Samsung vừa tung ra video chê iPhone lạc hậu và khuyên người dùng nên chuyển sang dùng Galaxy Note 8 thay vì mua iPhone X khiến các Fan của Táo khuyết 'nóng mắt'.

Samsung vừa tung ra video chê iPhone lạc hậu và khuyên người dùng nên chuyển sang dùng Galaxy Note 8 thay vì mua iPhone X khiến các Fan của Táo khuyết 'nóng mắt'.
Trong tháng 10/2022, bộ 3 sản phẩm 5G gNodeB (Trạm thu phát sóng 5G), vOCS 4.0 (Hệ thống tính cước thời gian thực 4.0 cho mạng 5G) và 5G Core (Mạng lõi 5G) của Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech VTH) vừa được Gartner - Công ty nghiên cứu và tư vấn CNTT hàng đầu thế giới đưa vào danh sách đánh giá các sản phẩm quốc tế uy tín – Gartner Peer Insights.
Gartner Peer Insights là nền tảng đánh giá sản phẩm dịch vụ công nghệ định hướng bởi người dùng do Gartner sáng lập. Nền tảng với hơn 50.000 người dùng được xác minh trên toàn cầu và hơn 475.000 đánh giá, là nơi quy tụ hàng ngàn nhà lãnh đạo doanh nghiệp kết nối với nhau, nhằm hướng dẫn đưa ra quyết sách về công nghệ và kinh doanh.
Viettel High Tech là nhà cung cấp thiết bị mạng viễn thông đầu tiên tại Đông Nam Á có sản phẩm thiết bị viễn thông 5G được xếp hạng vào danh sách Peer Insights của Gartner. Theo đó, 5G gNodeB được xếp hạng trong nhóm sản phẩm Mạng truy cập vô tuyến gồm: 5G, vOCS 4.0 thuộc mục Giải pháp quản lý doanh thu, 5G Core đứng trong danh mục Mạng lưới thông tin doanh nghiệp. Một số nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nổi tiếng thế giới cũng đang trong danh sách của Gartner, bao gồm: Ericsson, Nokia, Samsung, Huawei, FiberHome Telecommunication Technologies… Việc xuất hiện trong danh sách của Gartner đã khẳng định sản phẩm của VHT đáng tin cậy, đồng thời khẳng định vị thế VHT là một nhà cung cấp toàn cầu không chỉ là nhà cung cấp nội địa.
Với bước khởi đầu này, Viettel High Tech tham vọng thẳng tiến vào Magic Quadrant - danh sách các đánh giá các nhà cung cấp thiết bị mạng viễn thông, sản phẩm dịch vụ uy tín của Gartner, cung cấp thông tin giúp khách hàng đưa ra các quyết định sử dụng các dịch vụ, sản phẩm thiết bị viễn thông, sánh ngang với nhà cung cấp thiết bị mạng viễn thông hàng đầu thế giới.
Trạm 5G của Viettel nghiên cứu sản xuất hiện đã được triển khai tại 5 tỉnh thành Việt Nam với tổng gần 300 trạm. vOCS phiên bản 4.0 cho mạng 5G hiện đã hoàn thành thử nghiệm trên 1 triệu thuê bao, trước đó, các phiên bản cho mạng 3G, 4G hiện đang phục vụ tại 11 quốc gia với quy mô dân số trên 300 triệu. Thiết bị 5G Core đã được đưa vào mạng lưới Viettel và đổ tải thành công hơn 250.000 thuê bao. Bộ 3 sản phẩm này là các thành phần quan trọng xây dựng hạ tầng mạng viễn thông mà Viettel đã công bố làm chủ công nghệ toàn phần.
Ông Nguyễn Vũ Hà, CEO Viettel High Tech chia sẻ: “Trước đó, hầu hết các chuyên gia của Gartner đều chỉ biết tới vai trò của Viettel như một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Sau các buổi giới thiệu năng lực sản phẩm chuyên sâu với các chuyên gia phân tích hàng đầu của Gartner về 5G Network Infrastructure, 5G RAN, Private Mobile Network... nhóm chuyên gia khá bất ngờ trước năng lực của Viettel, như một nhà cung cấp thiết bị mạng viễn thông”.
