Cách đây 2 tuần, anh Sidd Bikkannavar quay trở lại Mỹ sau khi dành vài tuần tới Nam Mỹ. Nhân viên của Trung tâm Thí nghiệm sức đẩy phản lực (JPL) NASA, anh Bikkannavar vừa trở về sau một chuyến đi mang tính chất cá nhân để theo đuổi sở thích đua xe năng lượng mặt trời.
Bikkannavar là một người thường đi du lịch quốc tế, thế nhưng trong lần trở về Mỹ vừa rồi anh đã vấp phải nhiều trở ngại hơn bất cứ chuyến đi nào trước đây. Bikkannavar tới Nam Mỹ vào ngày 15/1, lúc đó Mỹ vẫn là chính quyền của Obama. Anh trở về Santiago, Chile theo Sân bay Quốc tế George Bush tại Houston, Texas vào Thứ hai, 30/1, chỉ một tuần sau khi quyền lực chuyển giao về tay chính quyền Trump.
Bikkannar cho biết anh đã bị Lực lượng Hải quan và Bảo vệ biên giới (CBP) giữ lại, yêu cầu giao chiếc điện thoại của mình cùng mã PIN truy cập cho các nhân viên của CBP. Do đây là chiếc điện thoại của NASA cấp nên nó có thể chứa nhiều thông tin nhạy cảm không được phép chia sẻ. Chiếc điện thoại của Bikkannavar đã được trả về cho chủ sau khi bị CBP tiến hành lục soát, thế nhưng anh không rõ những thông tin chính thức nào đã bị lấy đi từ thiết bị.
![]() |
Nhà khoa học của NASA quay trở lại Mỹ bốn ngày sau khi Sắc lệnh của Tổng thống Trump “càn quét” cả nước Mỹ. Lệnh cấm nhập cảnh đã khiến các sân bay trên khắp nước Mỹ bị chao đảo, mọi người cầm trong tay thẻ xanh và visa bị giữ lại và phải đối mặt với lệnh trục xuất, và chẳng bao lâu sau thì 60.000 visa đã bị thu hồi, theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Câu chuyện của nhân viên NASA này làm dấy lên câu hỏi CBP có thể truy cập vào những thông tin điện tử của du khách ở mức độ nào, dù họ có hay không phải là công dân Mỹ: vào tháng một, Hội đồng Quan hệ Mỹ-Hồi giáo đã đệ đơn chống lại CBP vì cơ quan này đã yêu cầu các công dân Hồi giáo người Mỹ phải trao các thông tin về tài khoản mạng xã hội khi từ nước ngoài quay về Mỹ. Thậm chí còn có nhiều bằng chứng chứng tỏ cách thức đối xử này rất phổ biến với những du khách nước ngoài. Trước đó, Thư ký Bộ An ninh Nội địa Mỹ, John Kelly, còn cho biết những người muốn tới Mỹ có thể sẽ phải cung cấp mật khẩu các tài khoản mạng xã hội. Ông tuyên bố: “Nếu họ không muốn hợp tác, thế thì đừng tới”.
Trường hợp của Bikkannavar hơi đặc biệt bởi anh là một công dân gốc Mỹ và còn tham gia vào chương trình Global Entry, một chương trình thông qua CBP cho phép mọi cá nhân đã qua kiểm tra lý lịch có thể nhanh chóng nhập cư vào nước này. Anh này cũng không hề tới các quốc gia nằm trong danh sách bị cấm và còn là một nhân viên của NASA.
Bikkannavar cho biết anh tới Houston vào sáng sớm ngày Thứ ba và anh bị CBP giữ lại sau khi quét hộ chiếu. Một nhân viên CBP đã đưa anh Bikkannavar vào phòng hậu cần, yêu cầu anh ngồi chờ thêm chỉ thị. Khoảng năm du khách khác bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm cũng có mặt trong phòng lúc đó.
" alt=""/>Nhà khoa học của NASA cũng bị giữ lại ở sân bay, đòi mở khóa điện thoại vì sắc lệnh của ông TrumpTrong thời gian gần đây, loại thiết bị có tên gọi IP Box đã gây được sự chú ý của cộng đồng người dùng iPhone, iPad do có khả năng tương thích với iPhone, iPad cài hệ điều hành iOS 7 trở lên, cho phép tự động dò tìm ra mã khóa 4 chữ số mà người dùng đã đặt cho thiết bị của mình nhưng bị quên.
