Nhiều đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các trường đại học, sở ban ngành cùng gia đình, người thân, bạn bè, sinh viên...đã tới viếng Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An vào trưa ngày 21/10. Do lượng khách tới viếng quá đông nên thời gian viếng được tổ chức sớm hơn 15 phút.
![]() |
Lễ truy điệu. |
Sự ra đi đột ngột của vị thứ trưởng ở tuổi 48 khi vừa đảm nhiệm công việc chưa được 1 năm khiến người thân, bạn bè, đồng nghiệp đều bất ngờ, thương tiếc. Đã có gần 500 đoàn viếng đến tiễn biệt ông tại đám tang hôm nay.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các Phó Thủ tướng đã gửi vòng hoa tới viếng.
Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng tới viếng (Ảnh: Thanh Hùng) |
![]() |
Nhìn mặt Thứ trưởng Lê Hải An lần cuối Và chia buồn với gia đình. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Đoàn Bộ GD-ĐT do ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng dẫn đầu. Ảnh: Thanh Hùng |
| ||
![]() |
Nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa vừa về hưu được hơn 2 tháng, không kìm nổi sự đau buồn. Với sự ra đi của ông An, Bộ GD-ĐT bây giờ hiện còn 2 thứ trưởng. |
![]() |
Ông Mai Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tới viếng và ghi sổ tang (Ảnh: Thanh Hùng) |
![]() |
Những dòng chia sẻ của ông Mai Tiến Dũng (Ảnh: Thanh Hùng) |
![]() |
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến ghi sổ tang (Ảnh: Lê Anh Dũng) |
![]() |
Ông Phan Thanh Bình dẫn đầu đoàn Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội vào viếng (Ảnh: Thúy Nga) |
![]() |
Bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội (Ảnh: Thanh Hùng) |
![]() |
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) không kìm được nước mắt khi ghi sổ tang. Đêm trước xảy ra sự việc, bà Phụng còn làm việc với Thứ trưởng An khá muộn để chuẩn bị cho hội thảo về Khung trình độ năng lực quốc gia sẽ diễn ra vào ngày 17/10 - ngày ông An qua đời. (Ảnh: Thanh Hùng) |
![]() |
Là hiệu trưởng trẻ nhất của Trường ĐH Mỏ- Địa chất khi 43 tuổi, PGS Lê Hải An đã ghi dấu ấn sâu đậm ở ngôi trường này. Đồng nghiệp, học trò đều nhắc tới một người quản lý tận tâm có trách nhiệm và thân thiện với mọi người. (Ảnh: Thúy Nga) |
![]() |
![]() |
Ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ông Sơn là người từng học lớp về bồi dưỡng chính trị với PGS An từ năm 2011, khi cả 2 đều chưa đảm nhiệm vai trò hiệu trưởng các trường đại học. (Ảnh: Lê Anh Dũng) |
![]() |
Đoàn Sở Kế hoạch- Đầu tư Hà Nội. Ảnh: Thúy Nga |
![]() |
GS Trần Văn Nhung viếng Thứ trưởng Lê Hải An (Ảnh: Lê Anh Dũng) |
![]() |
Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM từ TP.HCM ra (Ảnh: Lê Anh Dũng) |
![]() |
Nỗi thương tiếc bao trùm những người tiễn biệt. Ảnh: Thanh Hùng |
![]() |
(Ảnh: Thanh Hùng) |
![]() |
Hàng nghìn người khắp cả nước tới viếng Thứ trưởng Lê Hải An (Ảnh: Thanh Hùng) |
![]() |
![]() |
![]() |
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup từng có nhiều kỷ niệm thời sinh viên, như ở khu lưu học sinh của Trường ĐH Hà Nội (ĐH Ngoại ngữ cũ) để học ngoại ngữ trước khi sang Nga học tập. Ảnh: Thanh Hùng |
![]() |