Với chiến lược dài hạn của Viettel là trở thành nhà cung cấp trong nhóm “Niche Player” vào năm 2025 và nhà cung cấp thuộc nhóm “Visionaries” vào năm 2030” của Gartner.
VHT cho hay, lợi thế lớn của Viettel là sự thấu hiểu về kinh doanh cho đến năng lực phát triển nghiên cứu và hệ thống vận hành khai thác đã xây dựng, là hệ thống "kiềng ba chân” giữa 3 Tổng công ty lớn của Viettel là Viettel Telecom - VTNet - VHT. Viettel nhanh chóng nắm bắt nhu cầu thay đổi của các nhà mạng khi triển khai mạng 5G, từ đó có những điều chỉnh hợp lý trong kế hoạch phát triển sản phẩm, là nền tảng vững chắc để kinh doanh thương mại 5G.
Việc làm chủ thiết bị 5G có ý nghĩa chiến lược quốc gia và Việt Nam là một trong số ít quốc gia có thể sản xuất thiết bị 5G như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thụy Điển, Phần Lan.
Trước đó, ngày 17/1/2020, Viettel đã thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị của Viettel sản xuất tại Hòa Lạc. Thời điểm đó, ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhận định rằng, Việt Nam đã biến điều không thể thành có thể, từ một nước luôn đi sau và học hỏi các nước lớn như Hàn Quốc, Singapore… để gia nhập những nước tạo ra công nghệ với “Make in Vietnam”.
Gartner là công ty nghiên cứu và tư vấn về công nghệ thông tin hàng đầu thế giới được thành lập năm 1979. Công ty hiện có hơn 2000 nhà nghiên cứu, chuyên gia tư vấn với hơn 15.600 khách hàng doanh nghiệp tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Thái Khang
" alt=""/>Gartner xếp hạng thiết bị viễn thông Viettel vào danh sách uy tín toàn cầuCác chuỗi bán lẻ chuyển hướng sang smartphone Android khi iPhone 14 thiếu hàng. Ảnh: HT Tech.
Lô hàng iPhone vào tháng 11 thường là lô hàng lớn nhất trong năm. Dựa vào đợt hàng này nhằm cung cấp đủ số lượng máy phục vụ cho nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng cho mùa mua sắm cuối năm và cao điểm Tết.
Tuy nhiên do nhiều khó khăn về nguồn hàng, nhiều chuỗi bán lẻ đang tăng các ưu đãi trên những mẫu flagship của Android nhằm chuyển hướng nhu cầu của khách sang các mẫu máy đang sẵn hàng.
Chia sẻ với Zing, nhiều chuỗi bán lẻ lớn tại Việt Nam cho biết đã tung ra nhiều chương trình khuyến mãi sâu cho các dòng smartphone Android vì lượng iPhone 14 không đủ để cung ứng cho thị trường.
Ông Nguyễn Minh Khuê, đại diện Viettel Store, cho biết những tháng cận Tết nhu cầu mua sắm smartphone tăng mạnh. Chuỗi vẫn đang cố gắng trả các đơn đặt hàng iPhone 14 series theo như kế hoạch đã thông báo cho khách hàng.
![]() |
Các chuỗi bán lẻ đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi cho các dòng smartphone Android. Ảnh:Knowmyreviews. |
Đồng thời doanh nghiệp cũng tung ra các chương trình dành riêng cho các flagship Android như Samsung Galaxy Z Fold4, Galaxy Z Flip4 và Galaxy S22 series để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
"Đối với khách hàng đã quen với việc sử dụng iPhone, chuỗi vẫn tiếp nhận các đơn hàng đối với dòng iPhone 14 Pro hoặc tư vấn sang các sản phẩm khác tương tự của Apple như iPhone 13 Series, iPhone 14 và iPhone 14 Plus", ông Khuê chia sẻ.
