Cách đây ít lâu, Chloe Bridgewater từng gây "sốt" cộng đồng mạng với lá thư viết tay hồn nhiên, dễ thương, gửi tới "sếp" Google với mong muốn có được việc làm mơ ước thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin.
![]() |
Trả lời phỏng vấn vào hôm thứ Năm (27/4), Julie Bridgewater - mẹ của cô bé cho biết Chloe nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt từ các công ty công nghệ từ sau khi CEO Google đích thân trả lời bằng một lá thư kèm chữ ký, đồng thời khuyến khích bé quan tâm đến công việc về viết mã, máy tính, robot và toán học.
Vì vậy thay vì chỉ đến trường và chơi đùa với bạn bè, giờ đây Chloe và em gái 6 tuổi của mình, Hollie, đang tham dự một khóa đào tạo để trở thành nhân viên kiểm duyệt sản phẩm tại Kano, một công ty sản xuất máy tính có trụ sở tại Anh.
![]() |
Chloe Bridgewater cùng em gái là Hollie được nhận bởi một công ty máy tính có tên là Kano |
Được biết trong kỳ nghỉ lễ Phục sinh, gia đình bé Chloe đã tới thăm London để thăm quan trụ sở của công ty. Bà Julie Bridgewater cho biết đại diện của công ty Kano đã liên lạc với Chloe thông qua Twitter sau khi cô bé "bỗng nhiên" trở nên nổi tiếng nhờ lá thư xin việc tại Google.
Gia đình cô bé đã có nhiều lo ngại khi Chloe cùng em gái Hollie sẽ phải chia sẻ bớt thời gian học tập, đồng thời làm quen với máy vi tính từ quá sớm. Tuy nhiên cả 2 cô bé tỏ ra rất phấn khích khi được nhận vào một công ty lớn, đồng thời cho thấy được sự đam mê của mình dành cho các sản phẩm công nghệ.
Theo đại diện của gia đình thì Kano rất tạo điều kiện cho Chloe cùng em gái để vừa tham gia học tập trên lớp đầy đủ, vừa tham dự được các buổi đào tạo của công ty. Sự thành công "ngoài mong đợi" của Chloe khiến mọi thành viên trong gia đình cho tới các giáo viên dạy em tại trường đều cảm thấy không kém phần tự hào.
Theo Dân trí/ Theo Mashable
" alt=""/>Cô bé 7 tuổi gửi đơn xin việc đến Google được nhận làm kiểm duyệt sản phẩmMặc dù gây khó chịu nhưng các ấu trùng đã chết nên thường vô hại trừ khi tồn tại trong não, dây thần kinh hoặc mắt. Bác sĩ Souza lý giải: “Người bệnh ăn phải trứng sán dây (tồn tại trong chất thải của người bị sán dây). Bởi vậy, bạn phải rửa kỹ thực phẩm trước khi ăn”.
Bệnh nhân trên cần chụp MRI để kiểm tra có bất kỳ u nang nào trong não hay không. Nếu tồn tại ở vị trí đó, các u nang do ký sinh trùng để lại có thể gây ra nguy hại cho sức khỏe.
Khi đó, bệnh nhân có thể đau đầu, thậm chí co giật, lú lẫn, chóng mặt và não úng thủy, tình trạng dư thừa chất lỏng trong não. Bác sĩ thường chỉ định loại bỏ u nang trong những trường hợp này. U nang cũng có thể xâm nhập vào mắt, gây mờ hoặc rối loạn thị lực và có khả năng gây nhiễm trùng.
Bản thân các u nang có thể chỉ phát triển vài tháng hoặc vài năm sau khi nhiễm trứng sán dây ban đầu.
Sán dây gây bệnh nang sán có tên là Taenia solium, còn được gọi là sán dây lợn. Trứng của loài này được truyền từ người sang người qua phân, do nguồn nước bị nhiễm bệnh hoặc rửa tay không sạch sẽ khi chuẩn bị thức ăn.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính ấu trùng Taenia solium phát triển trong não là nguyên nhân gây ra tới 70% các trường hợp động kinh ở một số nơi trên thế giới. Khoảng 2,5 triệu người được cho là nhiễm Taenia solium mỗi năm, phổ biến ở các vùng nghèo của châu Á, Nam Mỹ và Đông Âu.