
Anh Huy kể, trước đó, vào khoảng 6h sáng 23/9, mưa lớn khiến một cây xanh đổ lên đường dây điện lưới. Do đó, nguồn điện không đủ cung cấp cho trại gà hoạt động. Sự cố đã khiến hàng ngàn con gà bị ngạt và chết đồng loạt.
Thời điểm này, trên toàn TP Vinh có mưa rất to, diễn ra liên tục và gây ngập sâu hầu hết các tuyến đường. Các phương tiện di chuyển gặp rất nhiều khó khăn.
Ngay sau khi biết tin, chính quyền xã Nghi Ân đã đến kiểm tra, động viên và tìm phương án "giải cứu" đàn gà bị chết. Bên cạnh đó, bà con nhân dân quanh xóm cũng đến hỗ trợ, làm một số việc phụ giúp gia đình anh Huy.
“Một số người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đã đăng tin, lan tỏa bán giúp số gà bị chết. Em cùng gia đình rất cảm kích, biết ơn cộng đồng mạng, nhân dân nhiều địa phương chung tay chia sẻ trong lúc hoạn nạn do thiên tai gây ra”, anh Huy nói.
Anh Huy nói, số gà bị chết khoảng 9.500 con, trong đó gà mái nặng khoảng 1,8 kg/con, gà trống là 2,5kg. Tổng số gà bị chết khoảng 23 tấn, trị giá 1,5 tỷ đồng. Sau khi bán hết, anh Huy thu về 250 triệu đồng (thiệt hại hơn 1,2 tỷ đồng - PV).
“Lúc đầu đàn gà chết nhiều, bản thân em rất hoang mang, sợ không có nơi chôn lấp. Khi đó em bán 10.000 đồng/3 con, sau đó bán lên được 40.000 đồng/con là nhờ cộng đồng mạng, bà con nhân dân chia sẻ.
Qua cơ quan báo chí, cho phép gia đình em gửi lời cảm ơn, biết ơn đến chính quyền xã; ngành điện lực huyện Nghi Lộc; nhiều người trực tiếp đến giúp đỡ gia đình, mua gà bằng tấm lòng thương cảm trong lúc hoạn nạn”, anh Huy xúc động nói.
Ông Chu Văn Mai - Chủ tịch UBND xã Nghi Ân (TP Vinh) chia sẻ, tới chiều tối 23/9, chuyến xe tải cuối cùng chở số gà bị chết ngạt ở trang trại của anh Huy đã được bán. Ông rất cảm động trước việc có nhiều người chia sẻ, hỗ trợ.
“Người mượn nồi nấu nước, người xử lý đàn gà. Người xuống trang trại thu gom gà. Bà con nhân dân đã đồng lòng hỗ trợ vặt lông, làm thịt và phân loại gà để bán. Sự sẻ chia, chung tay của đông đảo nhân dân là rất đáng trân trọng.
Trước đây, nếu không có mạng xã hội thì việc bán hết đàn gà 23 tấn trong vòng một ngày là rất khó khăn”, ông Mai bộc bạch.
Chủ tịch UBND xã Nghi Ân cũng gửi lời cảm ơn đến các trang mạng xã hội, cơ quan thông tấn báo chí đã kịp thời lan tỏa thông tin, để mọi người trong và ngoài địa phương cùng giúp đỡ cho gia đình anh Huy.
Ngôi nhà dát vàng của ông T. nổi trội hơn hẳn những ngôi nhà bên cạnh (Ảnh: Bảo Kỳ).
Nằm cạnh những ngôi nhà cao 2-3 tầng, kiểu dáng hiện đại nhưng ngôi nhà dát vàng của ông T. luôn nổi bật hơn hẳn vì được bài trí nhiều tượng dát vàng và điểm thêm các họa tiết dát vàng tỉ mỉ.
Bước vào bên trong, có đến hàng trăm món đồ được dát vàng tinh xảo đến từng chi tiết. Để tránh sự nhầm lẫn, chủ nhân ngôi nhà đã đặt một bảng thông tin về những món đồ được dát vàng thật hay giả.
Lá vàng được sử dụng để dát các nội thất trong nhà (Ảnh: Bảo Kỳ).
Anh Hồng Phát (nhân viên nhà dát vàng) cho biết, mỗi món đồ được dát bằng lá vàng không phải sơn như mọi người nhầm lẫn, tùy theo sản phẩm mà lá vàng được dát ở độ tuổi khác nhau. Riêng các sản phẩm quà lưu niệm sẽ được dát bằng loại lá vàng không cao cấp.
"Mỗi khi khách đến tham quan ngôi nhà đều hỏi vàng này là vàng thật hay vàng giả, chúng tôi đều trả lời như thông tin trên", anh Phát cho hay.
Tầng trệt ngôi nhà được trưng bày nhiều đồ vật như tượng, ngai vàng, cây tiền... nổi bật nhất là tượng Người khổng lồ xanh cao hơn 2m được dát vàng tinh xảo (Ảnh: Bảo Kỳ).
Được biết, chất liệu chính để dát vàng là kim loại và gỗ. Với những món đồ có hình dạng sẵn, đội ngũ thợ dát vàng của ông T. chỉ mất vài ngày hoặc vài chục ngày đã dát vàng hoàn chỉnh.
Song, những thiết kế lạ mắt như ngai vàng, cây tiền, ghế vàng... phải mất rất nhiều thời gian chế tác. Chẳng hạn tượng Người khổng lồ Hulk các thợ đã mất hơn 1 năm mới đúc khuôn tượng và dát vàng hoàn chỉnh.
Câu chuyện cổ tích "Ăn khế trả vàng" được tái hiện bằng chất liệu "vàng" (Ảnh: Bảo Kỳ).
Trong thời gian qua, ông T. luôn làm mới các sản phẩm để trưng bày trong nhà dát vàng. Ông có hẳn một xưởng chuyên đúc tượng, ghế, đồ vật sau đó dát vàng lên. Sau khi hoàn thiện sẽ chuyển sang nhà dát vàng phục vụ cho khách tham quan, chiêm ngưỡng.
Nhà dát vàng đón khách tham quan từ 7h đến 17h, giá vé tham quan 100.000/lượt, du khách sẽ được tham quan 2 nơi gồm nhà dát vàng và khu vườn cây độc lạ.
"Ngày thường chúng tôi đón tiếp vài trăm khách, riêng cuối tuần hoặc lễ, Tết tăng lên cả nghìn khách", anh Phát nói thêm.
Các tác phẩm có nhiều chi tiết nhỏ nhưng vẫn được dát vàng rất kỳ công (Ảnh: Bảo Kỳ).
Lần đầu đến tham quan Ngôi nhà dát vàng "độc nhất vô nhị" ở Cần Thơ, bà Bùi Thị Hương (du khách Hà Nội) bày tỏ sự bất ngờ trước sự xa hoa, lộng lẫy của nhà dát vàng.
"Chưa bao giờ tôi nhìn thấy ngôi nhà nào được dát nhiều vàng đến thế, không biết đây là vàng thật hay vàng giả nhưng cảm giác đem lại thật sự choáng ngợp", nữ du khách nói.
Theo Dân trí
" alt=""/>Choáng ngợp nhà dát vàng độc nhất vô nhị ở miền Tây