Cuộc thi trở lại với những đổi mới. Cụ thể, thời lượng mỗi tập lên sóng sẽ rút ngắn từ 60 phút xuống 45 phút, MC dẫn ngắn gọn và vui nhộn, tiết tấu dựng cũng nhanh hơn. Năm nay ngoài dòng nhạc bolero chủ đạo, chương trình sẽ có vòng thi dành cho những dòng nhạc khác. Sân khấu được đầu tư mạnh như tái hiện bối cảnh xưa hoặc đưa cả làng nghề truyền thống lên sân khấu.
Dàn giám khảo Tình Boleromùa giải 2022 gây nhiều sự chú ý. Theo đó, ca sĩ Đông Đào và NSƯT Vũ Thành Vinh sẽ là 2 giám khảo chính xuyên suốt chương trình. Dàn giám khảo khách mời tham gia mỗi vòng đấu gồm ca sĩ Mỹ Lệ, ca sĩ Quang Hà, quán quân Tình Bolero2016 Quý Bình, á quân mùa 2016 Minh Luân, quán quân mùa 2017 Hà Thu, quán quân mùa 2018 Kha Ly,...
Đây là lần đầu tiên ca sĩ Đông Đào chấm thi xuyên suốt chương trình Tình Bolerothay vì chỉ tham gia một số tập hồi mùa giải 2017. Năm 1991, tên tuổi chị nổi lên, thường được nhắc cùng Như Quỳnh. Bởi năm đó, Đông Đào đoạt giải Nhất Tiếng hát truyền hình TP.HCM còn Như Quỳnh đoạt giải đặc biệt, cả hai lại có vẻ đẹp hao hao nhau.
Gần 31 năm trong nghề, Đông Đào ít xuất hiện trên truyền thông nhưng luôn là cái tên quen thuộc với khán giả truyền hình. Hơn 10 năm nay, chị tập trung kinh doanh, khi trở thành doanh nhân thành đạt, sự nghiệp ổn định thì trở lại với đam mê nghệ thuật.
Dàn nghệ sĩ tham gia năm nay được công bố gồm diễn viên Nguyễn Lê Bá Thắng, diễn viên Đinh Y Nhung, MC Tuấn Anh, diễn viên Minh Khuê, diễn viên Trọng Nhân, diễn viên Phi Ngọc Ánh, diễn viên - người mẫu Hoàng Kỳ Nam và nhà thiết kế Phạm Sĩ Toàn.
Chia sẻ với VietNamNet, NSƯT Vũ Thành Vinh nhận định dàn nghệ nghĩ tham gia mùa giải này tài năng và mang nhiều màu sắc khác nhau. Các diễn viên Trọng Nhân, Bá Thắng, Phi Ngọc Ánh và Minh Khuê sẽ đem lại bất ngờ cho người nghe ngay khi họ cất giọng lên.
Vì là diễn viên chuyên nghiệp, họ luôn kết hợp diễn xuất để tạo hiệu ứng cho phần trình diễn. Chẳng hạn, mỗi lần Đinh Y Nhung xuất hiện đều mang lại hình ảnh rất "điện ảnh" với đôi mắt biết nói và cách thể hiện nhân vật ấn tượng qua từng ca khúc. Bên cạnh đó, MC Tuấn Anh và người mẫu Kỳ Nam là những ẩn số của cuộc thi.
NTK Sĩ Toàn mang đến câu chuyện cảm động về tình yêu anh dành cho chiếc áo dài và âm nhạc, khát khao một lần đứng trên sân khấu hát bolero. "Nhưng khi anh ấy bước lên sân khấu, đôi chân run rẩy, đứng không vững vì quá hồi hộp. Khi hoàn thành bài hát anh đã bật khóc vì hạnh phúc", anh cho hay.
Quách Ngọc Ngoan gây bão 'Tình bolero' 2018 với bài 'Giã từ'
" alt=""/>Mỹ Lệ, Đông Đào chấm thi 'Tình Bolero' 2022Nếu thời gian đầu thai kỳ thuận lợi thì những tháng cuối, chị Quỳnh bị phù chân, mệt mỏi. Tuy nhiên, chị cố gắng làm việc, tăng ca đến 23h mới về nhà.
Trước khi chuyển dạ, chị Quỳnh vẫn miệt mài làm việc ở công ty. Phát hiện có dấu hiệu sinh, chị vội vàng đến bệnh viện. Sau sinh, chị Quỳnh bị tiền sản giật, phải nằm phòng hậu phẫu.