Thời gian để phá khóa mất từ vài chục giây cho đến vài chục giờ đồng hồ. Giá bán của IP Box vào khoảng 170 USD (hơn 3,7 triệu đồng) tại thị trường nước ngoài.
Về nguyên lý hoạt động, IP Box có thể kết nối với iPhone, iPad thông qua cổng USB. Ngay khi kích hoạt iPhone với thiết bị, bộ xử lý của IP Box sẽ bắt đầu tiến hành dò mã PIN từ số 0000 cho tới 9999. Mỗi lần dò sai, thiết bị sẽ ngắt nguồn máy để iPhone, iPad không ghi lại lần thử sai, kích hoạt báo động, khoá máy.
Liên quan đến loại thiết bị này, tại thị trường Việt Nam, hiện có một số địa chỉ đang rao bán với giá từ 2 – 2,5 triệu đồng, được quảng cáo là có thể hỗ trợ người dùng dò tìm mật khẩu dễ dàng và tự động.
Tuy nhiên theo tìm hiểu của ICTnews, loại thiết bị này hiện đã... lỗi thời. Anh Thành, một chuyên gia trong lĩnh vực mở khóa iPhone tại Hà Nội cho hay IP Box có xuất xứ từ Trung Quốc, chủ yếu được giới làm dịch vụ mở mật khẩu iPhone, iPad sử dụng từ hơn 1 năm trước. Hiện nay tại Việt Nam, loại thiết bị này đã trở nên lạc hậu, lỗi thời.
Cũng theo anh Thành, giới làm dịch vụ mở mật khẩu hay người dùng đã không còn sử dụng do Apple hiện đã tăng cường khả năng bảo mật dành cho iPhone, iPad. Nếu chạy phiên bản hệ điều hành iOS 9 trở lên, iPhone, iPad sẽ sử dụng mật khẩu 6 thay vì 4 số như trước, do đó việc mở mật khẩu sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều lần, và đương nhiên việc sử dụng với thiết bị IP Box là không thể.
“IP Box sẽ vô tác dụng với mật khẩu 6 số. Để mở mật khẩu, những người làm dịch vụ này hiện phải sử dụng tới phần mềm chuyên dụng”, anh Thành nói.
" alt=""/>IP Box chỉ là thiết bị dò mật khẩu iPhone đã lỗi thời tại Việt NamChính thức phát hành ở thị trường Việt Nam vào tháng 4.2015, Hắc Ám Chi Quang khi đó đã được coi là quân bài chủ lực công phá mảng webgame trên cổng game 360Game. Trò chơi sở hữu bối cảnh xuyên không cùng nền tảng đồ họa đỉnh cao, được đánh giá là webgame chất lượng nhất thời điểm bấy giờ.
Tuy nhiên, qua năm tháng, với việc làng game Việt ngày càng có nhiều thêm những webgame chất lượng tương đương, bên cạnh đó, còn là sự xuống dốc của mảng webgame và game client trong cuộc chạy đua với game di động, Hắc Ám Chi Quang dần đi vào quên lãng của người chơi. Một lý do khác khiến Hắc Ám Chi Quang khó "sống thọ" tại Việt Nam chính là bối cảnh trong game mang quá nhiều đặc điểm Châu Âu - mà như đã biết, rất nhiều game online có bối cảnh này đã "ngụp lặn" và chết tại thị trường nước ta.
Sau một thời gian dài hoạt động cầm chừng, mới đây cổng game 360Game đã chính thức cho đăng tải thông báo đóng cửa Hắc Ám Chi Quang. Theo đó, webgame đình đám một thời này sẽ chính thức dừng hoạt động vào ngày 14.5 sắp tới. Cộng đồng game thủ đã từng gắn bó với Hắc Ám Chi Quang sẽ được nhà phát hành hỗ trợ chuyển đổi sang các sản phẩm khác như thường lệ.
http://hacq.360game.vn
" alt=""/>Game online Hắc Ám Chi Quang chính thức nói lời tạm biệt game thủ