Bình Dương bây giờ đã khoác lên mình một tấm áo hoàn toàn mới mẻ, với khí hậu ôn hòa quanh năm, cây cối xanh tươi, không khí dịu mát cùng vườn cây trái lúc nào cũng trĩu quả.Khu trung tâm hành chính thành phố mới
 |
Khu trung tâm hành chính thành phố mới. |
Đến Bình Dương hôm nay, du khách sẽ ngỡ ngàng với khu trung tâm hành chính. Với kiến trúc hiện đại, qui hoạch tầm cao, những khu phức hợp đáp ứng cho nhu cầu làm việc, học tập và nghỉ dưỡng của người dân.
Sự hiện đại ấy được đan xen với khung cảnh thiên nhiên xanh ngát, điểm nhấn chính là thành phố mới được bao quanh bởi dòng sông hiền hòa uốn lượn, cây cối được phủ xanh khắp nơi.
Làng tre Phú An
 |
Làng tre Phú An. |
Nếu như du khách cảm thấy quá ngột ngạt với những tòa nhà cao tầng, khó bụi quanh năm, muốn thở phào hít chút không khí trong lành của làng quê xanh mát, của những bụi tre làng thuở ấu thơ, đừng quên đến với làng tre Phú An.
Đây là nơi lưu giữ khoảng 1.500 bụi của hơn 300 mẫu tre, trúc, nứa. Nếu như không có ý muốn nghiên cứu về tre, nơi đây cũng rất hấp dẫn để du khách trải nghiệm cảm giác tiếng chân mình trên biển lá tre khô, không khí mát rượi khi đi dưới tán tre.
Chùa Hội Khánh
 |
Chùa Hội Khánh. |
Bình Dương còn là nơi Phật giáo hưng thịnh, với nhiều ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo, chùa Hội Khánh là một ngôi chùa cổ trong số đó.
Hiện nay, qua nhiều lần trùng tu, chùa vẫn giữ được nét cổ kính với các tượng Phật, bồ tát đều làm bằng gỗ thếp vàng, xung quanh chánh điện có tượng của 18 vị La Hán.
Chùa Châu Thới
 |
Chùa Châu Thới. |
Không chỉ là một vùng đồng bằng trù phú, Bình Dương cũng có núi được xếp hạng danh thắng quốc gia. Núi Châu Thới nằm tại xã Bình An, thị xã Dĩ An.
Tọa lạc trên đỉnh núi là một ngôi chùa cổ do thiền sư Khánh Long khai sơn, lúc đầu chùa có tên là Hội Sơn.
Chùa nổi tiếng với lối kiến trúc đặc sắc, linh khí trang nghiêm, phong cảnh hữu tình, hơn nữa chùa còn nằm gần các khu vui chơi, nghỉ mát như suối Lồ Ồ, núi Bửu Long, thuận tiện cho du khách tham quan, vãn cảnh.
Nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường
 |
Nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường. |
Nét đặc sắc của Bình Dương còn thể hiện ở tính hào sản của người Nam bộ, cởi mở trong tính ngưỡng, tập quán vùng miền, tạo nên sự đa dạng về văn hoá.
Nhìn từ trên cao, ngôi thánh đường đồ sộ nằm ngay ở vị trí trái tim của Bình Dương. Có lẽ vì thế mà nơi đây luôn được người dân yêu quý, xem như là biểu tượng riêng của thành phố.
Hồ Dầu Tiếng
 |
Hồ Dầu Tiếng. |
Hồ Dầu Tiếng là một trong những hồ nước nhân tạo lớn nhất của Việt Nam và Đông Nam Á. Hồ này giáp 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước, là một công trình thuỷ lợi quan trọng ở Miền Nam. Với diện tích mặt hồ lên đến 270km2, quanh năm xanh biếc, phẳng lặng, lòng hồ có các ốc đảo tự nhiên như đảo Xỉn, đảo Trảng...
Đến khu du lịch hồ Dầu Tiếng, du khách sẽ được thưởng thức phong cảnh hữu tình với nhiều góc máy của bình minh rực rỡ trên sóng nước, hay mặt trời dần xuống buổi hoàng hôn với đầy màu sắc huy hoàng.