Sau hơn 1 giờ đồng hồ, dòng người đổ về Nhà tang lễ Quốc gia viếng Thứ trưởng Lê Hải An vẫn rất đông, Ban tổ chức lễ tang phải ghép các đoàn để kịp thời gian vào viếng. Ảnh: Lê Anh Dũng |
![]() |
(Ảnh: Lê Anh Dũng) |
![]() |
Ông Phan Quang Minh cùng những người từng là lưu học sinh Nga viếng bạn. (Ảnh: Thanh Hùng) |
Ảnh: Thanh Hùng |
![]() |
Ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cùng tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh thành phố chia buồn với gia đình Thứ trưởng Lê Hải An. (Ảnh: Lê Anh Dũng) |
![]() |
Những vòng hoa của các bạn học thời phổ thông Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, bạn học Nga...kính viếng. Ảnh: Lê Anh Dũng |
![]() |
(Ảnh: Thanh Hùng) |
![]() |
Lễ truy điệu Thứ trưởng Lê Hải An lúc 14h30. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Trong phần điếu văn, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Trưởng ban lễ tang nhấn mạnh: "Khi còn đi học, ông Lê Hải An luôn được thầy cô, bạn bè yêu mến bởi sự chăm chỉ, thông minh và những thành tích học tập xuất sắc. Ông là một nhà lãnh đạo quyết đoán, có tầm nhìn nhưng rất khiêm tốn và giản dị. Ông đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Trong gia đình, ông là một người con, người chồng, người cha mẫu mực, nhân hậu".
“Với Bộ, đồng chí Lê Hải An là người lãnh đạo nhiệt huyết, có tư duy chiến lược, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đồng chí luôn hành động tận tâm, đặt sự hiệu quả của sự phát triển của bộ của ngành lên trên hết. Mặc dù thời gian làm thứ trưởng chưa được một năm, nhưng là một cán bộ được đào tạo ở trong và ngoài nước, đồng chí đã có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình đổi mới quản lý, quản trị đại học nói riêng, sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của nước nhà”.
Clip: Ông Phùng Xuân Nhạ đọc điếu văn
![]() |
Ông Lê Hải Khôi, anh trai của Thứ trưởng Lê Hải An nghẹn ngào: "Làm sao có thể diễn tả được nỗi đau mất mát này" (Ảnh: Lê Anh Dũng) |
Trong phần đáp từ của gia đình, ông Lê Hải Khôi, anh trai của Thứ trưởng Lê Hải An cho biết, em trai ông không may gặp nạn qua đời là tổn thất to lớn, không thể bù đắp của đại gia đình và dòng họ.
"Em ra đi khi tuổi đời còn đang trẻ, khi sự nghiệp chỉ mới bắt đầu, khi những hoài bão đang dần có cơ hội thực hiện. Nhưng sao lại đột ngột, đau xót như thế em ơi. Gia đình, dòng họ, người thân càng tự hào về em bao nhiêu, bạn bè, đồng nghiệp, học trò càng nể phục, quý mến em bao nhiêu thì giờ đây càng đau xót, tiếc thương em bấy nhiêu”- anh trai Thứ trưởng Lê Hải An nói trong nước mắt.
![]() |
(Ảnh: Thanh Hùng) |
![]() |
(Ảnh: Lê Anh Dũng) |
![]() |
(Ảnh: Lê Thanh Hùng) |
![]() |
Hàng nghìn người đưa tiễn Thứ trưởng Lê Hải An về cõi vĩnh hằng (Ảnh: Thanh Hùng) |
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An qua đời vào sáng ngày 17/10. Lễ viếng bắt đầu từ 12h05, lễ truy điệu sẽ diễn ra lúc 14h tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Ban tổ chức lễ tang Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An có 15 người do Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ làm trưởng ban lễ tang.
Lễ hỏa táng vào hồi 17h5 phút tại Đài hóa thân Hoàn Vũ, thành phố Hà Nội. Lễ an táng tại công viên Vĩnh Hằng (nghĩa trang Thiên Đức), Phú Thọ.
