Sáng 26/4/2016, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 của Công ty Cổ phần Cao Su Sao Vàng (mã SRC - HOSE), HĐQT đã đưa tờ trình về việc ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty CP tập đoàn Hoành Sơn.
![]() |
Đại gia Hà Tĩnh Phạm Hoành Sơn |
Cụ thể, theo kế hoạch, SRC sẽ tiến hành di dời nhà máy khỏi 231 Nguyễn Trãi để mở rộng quy mô đầu tư sản xuất. Tuy nhiên, khả năng tài chính công ty còn hạn chế để phục vụ việc di dời, đầu tư mở rộng nhà máy nên SRC tìm đối tác đầu tư tại lô đất 231 Nguyễn Trãi, tận dụng lợi thế khu đất để tạo nguồn vốn hỗ trợ công tác di dời.
SRC đề nghị lựa chọn CTCP Tập đoàn Hoành Sơn là đối tác ký hợp đồng đầu tư vì đây là đối tác trả giá cao nhất (435 tỷ đồng) và là một nhà đầu tư đã và đang tham gia nhiều dự án lớn tại Hà Nội.
2 bên thỏa thuận góp vốn thành lập Công ty TNHH Sao Vàng- Hoành Sơn với số vốn điều lệ 100 tỷ đồng (trong đó SRC góp 26%, Hoành Sơn 74%) để đầu tư phát triển khu hỗn hợp, bao gồm TTTM- Dịch vụ- Văn phòng- Căn hộ cao cấp để bán và cho thuê tại 231 Nguyễn Trãi.
Tuy nhiên, tại đại hội cổ đông nghi ngờ năng lực của CTCP Tập đoàn Hoành Sơn và đề nghị phủ quyết tờ trình về việc SRC hợp tác với Hoành Sơn làm dự án tại khu đất 231 Nguyễn Trãi, bên cạnh đó cổ đông yêu cầu đưa ra đấu giá công khai khi nhận thấy tài sản bị thất thoát quá nhiều từ sự hợp tác này.
Tuy nhiên, ông Mai Chiến Thắng - Tổng giám đốc công ty Cao Su Sao Vàng lại khẳng định Hoành Sơn là đối tác có năng lực tài chính và đã làm với Tập đoàn hóa chất Việt Nam nhiều dự án. Việc quan trọng nhất là họ có tiềm lực về tài chính và việc lập công ty chỉ là để hợp thức hóa vấn đề hợp tác. Hiện nay đất ở đây, quy hoạch của thành phố còn 1,2ha để xây dựng dự án, còn lại để xây dựng công trình công cộng như trường học, công viên..
Được biết, trước thời điểm Tập đoàn Hoành Sơn ký hợp tác với SRC, có rất nhiều đại gia bất động sản, bằng nhiều con đường khác nhau đã tham gia vào cuộc chiến thâu tóm mảnh đất vàng này như Công ty cổ phần phát triển BĐS Việt Hưng, Tập đoàn Đất Xanh, Tập đoàn Hoàng Huy.
![]() |
Khu đất vàng Cao Su Sao Vàng gần nhiều dự án đô thị lớn, bám sát tuyến metro |
Đại gia tỉnh lẻ Hoành Sơn là ai?
Hoành Sơn là một công ty tư nhân thành lập cách đây 10 năm với số lao động ban đầu chỉ 10 người. Công ty có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng do ông Phạm Hoành Sơn sinh năm 1972 tại Đức Thọ, Hà Tĩnh là Chủ tịch HĐQT. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là thương mại, vận tải, xây dựng hạ tầng khu kinh tế, cảng biển…
Tại Hà Nội, Tập đoàn Hoành Sơn là một cái tên xa lạ nhưng tại Miền Trung đây là một cái tên khá nổi, gắn liền với quá trình xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng. Dự án mới nhất của Tập đoàn này là Dự án xây dựng Cảng tổng hợp quốc tế Hoành Sơn có quy mô 16ha với tổng mức đầu tư 1.489 tỷ đồng, cùng hệ thống kho bãi và khu dịch vụ hậu cảng với công suất khai thác dự kiến 2.300.000 tấn/năm. Công trình dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2017.
Giai đoạn năm 2011 - 2015, Công ty cổ phần tập đoàn Hoành Sơn đã khởi công dự án xây dựng hệ thống cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng với tổng mức đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng.
Trong năm 2014 - 2015, Tập đoàn Hoành Sơn đã triển khai một số dự án lớn khác như: Dự án nhà máy sản xuất phân lân và NPK công suất 800.000 tấn sản phẩm/ năm, Dự án Cảng biển quốc tế công suất xếp dỡ trên 3 triệu tấn /năm, Dự án xây dựng nạo vét khu neo đậu tránh trú bão tàu biển Cửa khẩu Hà Tĩnh, Dự án hồ chứa nước và thủy điện tại phía Tây thành phố Đà Nẵng, Dự án nhà máy sản xuất chế biến kaly tại CHDCND Lào công suất 2 triệu tấn/ năm
Năm 2014, doanh thu của toàn Tập đoàn Hoành Sơn đạt trên 2.000 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2013, nộp ngân sách đạt trên 110 tỷ đồng, tăng 127% so với thực hiện năm 2013.