Cầu gãy Phú Giáo
 |
Cầu gãy Phú Giáo. |
Để có được những ngày tháng thanh bình êm ả với nền kinh tế đáng tự hào như hôm nay, Bình Dương cũng như những vùng đất khác của Miền Nam đã trải qua chiến tranh khốc liệt và đau thương. Chiếc cầu gãy giữa nhịp ngang Sông Bé là dấu tích còn lại của một thời lửa đạn không thể nào quên.
Khu du lịch Đại Nam
 |
Khu du lịch Đại Nam. |
Nếu du khách chỉ muốn tham quan Bình Dương trong một ngày mà vẫn muốn có gì đó ấn tượng để lại trong lòng, có lẽ lạc cảnh Đại Nam văn hiến sẽ là nơi thích hợp nhất.
Quần thể khu du lịch này gồm những công trình vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, tâm linh, tham quan học hỏi... mà hạng mục nào cũng được xây dựng hoành tráng.
Thậm chí có cả vườn bách thú - nơi nuôi dưỡng nhiều loài động vật có tên trong danh sách đỏ.

Đồng lúa chín vàng đẹp như tranh ở ngoại thành Hà Nội
Tại huyện Mỹ Đức cách trung tâm Thủ đô không xa, vụ mùa chiêm đang đến ngày thu hoạch, cánh đồng lúa chín vàng thẳng cánh cò bay dưới chân núi trùng điệp tạo nên phong cảnh đẹp như tranh vẽ.
" alt=""/>8 địa danh chứng minh Bình Dương là điểm đến lý tưởng vào dịp hè
Kết thúc đợt 1 xả nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân, đã có 29,5% tổng diện tích gieo cấy được cấp nước. Đợt xả nước thứ 2 sẽ bắt đầu từ 0h ngày 28/1 đến 24h ngày 4/2. Đợt xả nước thứ 3 bắt đầu từ 0h ngày 9/2 đến 24h ngày 14/2.29,5% diện tích gieo cấy đã được cấp nước
Số liệu của Tổng cục Thủy lợi cho thấy, tổng diện tích gieo cấy đã được cấp nước tính đến kết thúc đợt 1 xả nước là 180.190 ha, đạt 29,5% tổng diện tích gieo cấy theo kế hoạch và cao hơn 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Các địa phương diện tích có nước đạt cao là: Nam Định 71,5%, Phú Thọ 62,9%, Ninh Bình 59,7%, Hà Nam 43,7%, Hải Dương 23,73%, Thái Bình 23% và Vĩnh Phúc 20,8%.
 |
Trong các đợt xả nước phục vụ gieo cấy Đông Xuân, mực nước ở các sông sẽ ở mức 2,2m, đảm bảo cho các trạm bơm bơm nước vào kênh thủy lợi |
Ông Nguyễn Quốc Chính, Phó trưởng Ban Kỹ thuật - Sản xuất Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (EVN) cho biết, theo kế hoạch trong 18 ngày của 3 đợt xả, tổng lượng nước xả từ các nhà máy thủy điện xuống hạ lưu khoảng trên 5,7 tỷ m3. Để đảm bảo mục nước ở Hà Nội đạt 2,2m, các hồ chứa thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà đã tăng cường phát điện, bổ sung nước cho hạ du từ 0h ngày 13/1, trước thời điểm lấy nước chính thức 3 ngày.
Cũng theo ông Chính, tính trung bình toàn đợt 1 lấy nước (từ 16/1-19/1), mực nước trung bình đạt 2,1m, lớn nhất đạt 2,3m. Tổng lượng xả của các hồ chứa thủy điện trong đợt 1 khoảng 1,48 tỷ m3. Các năm trước EVN xả trước 2 ngày, năm nay xả trước 3 ngày. Năm kia đợt xả thứ hai các địa phương đã lấy đủ nước theo kế hoạch EVN không phải xả thêm. Năm ngoái cũng rút ngắn thời gian xả nước 4-5 ngày so với dự kiến.
