
TIN LIÊN QUAN:
>> Phòng khám tư “cắt cổ” bệnh nhân
>> Phòng khám tư “cắt cổ” bệnh nhân
Trong nhóm nền tảng chung: Yên Bái là 1 trong 9 địa phương đứng đầu về nhận thức số, 1 trong 10 địa phương đứng đầu về nhân lực số. Xếp thứ 9 trong đảm bảo An toàn thông tin mạng, đứng thứ 15 trong xếp hạng thể chế số và Xếp thứ 11 trong hoạt động kinh tế số.
Ngoài ra, trong đánh giá về Cổng dịch vụ công - khối tỉnh, tỉnh Yên Bái xếp thứ 3 trong nhóm các tỉnh thành được đánh giá ở mức độ A.
Cũng theo xếp hạng chỉ số Chuyển đổi số năm 2022, Yên Bái là 1 trong 9 địa phương trong toàn quốc dẫn đầu về nhận thức số. Yên Bái cũng nằm trong Top 10 địa phương dẫn đầu về nhân lực số và xếp hạng 3 trong nhóm 9 tỉnh được đánh giá mức độ A trong bảng đánh giá Cổng dịch vụ công khối tỉnh.
Chuyển đổi số ở tỉnh miền núi Yên Bái đã và đang trở thành “phong trào” thi đua sâu rộng, vừa có tính toàn dân và vừa toàn diện trên các lĩnh vực, tại các địa phương, với những kết quả bước đầu ấn tượng. Việc xây dựng mô hình chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số tiếp tục được tập trung chỉ đạo theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, là chủ thể và mục tiêu phục vụ. Kinh tế số bước đầu được hình thành và ngày càng phát triển.
Yên Bái hiện đứng thứ 14/63 tỉnh, thành phố về số lượng tài khoản hoạt động trên các sàn thương mại điện tử Voso và Postmart (đứng thứ 7/63 tỉnh, thành phố về số sản phẩm được đưa lên các sàn thương mại điện tử).
Xã hội số đang dần được hình thành. Ứng dụng công dân số YenBai-S đã triển khai trên địa bàn toàn tỉnh, trở thành kênh thông tin tương tác quan trọng giữa chính quyền và người dân, doanh nghiệp, góp phần tích cực cải thiện mức độ hài lòng của người dân với chính quyền cũng như nâng cao thứ hạng các bộ chỉ số đánh giá về tỉnh.
Minh Ngọc
" alt=""/>Chỉ số đánh giá chuyển đổi số năm 2022: Yên Bái xếp thứ 15/63Tôi lập gia đình cách đây 4 năm. Hiện giữa tôi và anh có một bé gái 3 tuổi. Trong cuộc sống gia đình có đôi lần cãi, bất đồng nhưng tôi vẫn luôn tự hào mình là một người phụ nữ may mắn vì được chồng yêu thương, chiều chuộng. Tuy nhiên, cách đây một tuần, tôi phát hiện trong máy tính của chồng có những đoạn tin nhắn chát sex với một cô sinh viên đại học đang thực tập.
![]() |
Ảnh minh họa |
Trong những đoạn tin nhắn ấy ngoài những lời hờn dỗi, mật ngọt, họ còn dùng những lời lẽ tục tĩu dành cho nhau.
Qua những lời chat, tôi còn biết được rằng, họ vô cùng nhớ nhung nhau sau cái lần đầu tiên 2 người gần nhau ở một nhà nghỉ. Đặc biệt cô ấy còn trơ trẽn nói với chồng tôi rằng nhớ cái “của nợ” anh. Nhìn những đoạn chat, tôi biết họ vô cùng thích thú.
Nước mắt không thể chảy có lẽ là minh chứng đau đớn nhất cho tất cả mọi nỗi đau của tôi lúc đó. Tôi bình tĩnh lấy điện thoại chụp lại những dòng chat đó. Trước mặt chồng, tôi thể hiện rằng mình chưa biết chuyện gì. Chồng tôi vẫn hàng ngày ăn mặc đẹp đến văn phòng và chát với cô gái kia. Còn tôi, mỗi ngày trôi qua, tôi luôn bị ám ảnh bởi những tin nhắn tục tĩu đó rồi đau đớn, uất nghẹn.