Clip giây phút tưởng nhớ PGS.TS Lê Hải An tại Trường ĐH Mỏ - Địa chất nơi ông có nhiều năm gắn bó:
Thứ trưởng Lê Hải An, sinh năm 1971, trong một gia đình nhà nòi. Ông là con trai út của NGND Lê Hải Châu, tác giả sách giáo khoa môn Toán trước đây, chuyên viên chỉ đạo môn Toán của Bộ GD-ĐT, nhiều năm là Trưởng đoàn thi Olympic toán quốc tế IMO của Việt Nam những năm đầu tiên. Hai anh trai, trong đó một người hiện là giáo sư của ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore).
Ông học cấp 1 tại Trường tiểu học Trưng Vương; học cấp 2 lớp chuyên Toán, Trường THCS Trưng Vương và cấp 3 lớp chuyên Hoá, Trường Hà Nội - Amsterdam; Học đại học tại Nga, thạc sĩ tại Brunei và tiến sĩ ở Vương quốc Anh. Năm 2010 ông được công nhận chức danh Phó giáo sư.
Ông Lê Hải An có 23 năm công tác tại Trường ĐH Mỏ- Địa chất (Hà Nội) và kinh qua nhiều vị trí từ giảng viên, trưởng phòng, trưởng khoa đến phó hiệu trưởng và hiệu trưởng nhà trường.
Tháng 11/2018, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ GD-ĐT. Tính đến ngày mất (17/10), ông có 348 ngày trên cương vị này.
Sự ra đi đột ngột của vị thứ trưởng ở tuổi 48, vừa đảm nhiệm công việc chưa được 1 năm khiến người thân, bạn bè, đồng nghiệp đều bất ngờ, thương tiếc.
Ban Giáo dục
Tin ông Lê Hải An, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đột ngột qua đời khiến bạn bè, đồng nghiệp không khỏi tiếc thương.
" alt=""/>Lễ viếng Thứ trưởng Bộ Giáo dục Lê Hải AnĐội hình xuất phát:
Việt Nam: Văn Lâm; Văn Hậu, Ngọc Hải, Tiến Dũng, Trọng Hoàng; Xuân Trường, Hùng Dũng, Hồng Duy, Quang Hải, Văn Đức, Công Phượng.
Yemen: Al Sowadi; Abdurabu, Addin Mahdi, Hamsan, Al Sasi, Ahmed, Ba Rowis, Al Hifi, Al Matari, Al Sarori, Mansoor.
Asian Cup 2019 UAEBảng D | |||||||||
# | Tên Đội | ST | T | H | B | TG | TH | HS | Đ |
1 | 3 | 2 | 1 | 0 | 7 | 0 | 7 | 7 | |
2 | ![]() | 3 | 2 | 1 | 0 | 6 | 2 | 4 | 7 |
3 | ![]() | 3 | 1 | 0 | 2 | 4 | 5 | -1 | 3 |
4 | ![]() | 3 | 0 | 0 | 3 | 0 | 10 | -10 | 0 |
Dọc hành lang bệnh viện, những nụ cười, cái nắm tay và lời chào thân thiện của cha mẹ lẫn đứa trẻ đối với cô, tôi thực ngưỡng mộ. Nhưng lắng nghe câu chuyện của cô rồi, tôi lại thêm cảm phục đối với người phụ nữ có vóc dáng nhỏ nhắn ấy.
Tính từ khi thành lập đến nay là vừa tròn 10 năm cô Đinh Thị Kim Phấn đồng hành cùng lớp học cho trẻ ung thư. Từ những ngày đầu còn đầy rẫy khó khăn, cho đến nay đã đi vào quỹ đạo ổn định. Bước sang năm học thứ 11, lần đầu tiên các em có một lễ khai giảng đúng nghĩa.
![]() |
"Thời gian của chúng tôi đều đã trở nên gấp gáp". |
Chứng kiến những đứa trẻ đầu lơ thơ tóc, tay cắm kim chuyền, gầy gò yếu ớt, nhiều cô giáo, bác sĩ và phụ huynh không cầm nổi nước mắt.
Cô Phấn chia sẻ: “Đối với cả cô và trò chúng tôi, thời gian đều đã trở nên gấp gáp. Chúng tôi quý trọng khoảng thời gian còn lại. Và tôi mong muốn làm được thật nhiều điều cho các bé”.
![]() |
Cô giáo Đinh Thị Kim Phấn trong buổi lễ khai giảng (Ảnh: NVCC). |
Ít người hình dung được hành trình đến với những đứa trẻ ung thư, trong lớp học đặc biệt nhất TPHCM của cô giáo Phấn khó khăn hơn rất nhiều so với tưởng tượng. Bởi chính cô cũng đã từng trải qua nỗi đau, mà như cô nói “không gì có thể so sánh được”. Đó là câu chuyện từ đại ngàn Tây Nguyên cách đây 40 năm.
Hơ Phấn của núi rừng đại ngàn Tây Nguyên
Năm 1977, khi đất nước vừa thống nhất không lâu, nữ sinh Đinh Thị Kim Phấn nghe theo tiếng gọi của trái tim, để lại thành phố cùng gia đình thân thương, vượt chặng đường xa lên Tây Nguyên, cống hiến sức trẻ.
Đăng ký học sư phạm tại Đại học Tây Nguyên, nữ sinh viên hăng hái trong học tập cũng như các hoạt động của trường, lớp. Ngày ấy, Tây Nguyên vẫn còn nhiều biến động, nhưng Kim Phấn không sờn lòng. Cô vẫn giữ một tình yêu ban đầu đối với Tây Nguyên, với bầu trời xanh ngắt, áng mây trôi lững lờ, tiếng chim hót líu lo.
![]() |
"Tôi từng nghĩ sẽ gắn bó với Tây Nguyên đến hết đời, cho đến khi gặp phải cú sốc lớn" (Ảnh: NVCC). |
Tại trường học, Kim Phấn tham gia lớp dạy tiếng Việt cho đồng bào dân tộc của thầy Nguyễn Trường và thầy Phạm Toàn. Cảm thấy việc truyền đạt con chữ gặp nhiều trở ngại, cô quyết định học thêm tiếng Ê Đê, chỉ với mục tiêu dạy chữ cho con em đồng bào, không ngờ rằng, đấy lại là cơ duyên gắn bó hơn 10 năm sau này.
Ra trường, mặc dù được phân công về dạy học ở ngôi trường có con em người Kinh, nhưng lòng Kim Phấn vẫn luôn đau đáu ước nguyện mang chữ đến cho đồng bào dân tộc. Vậy là cô tìm cách đổi trường, và phải cam kết tự chịu trách nhiệm, bởi ngày ấy, Tây Nguyên vẫn chưa thật sự yên bình.
Cô Kim Phấn chia sẻ: “Cảm giác ngồi trên xe từ thị trấn Buôn Hồ (nay là thị xã Buôn Hồ) đến xã Cơ Né, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk. Ngắm núi rừng trùng điệp, phía xa xa là vạt nương lúa chín, không khí trong lành, mát lạnh, tôi thấy yêu vô cùng”.
Kim Phấn ở lại nhà một người phụ nữ dân tộc, lúc đó, cô cũng chưa thành thạo tiếng Ê ĐÊ, vì vậy, cứ thấy người ta sinh hoạt thế nào là làm theo.
Ngày đầu tiên lên lớp, cô trò tròn mắt nhìn nhau, chẳng biết giao tiếp như thế nào, cô giáo Phấn đành cho lớp nghỉ. Chiều hôm đó, cô tìm gặp một số thanh niên biết chữ, nhờ họ phiên âm những câu cơ bản từ tiếng Ê Đê sang tiếng Việt. Sáng hôm sau, cô có “tài liệu” để dạy học.
![]() |
Người giáo viên được tất cả những đứa trẻ yêu thương. |
Gắn bó với đồng bào nơi đây 12 năm, Kim Phấn từ một cô giáo trẻ, rồi trở thành Hiệu phó, được cử đi học quản lý để chuẩn bị lên làm Hiệu trưởng. Kim Phấn, cũng từ một cô gái, rồi cô lập gia đình, có 2 người con trai kháu khỉnh. Người con đầu làm việc rất giỏi, còn người con thứ lại học rất tốt.