“EVN sẽ tiết kiệm tối đa lượng nước xả nhưng vẫn đảm bảo phục vụ cho gieo trồng vụ Đông Xuân. Trong đợt 2 và 3, Tổng cục Thủy lợi cần chỉ đạo các địa phương phải lấy nước tối đa từ các sông và thực hiện các biện pháp giữ nước. Với việc tưới dưỡng của các địa phương sau các đợt xả, nếu Tổng cục Thủy lợi có yêu cầu, chúng tôi cũng sẽ đảm bảo cấp đủ nước phục vụ việc tưới dưỡng này”, ông Chính cho hay.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng đại diện Tổng cục Thủy lợi, năm nay dự báo tình hình nước không có nhiều thuận lợi, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã có chỉ đạo, tổng cục cũng có văn bản gửi các địa phương trong đợt 2 và 3 sẽ phải huy động tối đa các nguồn để đưa nước lên ruộng. Với việc giữ nước trên bờ ruộng, các địa phương phải vận động và hướng dẫn người dân gia cố vùng bờ, thửa, tránh thất thoát nước. Cùng đó, rà soát lại diện tích ở các vùng cao và vùng trũng có khả năng ngập úng để từ đó có phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng và không phụ thuộc vào nguồn cấp nước.
“Việc lấy nước năm nay có khó khăn là đợt 2 và đợt 3 khá sát với Tết Nguyên Đán nhưng phù hợp với lịch gieo cấy. Nếu có đợt xả nước sau tết thì sẽ không phù hợp với lịch gieo cấy. Đề nghị các địa phương và bà con tranh thủ lấy nước tối đa trong các đợt xả nước, tuyệt đối không phát sinh nhu cầu lấy nước bổ sung”, ông Hùng nói.
Ngành điện sẵn sàng cho xả nước đợt 2 và 3
Đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho hay, từ nhiều tháng qua, EVN đã lên kế hoạch đảm bảo cấp điện cho các trạm bơm, công trình thủy điện trong mọi tình huống. Như mọi năm, trước khi vào đợt đổ ải, EVN cũng có văn bản yêu cầu các dơn vị, các Hợp tác xã kiểm tra nguồn điện, bảo dưỡng, sửa chữa để đảm bảo chất lượng điện. Qua các đợt xả thải vừa qua chưa có Hợp tác xã hay điện lực nào báo cáo gặp sự cố về điện trong thời gian xả nước.
Theo ông Chính, trong thời gian xả nước, EVN đã có chỉ đạo các điện lực về việc đảm bảo không cắt điện trong bất cứ địa phương nào trong 20 ngày trước, trong và sau thời gian xả nước. Trường hợp mất điện chỉ xảy ra khi có sự cố. Tuy nhiên, ngành điện đã có các phương án đảm bảo cấp điện trở lại trong thời gian sớm nhất cho các đơn vị. Cụ thể, trong đợt 1 xả nước, EVN và các đơn vị thành viên cũng không nhận được báo cáo nào về việc mất điện. Trong thời gian xả nước, các đơn vị ngành điện trực theo ca kíp nên bất kể thời điểm nào cũng có người trực đảm bảo cấp điện trong điều kiện tốt nhất cho các địa phương.
“Theo tính toán trung bình, mỗi ngày xả của nhà máy điện là khoảng 200 triệu m3/ngày. Việc tiết kiệm nước, tiết kiệm một ngày xả đến cuối mùa khô có ý nghĩa quan trọng trong đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của EVN. Vào mùa khô, có thêm vài trăm triệu m3 nước sẽ giúp ngành điện tiết kiệm được chi phí rất lớn nếu so với huy động sản xuất điện từ dầu và khí”, ông Nguyễn Quốc Chính, Phó trưởng Ban Kỹ thuật - Sản xuất EVN khẳng định
Đại diện Tổng cục Thủy lợi cũng cho hay, theo thống nhất giữa Bộ NNPTNT và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đợt 2 lấy nước sẽ kéo dài 8 ngày, bắt đầu từ 0h ngày 28/1 đến 24h ngày 4/2. Đây là đợt lấy nước chủ yếu cho tất cả các địa phương trong khu vực năm nay. Đợt xả nước thứ 3 sẽ diễn ra từ 0h ngày 9/2 đến 24h ngày 14/2. |
Thanh Thúy
" alt=""/>Sắp xả nước đợt 2 phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân