- Rủ bạn thân 10 năm đến cổ vũ cho mình,ạnmuốnhẹnhòtậpChàngtraibịbạnthânnămbócmẽwolves đấu với everton tuy nhiên chàng trai lại bị bạn thân bóc mẽ không tiếc lời ở trường quay Bạn muốn hẹn hò.
- Rủ bạn thân 10 năm đến cổ vũ cho mình,ạnmuốnhẹnhòtậpChàngtraibịbạnthânnămbócmẽwolves đấu với everton tuy nhiên chàng trai lại bị bạn thân bóc mẽ không tiếc lời ở trường quay Bạn muốn hẹn hò.
Nhu cầu mua xe tăng trong khi nguồn cung còn hạn chế đã tác động cả thị trường xe mới và xe cũ trong nửa đầu năm 2022.
Thị trường Việt Nam tiêu thụ 252.932 chiếc xe ô tô trong nửa đầu năm 2022. Báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), nửa đầu năm 2022, thị trường ô tô tăng trưởng khoảng 34% so với cùng kỳ. Đà tăng trưởng chậm lại trong tháng 6 khi chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ kết thúc.
Trên các trang rao bán xe trực tuyến, lượng rao bán cũng bước vào nhịp giảm khi chính sách kích cầu kết thúc. Theo đại diện một trang rao bán xe online, sau khi đạt định vào tháng 5 thì số lượng người liên hệ mua xe giảm gần 10% trong tháng 6. Chính sách kích cầu của Chính phủ kết thúc cũng kéo theo nhu cầu của khách hàng giảm mạnh khiến lượng tiêu thụ của thị trường đi xuống. Điều này cũng diễn ra đồng nhất với thị trường ô tô khi lượng xe của VAMA bán ra trong tháng 6 giảm 42%.
Theo dự đoán, tình trạng thiếu chip bán dẫn toàn cầu sẽ tiếp tục kéo dài, ít nhất là đến hết năm 2022. Cùng với đó, hàng loạt hãng sản xuất xe trên thế giới cũng đã lên kế hoạch cắt giảm sản lượng bởi chưa giải quyết được bài toán chuỗi cung ứng.
![]() |
Nhiều mẫu xe rơi vào tình trạng khan hiếm trong nửa đầu năm 2022. Ảnh minh họa: Internet |
Tại Việt Nam, nhà sản xuất và phân phối Hyundai cho biết, tình trạng thiếu hụt linh kiện diễn ra trên tất cả sản phẩm của hãng. Nguyên nhân chủ yếu do khủng hoảng chất bán dẫn và thiếu chip chưa được khắc phục trên phạm vi toàn cầu. Hoạt động sản xuất chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu thực tế khách hàng. VinFast cũng cho thông tin tình trạng khan hiếm nguồn linh kiện cũng ảnh hưởng tới khả năng cung ứng của hãng,
Tình trạng thiếu hụt trên kéo theo chiêu bài “bia kèm lạc” đối với một số mẫu xe hot" trên thị trường như Hyundai Tucson, Creta, Kia Seltos…khiến khách hàng dù đặt cọc trước nhưng vẫn phải mua thêm các gói phụ kiện lên đến hàng trăm triệu đồng mới được nhận xe. Các yếu tố ảnh hưởng trên sẽ khiến thị trường kinh doanh nửa sau năm 2022 trở nên khó khăn, đặc biệt đối với các dòng xe mới.
“Nghịch lý” xe cũ đắt hơn xe mới
Tình trạng khan hiếm nguồn cung ở nhiều mẫu xe khiến khách hàng phải đặt cọc và chờ nhiều tháng mới nhận được xe. Mỏi mắt chờ mua xe mới bất thành, nhiều khách hàng đã quay sang tìm “xe lướt” khiến thị trường ô tô đã qua sử dụng đột nhiên sôi động. Trong khi đó, những người muốn bán xe để lên đời xe mới cũng đã tạm gác lại ý định dẫn đến nguồn xe cũ vô cùng được săn đón. Một số chủ đại lý xe cũ cho biết: “Chưa bao giờ nhu cầu mua ô tô đã qua sử dụng lại nhộn nhịp và có phần “nghịch lý” như trong giai đoạn này”.
Theo số liệu của một trang rao bán xe đã qua sử dụng, trong quý 2/2022, trang này ghi nhận giá bán các dòng xe đã qua sử dụng đã tăng từ 1% - 22%. Theo dự đoán giá xe cũ rất có thể sẽ tiếp tục tăng giai đoạn quý 3 khi tình trạng xe mới lẫn cũ đang dần trở nên khan hiếm.
Các dòng xe được săn tìm nhiều nhất là trong tầm tiền từ 300 - 600 triệu đồng, nổi bật nhất là 2 mẫu xe là Innova và Vios. Mức giá này phù hợp với các gia đình trẻ, những người mua xe lần đầu, đồng thời tầm giá này có rất nhiều thương hiệu để lựa chọn.
Theo số liệu được thống kê, VinFast Fadil có mức tăng trung bình cao nhất là 78 triệu đồng. Việc VinFast sẽ dừng kinh doanh xe xăng sau khiến mẫu xe ăn khách nhất trong phân khúc A trở lên “hút hàng”. Hai mẫu xe khác thuộc phân khúc này là Kia Morning và Hyundai Grand i10 cũng ghi nhận mức tăng giá khá cao, từ 6% - 9%.
![]() |
Giá xe rao bán tăng đáng kể |
Có một điểm “nghịch lý” là giá bán một số mẫu xe SUV đã có qua sử dụng lại có giá cao hơn cả xe mới. Điều này đang xảy ra với các mẫu xe hot như Hyundai Santa Fe, Hyundai Tucson, Kia Seltos, Toyota Raize, Toyota Fortuner, Ford Everest…
Chẳng hạn, Hyundai SantaFe Premium 2.2L đời 2021 đã đi 15.000km đang được rao bán với giá 1,489 tỷ đồng, lăn bánh 6.000km được rao bán với giá 1,535 tỷ đồng. Trong khi đó, giá niêm yết xe mới của hãng đề xuất chỉ là 1,34 tỷ đồng chưa bao gồm thuế phí.
Hyundai Tucson 2.0 AT bản Đặc biệt đời 2021 đã đi 20.000km đang được rao bán với giá 989 triệu đồng, cao hơn giá đề xuất xe mới 49 triệu đồng.
Tương tự, các mẫu SUV 7 chỗ Toyota Fortuner, phiên bản 2.8V 4x4 AT đời 2018 đã đi 50.000km được rao bán giá quanh mức 1,14 tỷ đồng, trong khi giá xe mới hãng đề xuất là 1,423 tỷ đồng chưa bao gồm thuế, phí.
Hoàng Nam
Doanh số bán xe trong tháng 6 của hầu hết các hãng đều sụt giảm mạnh khi ưu đãi 50% lệ phí trước bạ đã kết thúc và nguồn cung khan hiếm khiến nhiều dòng xe chưa thể đến tay khách hàng.
" alt=""/>Nghịch lý giá Ford Everest, Hyundai santa fe lướt đắt hơn xe mới1. Người thành công rất chọn lọc trong việc chia sẻ ý tưởng
Nếu họ có một ý tưởng kinh doanh, họ sẽ rất chọn lọc trong việc chia sẻ nó. Họ không nói cho tất cả mọi người về nó. Họ làm vậy bởi vì họ biết rằng một ý tưởng sẽ chỉ là một ý tưởng nếu không hành động.
Thứ hai, mặc dù việc chia sẻ ý tưởng là rất tốt trong việc tạo kết nối với những người có thể giúp họ, nhưng cũng có nhiều nguy cơ bị ăn cắp ý tưởng.
Thứ ba, nó liên quan nhiều tới cá nhân họ. Ý tưởng cho thấy nhiều người đang đặt những kỳ vọng quá lớn và đặt áp lực lên bản thân. Nó giống như một lời hứa, không chỉ với bản thân họ mà còn với những người mà họ đã chia sẻ ý tưởng. Họ muốn âm thầm tiến hành ý tưởng của mình. Khi ý tưởng được cụ thể hóa, họ mới cho mọi người biết.
2. Người thành công không nói về những chi tiết thân mật trong cuộc sống riêng tư
Họ giữ cuộc sống riêng tư cho riêng mình, đặc biệt là ở nơi làm việc, bởi vì họ hiểu rằng đây là những điều riêng tư và không phải ai cũng muốn nghe nó.