Kim Phấn từng nghĩ, cuộc sống của cô chắc hẳn cứ gắn bó với đồng bào dân tộc như vậy đến hết đời. Đồng bào còn đặt cho cô cái tên Hơ Phấn. Bởi theo truyền thống của người Ê ĐÊ, chữ “Hơ” chỉ dành cho con gái, có nghĩa tương đồng như chữ “Thị” của người Kinh. Ấy thế mà, nỗi đau đột ngột xảy ra vào năm 1989, con trai đầu của cô mất.
“Tôi cứ nghĩ đó chỉ là cơn sốt bình thường, đưa vào viện con vẫn còn nói chuyện bình thường, nhưng được một lát thì con co giật, hôn mê, rồi mất vào sáng ngày hôm sau. Tôi không bao giờ ngờ tới, sự việc diễn ra quá nhanh khiến tôi bị trầm cảm mất 1 năm sau đó”.
Kim Phấn “bỏ trốn”. Trốn khỏi Tây Nguyên đại ngàn. Cô trở về Sài Gòn, cả ngày chỉ nhìn chăm chăm vào bức tường, vì hễ cứ nhìn thấy màu xanh cây lá lại nhớ đến Tây Nguyên, nhớ đến con trai.
Khi đã bình tâm lại, Kim Phấn quyết định lên Tây Nguyên, xin chuyển công tác, về Sài Gòn, khép lại 13 năm đầy ắp kỷ niệm, dành trọn tuổi thanh xuân gắn bó với núi rừng và bà con đồng bào Tây Nguyên.
Kim Phấn vẫn mang trái tim nhiệt thuyết, nhưng thêm vào một tinh thần thép
Sau giờ học chữ, cô giáo Phấn sẽ cho các bé chơi trò chơi, học hát, học nhảy (Clip: Khánh Hòa).
Trở về Sài Gòn, nhờ những cống hiến trước đây, cô được nhận vào Trường tiểu học Đuốc Sống. Từ một người Sài Gòn, Kim Phấn lên Tây Nguyên phải học cách để làm quen với cuộc sống của đồng bào dân tộc, rồi trở thành một thành viên của Tây Nguyên. Giờ đây, cô lại học cách làm quen với sự năng động của Sài Gòn.
“Mọi thứ chẳng có gì biến động lắm cho đến khi tôi bắt gặp bài báo về “đóa hướng dương” Lê Thanh Thúy. Một bài viết rất xúc động. Tôi thường lấy để đọc cho học sinh nghe và dạy về tấm gương nghị lực của một cô bé bị bệnh ung thư nhưng vẫn nghĩ đến mọi người”.
Thương mến bé Thúy, cô Kim Phấn tìm đến nhà thăm em, rồi sau khi em mất, cô thường vào bệnh viện thăm những đứa trẻ khác. Thấu hiểu nỗi đau của các em, vì vậy, khi được mời đứng lớp dạy chữ cho các bé, cô gật đầu đồng ý không suy nghĩ.
Cô báo cáo Ban giám hiệu Trường tiểu học Đuốc Sống và được tạo điều kiện các buổi chiều thứ 6, cô dành thêm sáng thứ 7 và chủ nhật cho các em.
Lễ khai giảng đầu tiên của lớp học diễn ra vào ngày 4/9/2009, với 50 học sinh. Thời gian đầu tiên, các cô giáo phải dạy trong phòng bệnh, cứ mỗi lớp học lại có chiếc bàn gấp con con cho 5-6 em, cô Phấn cử ra giáo viên, tình nguyện viên cho mỗi phòng, rồi lại sang phòng khác. Trẻ em của 6 phòng bệnh được tập trung thành 4 điểm học.
“Có những lúc bệnh nhân và người nhà chưa hiểu nên không cho mở lớp. Họ nói, bệnh tật sống chết nay mai, còn học để làm gì!”.
![]() |
Cô giáo Phấn luôn động viên, giúp đỡ "phụ huynh" của lớp học vượt qua nỗi đau. |
Sau đó, bệnh viện bố trí 1 phòng trên lầu 2, khu B gọi là phòng sinh hoạt chung và được sử dụng làm lớp học cho các bé đến bây giờ.
Các con chuyển từ học 3 buổi xuống còn 2 buổi, vào chiều thứ 6 và sáng thứ 7. Nhiều cô giáo và tình nguyện viên cũng đến rồi đi, bởi vì cuộc sống, hoặc bởi vì không thể chịu đựng được nỗi đau tiễn biệt. Chỉ có cô giáo Kim Phấn vẫn ở đó, trực tiếp cùng lũ trẻ trải qua ngày tháng.
“Sau 10 năm gắn bó với lớp học, tôi biết rằng các bé không những khát chữ, khát khao được học tập, mà còn có rất nhiều ước mơ đẹp đẹp khác nữa. Chỉ có điều, đó đều là những ước mơ rất xa xôi với các em”.
![]() |
Ước mơ trở thành bác sĩ của bé Vân Thành (Ảnh: NVCC) |
Trong 10 năm ấy, cô Kim Phấn không chỉ dạy các bé học chữ, học múa, học hát mà còn từng lần, từng lần tiễn các bé ra đi. Có bé thì cô kịp đến viện chia tay, gặp mặt lần cuối, có bé thì cô tham dự đám tang, cũng có bé cô về tận nhà đưa tiễn. Cô Kim Phấn luôn gìn giữ từng cuốn vở của các con, đa số chúng đều đang viết dở. Cô dành nó để làm kỷ vật, kèm với cuốn album hình tặng cho gia đình sau này.
Cô từng đi khắp các tỉnh thành, khắp các nẻo đường, miền núi, biển đảo, để dự đám tang và trao kỷ vật cho những học trò cô yêu thương.
Làm thế nào để chịu đựng được nỗi đau của những lần đưa tiễn? Cô nói với tôi: "Chỉ có những trái tim sỏi đá mới không cảm thấy gì".
![]() |
Tại nhà riêng và trên lớp học, có hàng nghìn cuốn vở đang viết dang dở như vậy. |
“Tôi từng phải trải qua nỗi đau cắt ruột trước sự ra đi đột ngột của con trai. Đó là tâm trạng nặng nề nhất, tai họa lớn nhất đối với người làm cha mẹ. Và tôi nghĩ đến kết cục những bà mẹ ở đây phải chịu đựng cũng là như vậy”.
Đó cũng là lý do cô quyết tâm nhận lớp. Dù vậy, cô cũng có những khoảng thời gian khó khăn, thậm chí dường như mắc chứng trầm cảm.
“Trước đó, nỗi đau mất con của tôi đã ngủ yên, cho đến khi nhận lớp. Tôi không chịu nổi. Rất nhiều giáo viên khác đã ra đi, chỉ vì ngày ngày phải chứng kiến nỗi đau ấy. Nhưng tôi phải tự vực mình dậy, nén nỗi đau, giúp đỡ gia đình lo chuyện hậu sự cũng như làm điểm tựa tinh thần cho cha mẹ các bé. Chỉ khi mọi việc xong xuôi, qua một hoặc hai ngày, nỗi đau với tôi mới thấm, tôi lại về nhà, gặm nhấm nỗi đau một mình”.
![]() |
Khung ảnh do tình nguyện viên của lớp học dành tặng cô giáo Phấn. |
Trong 10 năm ròng rã cùng lớp học, có biết bao nhiêu cuộc điện thoại, tin nhắn từ phụ huynh thông báo cho cô Phấn về những đứa trẻ đã lên thiên đường. Nhưng trước đó, nhờ những giờ học thân thương từ cô, những cánh cửa thiên đường đã mở ra êm ái, nhẹ nhàng với các em hơn.
Khánh Hòa
Người mẹ trẻ lặng lẽ nhặt từng sợi tóc của đứa con bị ung thư trong giờ học đã làm người xem xúc động.
" alt=""/>Cảm phục cô giáo ròng rã 10 năm dạy học cho trẻ ung thư