Chia sẻ với Zing,đại diện Thế Giới Di Động nhận định hệ điều hành của iPhone và Android khác nhau nên sẽ khó chuyển hướng khách hàng qua các mẫu smartphone khác.
Tuy nhiên, chuỗi cũng đã tung ra nhiều chương trình khuyến mãi, tặng kèm phụ kiện và các gói bảo hành đối với các mẫu flagship của dòng Android như Galaxy Z Fold4, Galaxy Z Flip4 nhằm kích cầu mua sắm từ người dùng.
Tại CellphoneS, mẫu iPhone 14 Pro/Pro Max đang "cháy hàng" phiên bản 128 GB và 256 GB màu tím. Vì vậy ngoài việc tư vấn khách hàng chuyển qua các phiên bản có sẵn hoặc các mẫu iPhone 13 Pro/Pro Max, chuỗi cũng có những ưu đãi tốt nhất với các mẫu smartphone Android.
"Khách hàng có thể chuyển hướng sang một số mẫu smartphone cao cấp của Android như Samsung Galaxy Fold4, Galaxy S22 Ultra và Xiaomi 12T Pro. Các mẫu máy này đều đang được khuyến mãi sâu", ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện CellphoneS, chia sẻ.
Đại diện một chuỗi bán lẻ có thị phần lớn trên thị trường tiết lộ các chuỗi lớn đã chuẩn bị hàng hóa đủ để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Các chuỗi nhỏ gặp bất ngờ khi nguồn cung từ Apple không đủ mới dẫn tới tình trạng "mất Tết".
"Chuỗi hoàn toàn chủ động và có chuẩn bị cho các tình huống. Lượng máy bán Tết đã được chuỗi chuẩn bị từ trước nên sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cho dịp mua sắm cuối năm", vị này cho biết.
![]() |
Chủ động hàng hóa từ sớm và chuyển hướng sang các mẫu Android giúp các chuỗi cân bằng lượng hàng phục vụ Tết. Ảnh: Quỳnh Danh. |
Ông Nguyễn Thế Kha, Giám đốc Khối Viễn thông di động hệ thống FPT Shop chia sẻ chuỗi sẽ có đủ lượng hàng cần từ Apple vào tháng 12 để chuẩn bị cho mùa mua sắm cuối năm cũng như Tết âm lịch.
Bà Phùng Phương, đại diện chuỗi Di Động Việt cho biết, chuỗi đã có kế hoạch nhập hàng Tết từ quý III. Việc này nhằm đảm bảo việc phân phối hàng hóa không gặp phải vấn đề thiếu hụt.
“Dịp Tết này, thị trường nhiều khả năng sẽ tập trung vào phân khúc trung và cao cấp. Các mẫu smartphone từ 10 triệu đồng sẽ nhận được nhu cầu lớn”, bà Phương chia sẻ.
Dù nhiều chuỗi bán lẻ khẳng định có đủ hàng với iPhone 14, vẫn xuất hiện phản ánh từ người dùng về việc đã đặt hàng từ lâu nhưng vẫn chưa được thông báo ngày nhận máy cụ thể.
Trên các diễn dàn, hội nhóm mạng xã hội, không hiếm các bài đăng của người dùng Việt về tình trạng lùi ngày giao iPhone 14 đã đặt trước do thiếu hàng. Tình trạng này diễn ra phổ biến nhất với khách mua iPhone 14 Pro Max, đặc biệt là phiên bản màu tím.
Theo chia sẻ của các đại lý bán lẻ ủy quyền của Apple (AAR) tại Việt Nam, do ảnh hưởng từ đối tác Foxconn, lô hàng iPhone 14 về trong tháng 11 đã bị Apple và các nhà phân phối lùi ngày giao hàng.
Apple hiếm khi thừa nhận các vấn đề về sản xuất và cung ứng trên trang chủ, do vậy chúng ta phần nào dự đoán được tình hình nghiệm trọng của sự thiếu nguồn cung đối với iPhone 14 trong thời gian tới.
(Theo Zing)
" alt=""/>Các đại lý tìm tới phao cứu sinh khi iPhone 14 thiếu hàngLà một trong những doanh nghiệp nước ngoài hoạt động năng nổ trong quá trình xây dựng mạng 5G tại Việt Nam, Nokia đang tiếp tục triển khai và tư vấn các bên trong triển khai và ứng dụng hạ tầng mạng 5G trong thời gian tới. Trong đó, mạng dùng riêng 4G/5G đang được hãng nhấn mạnh như một hạ tầng thiết yếu cho giai đoạn chuyển đổi số, hình thành đô thị thông minh. Ông Hoàng Ngọc Thức, Giám đốc Công nghệ Nokia Việt Nam chia sẻ về xu hướng xây dựng mạng dùng riêng 4G/5G.
Giúp Việt Nam cạnh tranh hơn trên môi trường số
- Xin cho biết Nokia hiện có những hoạt động nào tại Việt Nam?
Nokia đã hoạt động ở Việt Nam hơn 30 năm nay. Chúng tôi đã cung cấp dự án đầu tiên từ năm 1989. Chúng tôi hiện nay đang cung cấp các hạ tầng viễn thông bao gồm cả viễn thông di động, viễn thông cố định băng rộng và hạ tầng truyền dẫn cho các nhà mạng lớn ở Việt Nam như VNPT, Mobifone và Viettel.
Trong 5 năm gần đây, tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam luôn ở mức cao, trong đó viễn thông là một trong những hạ tầng quan trọng giúp chuyển đổi số và kinh tế số.
Chúng tôi xem Việt Nam là một thị trường quan trọng của Nokia. Hiện chúng tôi là một trong những đối tác quan trọng của các nhà mạng viễn thông cũng như các doanh nghiệp khác. Trong đó chính phủ Việt Nam cũng là một trong những đối tác của chúng tôi. Các giải pháp của Nokia giúp triển khai hạ tầng viễn thông nhanh chóng và đáng tin cậy hơn.
Thời gian qua Nokia đã ký một số hợp tác với các nhà mạng. Chẳng hạn chúng tôi ký biên bản ghi nhớ với VNPT để ứng dụng mạng không dây dùng riêng trên các hạ tầng 4G/5G nhằm phục vụ cho một số khu vực, cảng, sân bay trên phạm vi cả nước. Ngoài ra chúng tôi cũng có một số hành động ban đầu cùng nhau theo hướng phân tích, đánh giá, chia sẻ các cơ hội hợp tác cho một số dự án tiềm năng.
Những việc này không chỉ giúp ích cho nhà mạng mà còn giúp Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn trên môi trường số.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đang sản xuất một số thiết bị viễn thông di động tại các nhà máy trong nước. Các hoạt động sản xuất này góp phần vào tăng trưởng FDI của nước ta trong năm qua. Nokia xem Việt Nam như một trong các trung tâm sản xuất nắm vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nokia hy vọng sẽ tiếp tục giúp các nhà mạng và Việt Nam mở rộng hạ tầng mạng viễn thông, đặc biệt là mạng 4G trong các năm tới và triển khai mạng 5G từ năm 2023 trở về sau.
Tiềm năng ứng dụng mạng dùng riêng ở Việt Nam
- Ông có thể chia sẻ một chút về mạng dùng riêng (private network) Nokia đang có kế hoạch triển khai?
Hiện nay mạng di động chúng ta đang dùng để gọi điện, sử dụng dữ liệu hàng ngày là mạng di động công cộng dành cho khách hàng tiêu dùng, còn mạng dùng riêng thì phục vụ cho một số mục đích riêng như cho các doanh nghiệp và tổ chức.
Ví dụ như một nhà máy sử dụng mạng có dây và không dây (Wi-Fi). Tuy nhiên tính ổn định và linh động của các mạng này không cao. Thêm vào đó, mạng Wi-Fi có khả năng bị nhiễu nhiều hơn. Trong khi đó, mạng 4G/5G dùng riêng thì luôn đảm bảo kết nối tốc độ cao, sự tin cậy, độ trễ thấp.
Vậy nên mạng dùng riêng có thể được sử dụng trong các nhà máy, bến cảng hoặc trong thành phố thông minh hoặc dành cho các dịch vụ an ninh an toàn.
Mạng không dây dùng riêng có rất nhiều cách triển khai. Có thể thiết lập mạng không dây dùng riêng trên tần số riêng. Hoặc có thể sử dụng một số kiến trúc chia sẻ với những mạng công cộng bằng các công nghệ, như công nghệ slicing.
Slicing là công nghệ tạo lát cắt dành riêng cho dịch vụ đó, đảm bảo được tính an toàn, chất lượng dịch vụ và các yêu cầu khác.
Tùy vào từng trường hợp mà mạng không dây dùng riêng được xây dựng riêng biệt hoặc chia sẻ với mạng di động công cộng.
Nhiều nước, khu công nghiệp trên thế giới, đặc biệt là cảng, sân bay thì họ đã xây dựng mạng dùng riêng này trong điều hành, vận hành hàng ngày hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng đi và đến sân bay. Ở Việt Nam, theo như tôi quan sát, có nhiều tiềm năng về ứng dụng mảng mạng không dây dùng riêng này.
- Xin cho biết tại Việt Nam đã có những bước nào để triển khai mạng dùng riêng này chưa?
Vào cuối tháng 8 vừa qua thì Nokia có ký hợp tác với VNPT để nghiên cứu và đánh giá triển khai dùng riêng 4G/5G tại một số khu vực ở Việt Nam như cầu cảng, sân bay. Nokia có nhân sự ở Việt Nam để hỗ trợ, cùng làm việc với các khách hàng lớn như VNPT, Mobifone, Viettel nghiên cứu, đánh giá tiềm năng trong dự án này.
Trên thế giới, Nokia cũng có rất nhiều khách hàng đang sử dụng mạng không dây dùng riêng. Tính đến đầu tháng 10 này, Nokia có 234 mạng 5G thương mại trên toàn thế giới, 82 trong số đó đã cung cấp dịch vụ 5G công cộng. Trong lĩnh vực mạng không dây dùng riêng thì Nokia có 485 khách hàng. Nokia cũng sử dụng các mạng không dây dùng riêng này trong các nhà máy của chúng tôi ở Phần Lan và Ấn Độ.
- Có khó khăn nào không khi triển khai mạng dùng riêng tại Việt Nam và thế giới thưa ông?
Mạng không dây dùng riêng đã được triển khai trên nền tảng 4G từ lâu. Bắt đầu triển khai từ năm 2010, mạng dùng riêng 4G đáp ứng được 60-70% nhu cầu hiện nay. Mạng dùng riêng 5G thì có ưu điểm hơn ở chỗ độ tin cậy cao, độ trễ siêu thấp có thể đáp ứng phần 30 - 40% còn lại.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, tùy vào thị trường, tính chất doanh nghiệp khác nhau sẽ có đặc điểm triển khai mạng dùng riêng khác nhau. Các doanh nghiệp đang nghiên cứu để áp dụng mạng không dây dùng riêng nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất.
Các nhà mạng trên thế giới đang triển khai, áp dụng, phát huy mạng không dây dùng riêng trong bối cảnh công nghệ 4.0, nhà máy thông minh, và chuyển đổi số đang được quan tâm nhiều.
Chính phủ Việt Nam đưa ra định hướng đặc biệt đến năm 2030 thì hạ tầng viễn thông (bao gồm cả mạng công cộng và mạng không dây dùng riêng) là hạ tầng cơ bản. Bởi trong tương lai, mọi người cần kết nối toàn thời gian để thực hiện các dịch vụ số như: hành chính công, an ninh an toàn, dịch vụ thương mại & thanh toán trực tuyến, dịch vụ video AR/VR/XR chất lượng cao, vốn cần một mạng công cộng lẫn mạng dùng riêng có độ tin cậy cao, độ trễ thấp.
- Trong việc phát triển mạng không dây dùng riêng và 5G thì Nokia đã có phối hợp với cơ quan chính phủ như thế nào?