Cuối cùng, tôi quyết định nói chuyện rõ ràng với anh. Tôi đưa cho anh xem những dòng chat đó rồi chờ anh giải thích. Trong lòng tôi vẫn nghĩ chồng sẽ lo lắng, sẽ giải thích tường tận và xin lỗi vợ nhưng không, anh ấy chỉ nói rằng đó là trêu đùa cho vui thôi còn em muốn tin hay không thì tùy.
Giận quá, tôi nói rằng mình sẽ đi gặp cô kia nói cho ra lẽ rồi tung hê cho bố mẹ cô ta biết. Nghe xong, anh ấy gằm mặt xuống rồi bảo “Em làm vậy là quá đáng rồi đấy” và đi ra khỏi phòng.
Hiện tôi vô cùng hoang mạng, rối bời. Tôi không hiểu nổi tại sao chồng tôi lại có thể thay đổi như vậy. Mong hãy cho tôi lời khuyên?.
Chuyên gia tâm lý Kiều Dung:
Tôi rất hiểu cảm giác hoang mang, khó chịu của bạn lúc này. Dù vậy, hơn lúc nào hết, bạn phải thật bình tâm. Có như vậy bạn mới có thể đưa ra suy nghĩ và quyết định chính xác được.
![]() |
Ảnh minh họa |
Chuyện đã xảy ra rồi, có nóng vội cũng không thay đổi được gì. Trước tiên bạn hãy nghĩ kỹ lại xem thời gian gần đây chồng em có biểu hiện gì khác lạ không hoặc giữa hai vợ chồng có điều gì mâu thuẫn khiến anh ấy buồn lòng không? Và giả sử có chuyện anh ấy lầm lỡ thật thì bạn sẽ thế nào? Sẽ cho anh ấy một cơ hội sửa sai hay không tha thứ và đường ai nấy đi.
Hãy nghĩ xem trong lòng mình muốn gì khi khả năng xấu nhất xảy ra nhé. Tôi tin rằng khi trả lời được từng ấy câu hỏi, bạn sẽ có hành động và lựa chọn sáng suốt.
Mai Chi (ghi)
Sở Thông tin và Truyền thông, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo:
Thường xuyên bám sát định hướng, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Thông tin và Truyền thông về chuyển đổi sổ; tích cực, chủ động tham mưu cho UBND tỉnh, Ban Tham mưu đánh giá, xếp hạng Chỉ số chuyển đổi số của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố theo Quyết định số 1900/QĐ-UBND ngày 21/12/2022 của UBND tỉnh.
Trong đó, có phân tích các ưu điểm, hạn chế; chỉ ra các cơ quan, đơn vị làm tốt, các đơn vị chưa thực hiện tốt; đánh giá nguyên nhân của hạn chế, tồn tại để có giải pháp khắc phục. Bảng xếp hạng này là bức tranh tổng thể để các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thành phố thấy rõ về thực trạng chuyển đổi số của đơn vị mình, từ đó quyết tâm, 3 quyết liệt hơn nữa trong chỉ đạo, triển khai thực hiện.
Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính khẩn trương thẩm định các hoạt động đầu tư, thuê dịch vụ công nghệ thông tin, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo trình tự, thủ tục quy định, công khai, minh bạch, vì lợi ích chung để các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện, đảm bảo tiến độ thời gian và hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2023 theo Kế hoạch đã đề ra.
Khẩn trương tham mưu UBND tỉnh thành lập các Đoàn kiểm tra về chuyển đổi số, nội dung, chương trình, lịch trình kiểm tra theo Kế hoạch số 1396/KH-UBND ngày 07/6/2023 của UBND tỉnh để kịp thời nắm bắt tình hình thực tế, chỉ đạo, đề ra các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị. Thời gian hoàn thành: trước ngày 10/8/2023.