3. Người thành công không bao giờ nói mình tài giỏi cỡ nào
Thái độ tự cao tự đại không chỉ gây ra những rạn nứt ở nơi làm việc, mà còn gây ra những rạn nứt trong cuộc sống nói chung. Ăn mừng thành tích cũng tốt nhưng khiêm tốn thì còn tốt hơn.
4. Người thành công không bao giờ tiết lộ thu nhập
Họ hiểu rằng làm vậy có thể gây ra sự cạnh tranh, khó chịu và ghen tị ở nơi làm việc. Người ta không thích ai đó ngang nhiên tiết lộ thông tin này, nghe có vẻ kiêu ngạo và thiển cận.
5. Người thành công không buôn chuyện
Họ không chia sẻ chi tiết về cuộc trò chuyện mà họ được nghe hay họ tham gia. Họ đáng tin và họ duy trì lòng tin này. Phát tán những thông tin này không chỉ khiến họ trở thành người thiếu trung thực, mà còn gây rạn nứt mối quan hệ chốn công sở cũng như trong cuộc sống.
6. Người thành công giữ bí mật về tin xấu và tin tốt
Điều này là dành cho các lãnh đạo doanh nghiệp. Họ hiểu rằng tiết lộ quá nhiều thông tin (dù tốt hay xấu) đều có thể gây ra những tác động tiêu cực tới hiệu suất làm việc ở công sở. Vì thế, họ tiết lộ những thông tin này một cách chọn lọc, cẩn thận và xem xét tới tác động mà nó gây ra cho cả nhóm.
7. Người thành công giữ nỗi sợ hãi cho riêng mình
Nhân viên không nên bị gánh nặng bởi nỗi sợ và những băn khoăn của lãnh đạo. Nỗi sợ hãi, lo lắng của người dẫn đầu có thể mang lại tâm lý tương tự cho chính các nhân viên.
"Cả làng đi học thì con mình mới dám đến trường"
Thời điểm hiện tại, lượng học sinh đi học ở xã Kỳ Hà cũng chỉ “nhích” hơn so với ngày khai giảng, hơn 1.000 học sinh không được cha mẹ cho đến lớp. Nhiều người dân cho rằng, chừng nào con em cả làng cùng đi học thì họ mới dám cho con đến trường.
Cụ thể, tại Trường THCS Hà Hải (phân hiệu 1) mới chỉ có 94/520 em học sinh đến trường.
![]() |
Lớp học chỉ có 3 em học sinh cùng cô giáo đang đứng lớp. |
Ông Nguyễn Minh Đạo, Hiệu trường Trường THCS Hà Hải cho biết:“Hiện nay, học sinh tại trường đi học có nhích hơn ngày khai giảng một ít. Khai giảng có 91 em tham dự, hôm nay đi học chỉ có 94 em. Nhà trường cũng đã tìm mọi cách để vận động, đưa các em đến trường đi học nhưng hiện vẫn chưa giải quyết được”.
Theo thầy Đạo, ngày 27/8, nhà trường đã tổ chức họp phụ huynh thông báo sẽ có những đề xuất với địa phương miễn tất cả các khoản đóng nộp. Phụ huynh cũng đã hứa cho con em đi học nhưng sau đó lại không thực hiện.
“Khi nói được miễn giảm rồi nhiều phụ huynh lại than vãn không phải đóng tiền nhưng lấy quần áo, lấy gì ăn để cho các con đi học. Họ yêu cầu chính quyền đền bù thiệt hại Formosa, nhưng dân không kiểm đếm kê khai thì chính quyền không thể thực hiện đền bù được” – ông Đạo nói.
Chị Mai Thị Tin (thôn Bắc Hà) chia sẻ: “Tôi có tới 4 người con chưa đến trường, ở các lớp 3, lớp 6, lớp 8, và lớp 9. Tuy nhiên, tôi chưa cho con đi học vì hiện tại nhà trường mới chỉ nói miễn giảm học phí, chứ phải đóng tiền xây dựng. Nếu miễn phí tất cả chúng tôi mới cho con đến trường”.
![]() |
Chị Mai Thị Tin (Thôn Bắc Hà) cho biết: “Bao giờ con em cả làng đi học thì chị mới cho 4 đứa con của mình đến trường”. |
Cũng theo chị Tin, việc cho con đi học phải thực hiện đồng loạt của cả làng.