Việt Nam có định hướng sử dụng mạng 5G làm hạ tầng viễn thông cho chuyển đổi số và phát triển kinh tế số và xã hội số. Từ 2018, Nokia đã có các hội thảo, sự kiện với các nhà mạng lớn ở Việt Nam và chính phủ để chia sẻ những kinh nghiệm mà Nokia đã triển khai, cách thức triển khai của các nhà mạng khác trên thế giới.
Năm 2019, Nokia cung cấp các giải pháp thử nghiệm kỹ thuật 5G với VNPT, Mobifone, Viettel. Cuối 2020, Nokia cung cấp giải pháp 5G để triển khai thử nghiệm thương mại tại Việt Nam, tức là cũng đã gần 3 năm rồi. Việt Nam hiện nay có hơn 40 thành phố đã công bố thử nghiệm mạng 5G. Và Nokia là một trong số các nhà cung cấp thiết bị cho 3 nhà mạng lớn xây dựng hạ tầng viễn thông 5G thử nghiệm thương mại này.
Khác biệt của mạng không dây dùng riêng
- Ông có thể chia sẻ dễ hiểu một số ứng dụng của mạng không dây dùng riêng?
Mạng không dây dùng riêng hướng đến một nhóm đối tượng, mục đích cụ thể. Ví dụ như mạng không dây dành cho an ninh an toàn, trong trường hợp xảy ra thiên tai lũ lụt, một số khu vực bị cô lập thì mạng không dây công cộng có thể bị mất sóng, không kết nối hoặc không sử dụng được. Mạng không dây dùng riêng ngay từ đầu được thiết kế cho mục đích này nên vẫn duy trì, giúp cho kết nối với các vị trí quan trọng, kết nối các cơ quan nhà nước, phường xã, đảm bảo không bị ngắt quãng.
Còn với doanh nghiệp, nếu dùng cáp quang hay Wi-Fi để kết nối tất cả thiết bị trong nhà máy lại với nhau, khi phát sinh thiết bị mới hay dây chuyền mới đòi hỏi doanh nghiệp phải đi lại toàn bộ đường dây mạng, phải kiểm tra xem Wi-Fi có phủ lên vị trí mới hay không, dẫn đến việc triển khai bị chậm lại. Còn đối với mạng không dây dùng riêng thì tất cả đã được tính trong thiết kế ở giai đoạn đầu.
- Xin cho biết chi phí triển khai và vận hành mạng dùng riêng như thế nào nếu so với mạng không dây và mạng cố định hiện tại?
Mạng Wi-Fi triển khai rất dễ, nên có những nhược điểm liên quan đến tính ổn định, độ trễ và tốc độ của nó. Mạng không dây dùng riêng có thể đạt tốc độ cao hơn, lên đến vài Gb/s, độ trễ 1 mili-giây, có thể được ứng dụng vào việc truyền tải video chất lượng cao trong phân tích hình ảnh, điều khiển dây chuyền sản xuất trong nhà máy chẳng hạn.
Mạng mạng không dây dùng riêng với những đặc tính, ưu việt của nó mà mỗi mạng sẽ được thiết kế riêng cho một mục tiêu, trường hợp cụ thể trong nhà máy, doanh nghiệp. Mỗi mạng không dây dùng riêng sẽ được xây dựng đầy đủ tương tự như một mạng di động công cộng nhưng quy mô nhỏ hơn, tối ưu hóa theo yêu cầu, vị trí, đặc điểm của khu vực triển khai.
Không như mạng di động công cộng đa số được vận hành bởi các nhà mạng viễn thông, trên thế giới cách vận hành mạng không dây dùng riêng sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp và có một số mô hình cụ thể, ví dụ như mạng dùng riêng có thể vận hành bởi chính doanh nghiệp/tổ chức, hoặc vận hành bởi nhà mạng viễn thông cung cấp hạ tầng hoặc ở dạng kết hợp cả hai là nhà mạng và doanh nghiệp/tổ chức cùng vận hành.
Doãn Phong
" alt=""/>Mạng dùng riêng 4G/5G