Tổ chức rà soát, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tham mưu sửa đổi, bổ sung Đề án chuyển đổi số của tính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 phù hợp với định hướng, chỉ đạo của Trung ương, yêu cầu, điều kiện thực tiễn của địa phương, đảm bảo về nguồn lực triển khai thực hiện các nhiệm vụ; báo cáo UBND tỉnh xem xét. Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, hỗ trợ triển khai xây dựng các mô hình mới, sáng tạo về chuyển đổi số tại các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, hợp tác xã, để từ đó các cơ quan, đơn vị học tập kinh nghiệm, nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
Trong đó: (1) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát lựa chọn, hỗ trợ 01 doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng mô hình điểm về chuyển đổi số; (2) mỗi huyện, thành phố xây dựng ít nhất 01 mô hình về chuyển đổi số tại cấp xã. Thời gian hoàn thành: trước ngày 20/8/2023. Chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh (Trung tâm Phục vụ hành chính công) và đơn vị cung cấp dịch vụ (VNPT Cao Bằng) hoàn thành nhiệm vụ hợp nhất Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử tỉnh thành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Cao Bằng đảm bảo yêu cầu không làm gián đoạn việc tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa các cấp và đặc biệt không làm ảnh hưởng, gián đoạn đến nhu cầu sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân và doanh nghiệp. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Cao Bằng sau khi hợp nhất đảm bảo hoạt động ổn định, liên tục, an toàn thông tin, an toàn dữ liệu.
Tiếp tục phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh (Trung tâm phục vụ hành chính công) thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính; số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ; triển khai các giải pháp cụ thể, hiệu quả nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến; nâng cao sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan nhà nước.
Tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông thực hiện các giải pháp phủ mạng cáp quang, mạng di động băng rộng đến tất cả các thôn, xóm trên địa bàn tỉnh, xóa các vùng trắng, vùng lõm về sóng di động tại 179 thôn, xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh. Tham mưu văn bản của UBND tỉnh đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ tỉnh phủ mạng cáp quang, di động, xóa các vùng trắng, vùng lõm về sóng di động; hoàn thành, trình UBND tỉnh trước ngày 31/7/2023.
Chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp tham mưu UBND tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành các chính sách hỗ trợ đặc thù trong lĩnh vực chuyển đổi số, đặc biệt là chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách về công nghệ thông tin, an toàn thông tin; hỗ trợ thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã chuyển đổi số.
Đối với nhiệm vụ chuyển đổi số về du lịch:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số du lịch; xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm 2023 và các năm tiếp theo. Nghiên cứu, tiên phong xây dựng mô hình mới, tạo điểm sáng về chuyển đổi số du lịch Cao Bằng; tập trung ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số tại các khu, điểm du lịch. Quán triệt tinh thần triển khai khẩn trương, thiết thực, hiệu quả, đúng quy định, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch chung của tỉnh; không để lãng phí nguồn lực, đầu tư nhưng không mang lại hiệu quả thực tế.
Nhất trí điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ về chuyển đổi số du lịch trong Đề án chuyển đổi số của tỉnh, Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Giao Sở Thông tin và Truyền thông; (1) khẩn trương phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ về chuyển đổi số du lịch trong Đề án chuyển đổi số của tỉnh để triển khai thực hiện; hoàn thành, trình UBND tỉnh trước ngày 31/7/2023; (2) hướng dẫn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với doanh nghiệp viễn thông triển khai thí điểm một số nhiệm vụ về chuyển đổi số du lịch tại các khu, điểm du lịch trong năm 2023, trước khi đánh giá, triển khai chính thức.
Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu cần đổi, bổ sung kinh phí cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ để ra, hoàn thành nhiệm vụ chung của tỉnh. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trị, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu, đề xuất Kế hoạch và tổ chức hội nghị/cuộc họp sơ kết thực hiện nhiệm vụ về chuyển đổi số du lịch theo nhiệm vụ giao của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số giao cho tỉnh Cao Bằng. Hoàn thành, trình UBND tỉnh trước ngày 30/8/2023 để xem xét.