Phóng viênhỏi rõ cả làng ở đây cụ thể là những ai, thì chỉ nhận được câu hồi đáp:"Mọi người không đi, cả làng không cho con đi học thì ai dám đi".
“Dân trong làng họ nói chung chung như vậy chứ, nói truyền miệng không cho con đi học khi chưa được miễn giảm học phí thì không ai dám cho con em đến trường. Chừng nào họ đi thì 4 đứa con của tôi mới đi theo học, nếu không sẽ bị đánh. Đi thì đi cả làng, không thì con em đều nghỉ học cả" - chị Tin nói.
Cô giáo Nguyễn Thủy Nhàn, giáo viên dạy bộ môn văn lớp 9 tâm sự: “Tôi cũng đã nhiều lần đến tận nhà học sinh để động viên, vận động phụ huynh cho con đi học nhưng không được. Đến nhà, dân cứ nói các cô về, đừng xuống mà khổ, chừng nào cả làng cho con đi học thì chúng tôi mới cho con đến trường”.
Cô giáo bật khóc vì trò không đi học
Trước tình trạng học sinh của mình không đi học, mỗi lớp chỉ có lác đác một vài em khiến thầy cô giáo mệt mỏi và bất lực. Khi hỏi đến những học sinh non nớt của mình, nhiều cô giáo thương trò đã bưng mặt khóc rưng rức.
Cô Hoàng Tuyết Mai, giáo viên dạy môn toán lớp 6 ở Trường THCS Hà Hải, quẹt nước mắt kể về nỗi bất lực khi nhìn học sinh không đến lớp.
![]() |
Cô giáo Hoàng Tuyết Mai (bên phải) với đôi mắt đỏ hoe khi kể về những em học sinh không đến lớp. |
“Mỗi lớp được 3 em học sinh cũng phải dạy, vì thương trò. Nhưng đi dạy như thế này không khí trường lớp cũng buồn tẻ, ảnh hưởng đến việc dạy của cả giáo viên, chất lượng học tập của các em. Có nhiều gia đình đã sắm sách vở đầy đủ cho học sinh rồi, nhưng vẫn không cho con em đến lớp. Học trò cũng như con tôi, nhìn chúng như thế buồn lòng lắm”.
Theo ghi nhận tại Trường THCS Hà Hải, có những lớp học chỉ có 3 em ngồi học. Cụ thể lớp 6D có 3/34 em học sinh đến lớp.
Em Phan Lê Anh Thảo, học sinh lớp 6D rầu rĩ nói: “Em mong các bạn đi học, nhất là các bạn nữ, chứ lớp em được có 3 người đi học chán lắm, không có bạn để chơi. Thấy các bạn không đến lớp, em cũng muốn ở nhà lắm”.
Ông Lê Văn Luyện, Chủ tịch UBND xã Kỳ Hà cho biết: Con số đi học có tăng lên so với ngày khai giảng. Tuy nhiên, số lượng tăng không đáng kể.
“Chúng tôi thống kê thấy trường tiểu học Kỳ Hà ngày khai giảng có 118 em/ 694 em đến dự, hiện nay có tăng lên 139/694 em tham gia đi học. Riêng khối mẫu giáo sau khai giảng đang tiến hành họp phụ huynh nên chưa nắm được con số cụ thể".
![]() |
Giờ ra chơi, một vài học sinh buồn bã đứng góc lớp vì không có ai chơi cùng (Hình ảnh ghi nhận tại trường Trung học cơ sở Hà Hải). |
Trước tình hình này, UBND thị xã Kỳ Anh đã có văn bản báo cáo lên UBND tỉnh, về việc thực hiện cuộc vận động phụ huynh cho con em đến trường.
Ông Phan Duy Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh cho biết: “Yêu cầu phụ huynh tạo mọi điều kiện tốt nhất để các học sinh được đến trường đi học. Đó là quyền lợi thiết thực của các học sinh và nghĩa vụ của các bậc cha mẹ trong năm học mới này.”.
Theo ông Vĩnh, có nhiều phần tử kích động người dân, lợi dụng sự cố Formosa không cho con em đến trường đi học. “Chúng tôi đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cho công an vào cuộc điều tra, xử lý nghiêm những kẻ xúi giục, ngăn cấm không cho con em đến trường”. – Ông Vĩnh nói.