Dù là một tên tuổi khá nổi tại khu vực Miền Trung nhưng Hoành Sơn lại không phải là một nhà phát triển BĐS chuyên nghiệp về đầu tư chung cư, thương mại, văn phòng, nhà cao tầng…Đây cũng là điều dễ hiểu khi mà nhiều cổ đông của Cao Su Sao Vàng nghi ngờ năng lực của Tập đoàn này.
Dù vẫn có một số cổ đông nghi ngờ năng lực của Hoành Sơn nhưng Đại hội đã thông qua Tờ trình về việc SRC ký hợp đồng hợp tác với Công ty CP Tập Đoàn Hoành Sơn với 97,82% số phiếu tán thành. Như vậy, khu đất vàng 231 Nguyễn Trãi, Hà Nội đã chính thức có ông chủ mới.
Theo Trí thức trẻ
Không phải Vingroup, FLC, BRG… ai đang xuất hiện ở “đất vàng” Cao Su Sao Vàng?" alt=""/>Vì sao cổ đông e ngại đất vàng 231 Nguyễn Trãi Hà Nội về tay đại gia tỉnh lẻ Hoành Sơn?
Báo cáo độc quyền VCS-Threat Intelligence do công ty An ninh mạng Viettel (VCS) thực hiện cho thấy, năm 2023 có tới 10.552 tài khoản ở lĩnh vực bán lẻ, 26.654 tài khoản trong lĩnh vực sản xuất, 11.642 tài khoản trong lĩnh vực giáo dục và 30.412 tài khoản trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng đã bị xâm nhập và đánh cắp, tăng 200% so với năm 2022 và có nguy cơ gây thiệt hại lên đến 16,5 tỷ đồng.
Khoảng 5.800 tên miền lừa đảo, giả mạo thương hiệu các doanh nghiệp, tổ chức đã được sử dụng trong các chiến dịch lừa đảo người dùng cá nhân, tất cả đều thuộc về lĩnh vực bán lẻ, tài chính – ngân hàng. Đã có 126 chiến dịch tấn công với mục đích xâm nhập, tống tiền, theo dõi và đánh cắp thông tin, tăng 58% so với năm 2022.
Đáng chú ý, năm 2023 bùng nổ việc rao bán thông tin người dùng cùng với dữ liệu hệ thống và dữ liệu nhạy cảm của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, bán lẻ, giáo dục, tài chính – ngân hàng. Đặc biệt, trong 24 vụ lộ lọt thông tin và dữ liệu được rao bán, có tới 19 vụ liên quan đến lĩnh vực bán lẻ.
Theo VCS, nguyên nhân các vụ rao bán, lộ lọt dữ liệu đều do tài khoản quản trị của các hệ thống lưu trữ dữ liệu bị ăn cắp (do quản trị viên đăng nhập hệ thống trên các máy tính nhiễm mã độc đánh cắp thông tin). Sau đó, tin tặc mua bán tài khoản quản trị này và sử dụng truy cập trực tiếp vào hệ thống trích xuất dữ liệu. Bên cạnh đó, một số trường hợp hacker lợi dụng lỗ hổng trên các hệ thống doanh nghiệp, trích xuất dữ liệu trái phép và rao bán dữ liệu với số tiền chuộc khá lớn.
Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp bán lẻ cần rà soát, đổi mật khẩu mạnh cho các tài khoản nội bộ bị lộ lọt, rao bán đã được cảnh báo. Rà soát nhật ký truy cập các hệ thống có tài khoản lộ lọt, xác định các dấu hiệu truy cập bất thường, điều tra và phản ứng nếu xác định có sự cố xâm nhập trái phép. Liên tục cập nhật thông tin về các bản vá cho hệ thống để tránh nguy cơ bị tấn công, xâm nhập trái phép gây lộ lọt dữ liệu.
Theo ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, doanh nghiệp, tổ chức và người dân đang phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ về an toàn thông tin trên không gian mạng. Chính vì thế, việc đầu tư cho an toàn, an ninh mạng là đầu tư cho phát triển bền vững và tạo ra giá trị.
Doanh nghiệp cần chú trọng giải quyết nguy cơ tiềm tàng đang tồn tại trong hệ thống thông tin. Các tổ chức, doanh nghiệp đang ngồi tại hội thảo, nhưng hệ thống thông tin có thể đang bị tấn công mạng hoặc đã bị tấn công mạng, vấn đề là chưa nhận ra.
Hiện trạng đang diễn ra hiện nay tại các tổ chức, doanh nghiệp là đầu tư rất nhiều cho hệ thống an toàn thông tin trước những nguy cơ mới, nhưng lại quên mất rằng còn rất nhiều lỗ hổng, điểm yếu đã được cảnh báo nhưng chưa được xử lý triệt để, hoặc hệ thống thông tin đang bị chiếm quyền mà không biết đến, kẻ tấn công đang nằm im để chờ đợi thời cơ mới, hoặc đang âm thầm đánh cắp thông tin bí mật của tổ chức.
Vì thế, tổ chức, doanh nghiệp cần giải quyết những nguy cơ đã được biết, đang tồn tại trước khi nghĩ đến việc đầu tư cho những nguy cơ mới.
Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo, nếu hiểu game là ngành nội dung số dựa trên công nghệ số thì điều đầu tiên cần quan tâm là nguồn nhân lực số mà nền móng chính là công tác đào tạo. Trước đây, game được nhìn nhận là trò giải trí, vô bổ nhưng từ năm 2023, quan điểm này đã thay đổi. Năm ngoái, Chính phủ đã không đưa game vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mà xem đây là một ngành tiềm năng, cần có động lực thúc đẩy phát triển, thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực một cách bài bản.
Tại Việt Nam, đa số những người làm game tự tìm tòi, sáng tạo ra các sản phẩm. Chính sự đam mê, sáng tạo, không ngại khó, khổ và nhanh nhạy nắm bắt thị trường đã đưa ngành game Việt Nam năm 2023 vào top 5 thế giới với hơn 4,2 tỷ lượt tải (theo thống kê của Google).
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều game chưa tốt do thiếu sự bài bản và kiến thức chưa mở rộng. Chính vì thế, đào tạo trở thành môi trường để những người làm game học hỏi, chia sẻ lẫn nhau, làm cho kiến thức không bị mai một và người học có thể biết bắt đầu từ đâu.
Tổng Giám đốc VTC cho rằng từ trước đến nay, vì mọi người chỉ hiểu game là trò giải trí nên không gian về game trở nên chật hẹp. Ông đưa ra định nghĩa game+ và game+++ để mọi người có thể hiểu game như một xã hội thu nhỏ trong thế giới ảo.
Game có thể được mở rộng ra các lĩnh vực khác, có thể là tương lai của ngành giáo dục. Điển hình trong việc học lịch sử, thay vì dạy theo truyền thống một cách khô khan, có thể chuyển hóa bài học thành game có nội dung lịch sử để học sinh tiếp thu nhanh hơn.
Bên cạnh đó, game có thể giải quyết được vấn đề về thực hành, chẳng hạn đối với một số vấn đề thế giới thực chưa làm được, có thể đưa lên không gian ảo để thử nghiệm trước, sau đó chuyển hóa về không gian thực.
Trở lại với công tác đào tạo ngành game, ông Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng tại Việt Nam, game được coi là một ngành nên đã hình thành nghề, nhưng lại chưa có cơ sở đào tạo và cấp bằng về nghề game một cách chính quy. Chính vì thế, để ngành phát triển lâu dài, cần tiến hành đào tạo một cách bài bản. Đối với một sản phẩm game, khâu thiết kế game là quan trọng nhất nhưng ở Việt Nam, công đoạn này vẫn còn yếu, vì thế cần bắt đầu đào tạo từ khâu này.
Cùng quan điểm, TS. Cao Minh Thắng, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông CDiT, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, chủ trì xây dựng Chương trình thiết kế và phát triển game, cũng chia sẻ theo dữ liệu khảo sát trong 3 năm qua, năng lực thiết kế game của Việt Nam còn hạn chế.
Ngành game trong nước chủ yếu nhập, chỉnh sửa, phát hành hoặc thiết kế dòng game đơn giản, chạy theo xu hướng, ít sáng tạo. Cùng với đó, công nghệ thiết kế và phát triển còn lạc hậu, quá tập trung vào dòng game mobile. Các nhà phát triển trong nước chưa tận dụng được thế mạnh công nghệ mới, đặc biệt là AI, dù chủ đề này được nói rất nhiều trong thời gian qua.
Chính vì vậy, để tiến tới mục tiêu tỷ đô, ngành game cần chương trình đào tạo chuyên sâu. Hai năm qua, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo với sự hỗ trợ của cơ quan ban, ngành, các công ty lớn.
Năm 2024, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam đào tạo chính quy về ngành game, tập trung vào hai lĩnh vực chính là thiết kế kịch bản và phát triển trò chơi. Trong giáo trình sẽ xây dựng kiến thức nền tảng vững chắc liên ngành, kiến thức lịch sử văn minh, văn hóa để học sinh thiết kế câu chuyện, cân bằng, nền kinh tế trong game, ứng dụng AI...
Tại Vietnam GameVerse 2024, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông công bố hợp tác với các doanh nghiệp lớn trong ngành game về đào tạo nhân sự chất lượng cao.
Trong khi đó, Trung tâm VTC Game Academy cũng ra mắt và ký kết hợp tác cùng các đơn vị có hệ đào tạo chính quy, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo nội dung số như Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Cao đẳng Thông tin và Truyền thông và các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Google để đào tạo nhân sự ngành game.
" alt=""/>Muốn phát triển đường dài, nhân lực ngành game cần được đào tạo bài bản