Đối với tổ chức bộ máy và hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số, Tổ công tác triển khai Đề án 06 các cấp:
Tại cấp tỉnh, cấp huyện: Giữ nguyên mô hình gồm 02 tổ chức riêng biệt: BCĐ chuyển đổi số và Tổ công tác triển khai đề án 06. Triển khai những nội dung sau:
(1) Kiện toàn thành viên của 02 tổ chức này theo hướng các cơ quan, đơn vị đồng thời là thành viên của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số và Tổ công tác triển khai Đề án 06 thì cử 01 đồng chí Lãnh đạo đồng thời tham gia Ban Chỉ đạo và Tổ công tác.
Giao Sở Thông tin và Truyền thông - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh và Công an tỉnh - cơ quan thường trực Tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh phối hợp tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ công tác theo chỉ đạo trên đồng thời hướng dẫn UBND cấp huyện triển khai thực hiện. Thời gian hoàn thành: trong tháng 8/2023.
(2) Tích hợp nội dung và tham mưu tổ chức các cuộc họp thường kỳ (đột xuất), sơ kết, tổng kết chung của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số và Tổ công khai Đề án 06. Giao Sở Thông tin và Truyền thông là đầu mối, chủ trì, phối hợp với Công an tinh tổng hợp nội dung, đề xuất, tham mưu tổ chức các cuộc họp của Ban Chỉ đạo và Tổ công tác cấp tỉnh.
Tại cấp xã và thôn, xóm, tổ dân phố: Đồng ý hợp nhất Ban Chỉ đạo chuyển đổi số cấp xã và Tổ công tác triển khai thực hiện Đề án 06 cấp xã; Tổ công nghệ số cộng đồng và Tổ công tác triển khai thực hiện Đề án 06 thôn, xóm, tổ dân phố để chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác chuyển đổi số, Đề án 06 tại cấp xã và các thôn, xóm, tổ dân phố. Giao Sở Thông tin và Truyền thông và Công an tỉnh hướng dẫn UBND các huyện, thành phố về việc hợp nhất, mô hình tổ chức, cách thức hoạt động và hướng dẫn các giải pháp cụ thể để phát huy hiệu quả của các tổ chức này tại cơ sở. Hoàn thành trong tháng 8/2023.
Triển khai Trung tâm giám sát, điều hành thông minh thành phố Cao Bằng:
Cần đánh giá, báo cáo UBND tỉnh một cách tổng thể, toàn diện về sự cần thiết, khẳng định hiệu quả sau 02 năm thí điểm, khả năng thực hiện của đơn vị. UBND tỉnh sẽ đồng ý chủ trương triển khai khi UBND thành phố xác định được rõ ràng, cụ thể mục tiêu, giải pháp, phạm vi triển khai, dự kiến về nguồn lực thực hiện. Không nóng vội, không triển khai khi chưa xác định rõ sự cần thiết, mục tiêu, yêu cầu cụ thể, chưa bảo đảm sẵn sàng các yếu tố cần thiết cho việc duy trì, vận hành và chưa xác định rõ các tiêu chí, chỉ tiêu đo lường, đánh giá hiệu quả triển khai.
Dự thảo Kế hoạch tổ chức Hội thảo Chuyển đổi số năm 2023:
Đồng ý chủ trương tổ chức Hội thảo theo đề xuất của Sở Thông tin và Truyền thông. Trong đó, lưu ý: (1) Tích hợp nội dung với Hội thảo An toàn thông tin 6 tỉnh Cao Bằng năm 2023, tổ chức thành 01 Hội thảo chung; (2) Tổ chức Hội nghị theo hình thức trực tiếp; (3) Tổ chức trưng bày các gian hàng quảng bá, giới thiệu các sản phẩm công nghệ thông tin, chuyển đổi số của các doanh nghiệp viễn thông bên lề Hội thảo. Giao Sở Thông tin và Truyền thông tiếp thu ý kiến chỉ đạo, hoàn thiện, trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện. Hoàn thành trước ngày 15/8/2023.
V.v...V.v...
Đức Yên và nhóm PV, BTV" alt=""/>“Năm dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới”