trong trận thua trước KT, Blank một lần nữa thể hiện sự thiếu kiềm chế cũng như hổ báo thái quá của mình. Kết hợp với Faker cũng “hăng máu” không kém, đây như là một con dao hai lưỡi cho SKT vậy. Chưa hết, người đi đường trên Duke cũng có rất nhiều pha Dịch chuyển lỗi và khiến đồng đội mình liên tiếp phải mất mạng trong những pha giao tranh nhỏ lẻ. Dù SKT luôn có một tấm “thẻ bảo hiểm” là xạ thủ Bang vào cuối trận, sự lạc lõng giữa đường giữa và người đi rừng vẫn đang khiến cho SKT gặp vô vàn khó khăn ở đầu trận.
Điểm mạnh lớn nhất của SKT vào lúc này, và cũng là điểm mà họ phải khai thác càng nhiều càng tốt, chính là những người đi đường đơn xuất sắc. Ngoài Faker và bộ đôi Bang/Wolf vô cùng chắc chắn, Duke cũng là đường trên có kĩ năng cá nhân tốt nhất nhì ở LCK. Ở một meta coi trọng việc đi đường như hiện nay, thắng đường gần như đồng nghĩa với thắng cả trận đấu. Nếu lăn cầu tuyết đủ mạnh, SKT có thể sẽ khiến đối phương phải đầu hàng sớm và bù đắp cho những sai lầm của Blank.
Dù không phải là ứng cử viên sáng giá nhất ở CKTG năm nay, nhưng đừng quá ngạc nhiên nếu như suy nghĩ này lại lóe lên trong đầu bạn: “Đừng bao giờ cược SKT thua!”
Bi Boyz
" alt=""/>[CKTG 2016] Đừng bao giờ đánh cược rằng SKTT1 sẽ thuaSự phấn khích tột đỉnh đột nhiên tan biến khi mà vị tướng Aurelion Sol dính lỗinghiêm trọng và trận đấu buộc phải làm lại.
Đây không phải là lần đầu tiên TSM rơi vào tình trạng tương tự. Họ cũng là những người trực tiếp phải làm lại một ván đấu trong trận Bán kết LCS Bắc Mỹ với Counter Logic Gaming khi mà Aurelion Sol cũng dính một lỗi giống hệt. Đó không phải là lỗi của TSM, chắc chắn rồi. Nhưng đây phải khẳng định, trách nhiệm thuộc về Riot Games.
Thật khó để phản kháng lại những vấn đề đột nhiên xảy ra trong quá trình thi đấu, nhưng trong tất cả các nhà phát triển liên quan tới các bộ môn lớn trong thể thao điện tử, Riot đang khiến tất cả phải bực mình nhất.
Vấn đề quan trọng nhất khi làm lại một trận đấu đương nhiên liên quan tới lượt Cấm/Chọn. RNG có được Lee Sin ngay trong lượt lựa chọn đầu tiên, TSM quyết định thay thế bằng Orianna bởi Cassiopeia (vị tướng thuộc về họ ở trận đấu lỗi trước đó) đã được RNG nhấp chuột ở lượt thứ hai. Đại diện số một của Bắc Mỹ mất đi lợi thế vốn có, và buộc phải dành một lượt cấm cho vị tướng mà đội tuyển Trung Quốc có lẽ là không có ý định sử dụng. Nhưng nhìn chung, chiến thuật Cấm/Chọn của hai đội đã bị “lộ bài” vì lý do khách quan.
RNG vẫn cho thấy đẳng cấp của họ ngay cả khi trận đấu buộc phải làm lại. Tuy nhiên, lỗi hiển thị hình ảnh của Aurelion Sol không chỉ ảnh hưởng tới duy nhất một trận đấu. Mà Ác Long Thượng Giới đã chính thức bị vô hiệu hóa ở Ngày 2 & 3 tại CKTG 2016 – khiến cho những đội tuyển dành ra rất nhiều thời gian để tập luyện, nắm bắt cơ chế, xây dựng đội hình xung quanh vị tướng này giờ sẽ “đổ sông đổ biển”.
HLV Trưởng của CLG, Tony “Zikz” Gray, hẳn là người đang cảm thấy đau đầu nhất sau sự cố này. Không hề có bí mật về chuyện người đi đường giữa Choi “Huhi” Jae-hyun thường xuyên sử dụng Aurelion Sol, một lựa chọn đã bị vô hiệu hóa. Đội tuyển của anh sẽ lần lượt chạm trán với Albus NoX Luna và ROX Tigers ở hai Ngày 3 & 4 – hai trận đấu mang tính bước ngoặt ảnh hưởng trực tiếp tới cục diện của Bảng A.
HLV Trưởng của CLG, Tony “Zikz” Gray, hẳn là người đang cảm thấy đau đầu nhất sau sự cố này. Không hề có bí mật về chuyện người đi đường giữa Choi “Huhi” Jae-hyun thường xuyên sử dụng Aurelion Sol, một lựa chọn đã bị vô hiệu hóa. Đội tuyển của anh sẽ lần lượt chạm trán với Albus NoX Luna và ROX Tigers ở hai Ngày 3 & 4 – hai trận đấu mang tính bước ngoặt ảnh hưởng trực tiếp tới cục diện của Bảng A.
Nhưng không riêng gì CLG, nhiều đội tuyển khác áp dụng lối chơi và chiến thuật xoay quanh Aurelion Sol hẳn đang “sốt xình xịch” chưa biết bao giờ Ác Long Thượng Giới mới được mở khóa.
Đây là CKTG: giá trị tiền thưởng hai triệu USD cho các đội tham dự, và đây cũng là sân khấu cạnh tranh đỉnh cao nhất của bôn môn LMHT. Đây là lí do mà các tuyển thủ luyện tập ngày qua ngày, và nó đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những dòng mã lỗi.
Trường hợp này thường không xảy ra ở các giải đấu lớn. Các trận đấu đỉnh cao thuộc giải đấu CS:GOkhông có các loại vũ khí lỗi, buộc phải làm lại trận đấu hay vô hiệu hóa khẩu súng nào cả. Dota 2, tựa gameMOBA luôn so kè với LMHTtrên mọi mặt trận, chắc chắn là cũng chẳng bao giờ dính lỗi lớn tương tự ở tất cả các giải đấu lớn trải dài xuyên suốt trong năm.
Vậy LMHTthì sao?
Trên trang Twitter cá nhân của Zikz, anh đã nhận được rất nhiều thông tin, ý kiến phản hồi từ phía người hâm mộ về lỗi liên quan tới Aurelion Sol. Nhưng vấn đề ở đây là, tại sao các vị tướng không được kiểm tra kỹ càng trước khi CKTG khởi tranh?
Giờ thì, Riot không còn lựa chọn nào khác và buộc phải vô hiệu hóa vị tướng ở giai đoạn đầu của vòng bảng. Và liệu sự thiếu vắng của Aurelion Sol trên sân khấu CKTG ảnh hưởng thế nào tới 16 đội tham dự thì chúng ta vẫn phải chờ đợi ít nhất là Ác Long Thượng Giới được mở lại và vòng bảng khép lại vào ngày 10/10 tới đây.
June_6th
" alt=""/>[CKTG 2016] Lỗi tướng không nên xuất hiện tại các giải đấu lớn!Khi các tuyển thủ giỏi nhất ở mọi khía cạnh tụ hội tại San Francisco để khai màn giải đấu CKTG 2016 vào ngày mai (30/9), thì hẳn tất cả người hâm mộ đang tranh cãi gay gắt xem ai mới là số một. Có lẽ không ngạc nhiên cho lắm, những số liệu thống kê được Riot Games cung cấp cho thấy những tuyển thủ gây ra nhiều sát thương nhất đều tới từ các đội tuyển hàng đầu.
Các con số được tổng kết sau tất cả các trận đấu ở giai đoạn Mùa Hè, bao gồm vòng bảng, vòng play-off và Vòng loại Khu vực. Xạ thủ Junsik "Bang" Bae của SK Telecom T1 đang là người dẫn đầu danh sách với trung bình 738,2 sát thương mỗi phút.
Thực tế, tất cả những tuyển thủ có tên trong top 5 đều là xạ thủ. Sau Bang, là Hyeokgyu “Deft” Kim (719,2) của EDward Gaming và Jian "Uzi" Zi-Hao (705,1) bên phía Royal Never Give Up. Hai người còn lại lần lượt là Jesper "Zven" Svenningsen (693,6) của G2 Esports và xạ thủ của ROX Tigers, Jong In "PraY" Kim (676,9).
Tuyển thủ duy nhất tiệm cận với năm người trên mà không phải là xạ thủ, bạn đoán ra rồi đó, Sanghyeok "Faker" Lee – tuyển thủ đường giữa của SKT T1. Faker chỉ kém PraY đúng một điểm và xếp trên người đi đường giữa khác cũng tới từ Hàn Quốc là Minho “Crown” Lee của Samsung Galaxy.
Người đi đường giữa của Team SoloMid, Søren “Bjergsen” Bjerg gây ra 612,5 sát thương mỗi phút, biến anh ta trở thành tuyển thủ LCS Bắc Mỹ duy nhất nằm trong top 3 đồng nghiệp thi đấu cùng vị trí.
Trong khi lượng sát thương gây ra đang bị xạ thủ và đường giữa áp đảo, tuyển thủ đường trên Kyungho "Smeb" Song của ROX lại đang nổi trội theo cách của anh ta. 502,3 sát thương mỗi phút của Smeb cao hơn khoảng 10% với những người đi đường trên khác, và đó chính là một trong những lí do cơ bản để Riot xếp MVP của LCK của cả mùa giải 2016 là tuyển thủ số một tại CKTG 2016.
Kém Smeb khá nhiều lần lượt là Hoseong “Duke” Lee (457,9) của SKT T1 và Hyeongseok "Looper" Jang (419,4) bên phía RNG.
Ở vai trò đi rừng, đồng đội của Smeb tại ROX, Wangho “Peanut” Han đang đứng đầu với con số 392,3. Theo sau tuyển thủ trẻ tuổi này là Hao Hsuan “Karsa” Hung (372,5) của Flash Wolves và MVP mùa giải 2016 của LCS Châu Âu, Kang Yun "Trick" Kim (355,7 – G2) và Kai "Clearlove" Ming (308,6) thuộc biên chế EDG.
Dù tin hay không, SKT và ROX lại đang không sở hữu những thành viên đang đứng đầu ở các vị trí khác nhau dựa trên lượng sát thương đầu ra.
Ye “Meiko” Tian của EDG đang là ứng viên hàng đầu cho danh hiệu “hỗ trợ thiên về giao tranh” với chỉ số 167,3. Sehyeong "Mata" Cho (163,2) của RNG và Alfonso “mithy” Aguirre Rodriguez (144.9) bên phía G2 đang lần lượt xếp ở vị trí thứ hai và ba trong vai trò người chơi hỗ trợ.
Liệu những chỉ số thống kê này có nói lên điều gì tại CKTG 2016 hay tất cả chỉ mang tính chất tham khảo. Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể nhất ngay sau khi CKTG 2016 khai mạc với trận đấu giữa G2 vs Counter Logic Gaming vào lúc 06g30 ngày mai (30/9).
June_6th(Theo Daily Dot)
" alt=""/>[CKTG 2016] Cả SKT lẫn ROX đều không quá nổi trội