Để gặp con, chị phải gọi điện cho chồng. Thấy con qua điện thoại, nước mắt của chị lăn dài. “Trước khi sinh, tôi cứ nghĩ mình là người đầu tiên ôm con, nhưng không phải. Tôi nằm cách ly với con hoàn toàn, chỉ nhìn con qua điện thoại.
Vài ngày sau, tôi năn nỉ mấy lần hộ lý mới lấy xe lăn đẩy tôi lên thăm con”, chị kể lại.
Xuất viện, chị Quỳnh dự định làm theo kế hoạch ban đầu là về nhà ngoại ở cữ. Tuy nhiên, chồng chị thấy không thoải mái khi ở nhà vợ. Hai người bàn bạc, cuối cùng quyết định ở cữ tại nhà nội.
Hàng ngày, mẹ chồng phụ trách việc nấu ăn, còn mẹ đẻ hỗ trợ chị Quỳnh chăm cháu. Hết tháng ở cữ, chị tự mình chăm con.
Lúc này, em bé quấy khóc nhiều khiến chị căng thẳng. Thỉnh thoảng, chị chạy vào nhà vệ sinh khóc nức nở, rồi trở ra tiếp tục chăm con.
Lập quỹ quyên tiền cứu con
Niềm vui con biết lật lẫy kéo dài không bao lâu, chị phát hiện con có nhiều biểu hiện bất thường. Bé có dấu hiệu chậm phát triển, không thể ngóc đầu, lẫy người như trước. Chị Quỳnh đưa con đến khám tại nhiều bệnh viện lớn.
Bác sĩ nghi ngờ em bé mắc bệnh teo cơ tủy sống.
Sau 3 tuần chờ đợi, chị chết lặng khi cầm kết quả xét nghiệm. Câu “những bé như thế này không sống quá 2 tuổi” của bác sĩ như nhát dao chí mạng khiến chị sụp đổ.
“Bác sĩ còn tư vấn nhiều điều, nhưng tôi chẳng nghe được bao nhiêu. Điều tôi quan tâm nhất là thuốc chữa căn bệnh teo cơ tủy sống.
Tuy nhiên, loại thuốc chữa trị căn bệnh này chỉ có ở nước ngoài và giá khoảng 50 tỷ đồng. Hàng năm, công ty dược đó có chương trình bốc thăm may mắn cho các bé mắc bệnh trên toàn thế giới.
Lúc đó, tôi có đăng ký và chờ bốc thăm nhưng kết quả không như mong muốn”, chị Quỳnh kể.
Thời gian đầu, vợ chồng chị Quỳnh khóc cạn nước mắt. Cả hai quay cuồng với câu hỏi làm thế nào để có thuốc cứu con.
14 tháng tuổi, con trai chị bị viêm phổi lần đầu. Do sức đề kháng yếu, bé bị suy hô hấp, phải nhập viện điều trị, cách ly cha mẹ. Từ đó, cứ 2 – 4 tháng, bé lại bệnh một lần, thậm chí có đợt thập tử nhất sinh.
Có thời điểm quá mệt mỏi, chị Quỳnh muốn buông xuôi. Thế nhưng, bản năng làm mẹ thôi thúc chị Quỳnh làm tất cả để cứu con. Không được tham gia bốc thăm, chị tìm cách kiếm tiền mua thuốc cho con.
Chị liên hệ với các gia đình người nước ngoài có con mắc bệnh teo cơ tủy sống, để học hỏi kinh nghiệm. Chị được họ chia sẻ cách gây quỹ từ thiện mua thuốc cho con.
“Tôi không thể chấp nhận một ngày nào đó con sẽ rời xa mình. Tôi quyết tâm gây quỹ quyên góp tiền để cứu con.
Vợ chồng tôi bán hết tài sản, nhà cửa được khoảng 4 – 5 tỷ đồng. Một bệnh viện ở Việt Nam có thể nhập thuốc đó về với giá 44 tỷ đồng. Như vậy, tôi cần quyên góp thêm 40 tỷ đồng”, chị Quỳnh cho biết.
Chị Quỳnh chia sẻ câu chuyện của con trai lên mạng xã hội. Không ngờ, nhiều người yêu thương và ủng hộ dù chưa gặp con bao giờ.
Biết con không còn nhiều thời gian, chị quyết định xin nghỉ việc. Chị không thể tiếp tục làm việc khi biết con rất cần mẹ bên cạnh. Chị yêu thương, dành trọn thời gian, cố gắng bù đắp cho con.
Tính đến đầu tháng 7/2024, chị Quỳnh đã quyên góp được 40% số tiền cần có để mua thuốc Zolgensma trị bệnh cho con trai.
Hiện tại, con trai chị Quỳnh được 3 tuổi nhưng không thể đi lại. Tuy nhiên, bé bi bô suốt cả ngày và đặc biệt rất hiểu chuyện. Điều này tiếp thêm thật nhiều động lực cho chị Quỳnh trên hành trình dài phía trước.
Ảnh: Tâm sự mẹ bỉm sữa
Đặc biệt, đoạn đền Đồng Cổ - đình An Thọ - chợ Bưởi có bị ùn ứ trên làn xe ô tô, nhưng tuyệt đối không thấy lái xe nào vượt lên để chen ngang. Họ kiên nhẫn xếp hàng theo thứ tự, dù ở quãng đường một chiều (với ô tô), làn bên trái vắng.
Điều đó khiến tôi nhớ tới câu chuyện ở nước Nga xa xôi.
Vào 19h11 tối một ngày Chủ nhật cách đây gần 5 năm, tôi đi ô tô từ sân bay quốc tế Sheremetyevo về trung tâm Moscow cũng gặp cảnh ùn ứ, do cư dân từ các nhà nghỉ cuối tuần trở lại thủ đô để sáng thứ 2 làm việc.
Mọi lái xe ô tô đều xếp hàng răm rắp, không lấn trái, không chen ngang, tự giác giữ trật tự. Điều đó thật tuyệt vời.
Tôi hy vọng tương lai gần, ở Việt Nam, khi tắc đường, tất cả người lái ô tô đều tự giác xếp thứ tự như cảnh trên phố Thụy Khuê hôm 14/1. Điều này đồng nghĩa trình độ dân trí, văn hoá giao thông nước ta ngày càng được nâng cao.
Ngoài ra, còn 2 tình huống đi đường mà tôi thường xuyên gặp phải phiền toái, bực dọc, cũng hy vọng tương lai sẽ có sự thay đổi, góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ ở nước ta.
Tình huống thứ nhất là trên phố Tô Hiệu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đoạn không có đèn tín hiệu, bên công viên Nghĩa Đô, có các vạch sơn sọc ngựa vằn và biển báo “đường dành cho người đi bộ sang ngang”.
Nhưng chiều tối nào đi bộ trên vạch sơn để sang đường vào công viên, tôi cũng phải “nhường đường cho xe cơ giới”. Thật trớ trêu. Vì theo Điều lệ Báo hiệu đường bộ quy định, lái xe phải ưu tiên, nhường đường cho người đi bộ.
Khi sang Nga, tôi đã có thực tế sang đường trên vạch sơn sọc (2 màu vàng, trắng) cho người đi bộ. Những người lái xe ô tô với trình độ dân trí văn minh, bao giờ cũng tạm dừng xe lại, để ưu tiên nhường đường cho người đi bộ.
Tình huống thứ 2, lái xe ô tô trên đường đôi ở ngoài khu vực đông dân cư, mỗi khi tôi xin vượt, những người lái xe tải trên 3,5 tấn và xe ô tô trên 30 chỗ thường không chịu chuyển sang làn bên cạnh để cho vượt.
Thế nên, tôi mong sao những gì trông thấy trên phố Thụy Khuê sẽ trở thành nét văn hoá giao thông bình thường, không còn là “khoảnh khắc xa xỉ” trong tương lai không xa.
Cuộc sống luôn có những câu chuyện đáng để chúng ta suy nghĩ. Một chuyến xe đêm cuối năm vắng vẻ, một ngày mưa tầm tã chen chân giữa phố xá đầy xe cộ, một bàn tay bất ngờ đưa ra đỡ ta đứng dậy sau cú vấp té… Những câu chuyện tưởng chừng rất nhỏ, nhưng có thể chất chứa nhiều bài học trong đó.
Mời độc giả chia sẻ cùng chúng tôi những câu chuyện mà các bạn bắt gặp trong cuộc sống đời thường và cảm thấy cần phải lên tiếng phản đối hoặc bênh vực. Đó có thể là những câu chuyện về người tốt, việc tốt, hoặc đơn giản là một nỗi bực dọc thoáng qua về một hành động kém nhân văn của người nào đó.
Bài viết vui lòng gửi về địa chỉ: [email protected]
" alt=""/>Nhớ ‘khoảnh khắc xa xỉ’, dòng xe kiên nhẫn xếp hàng thứ tự dù làn bên trống vắng