Đây có lẽ là chiếc điện thoại Nokia đắt nhất thế giới ở thời điểm hiện tại.
ángngợpvớichiếcNokiagiáUSDtheophongcákhâu thục trinh nudeángngợpvớichiếcNokiagiáUSDtheophongcákhâu thục trinh nudeĐiện thoại Nokia sẽ được trang bị ống kính máy ảnh ZEISSĐây có lẽ là chiếc điện thoại Nokia đắt nhất thế giới ở thời điểm hiện tại.
ángngợpvớichiếcNokiagiáUSDtheophongcákhâu thục trinh nudeángngợpvớichiếcNokiagiáUSDtheophongcákhâu thục trinh nudeĐiện thoại Nokia sẽ được trang bị ống kính máy ảnh ZEISSCửa hàng TopZone sắp khai trương ở TP.HCM. (Ảnh: Hải Đăng)
Ông Hiểu Em kỳ vọng mô hình AAR, diện tích từ 100-120 mét vuông, sẽ mang về doanh thu 2-3 tỷ đồng/tháng. Trong khi đó, cửa hàng APR (180-220 mét vuông) đạt doanh thu khoảng 8-10 tỷ đồng/tháng.
Đến quý I/2022, Thế Giới Di Động dự kiến mở được 50 cửa hàng AAR và 10 cửa hàng APR.
Theo người đứng đầu chuỗi Thế Giới Di Động, tại Việt Nam chưa có mô hình Apple Store hay Apple Center như một số nước khác, do đó nhà bán lẻ này mở TopZone để có không gian mua sắm chuyên nghiệp, sang trọng cho khách hàng.
Bên cạnh đó, TopZone mở bán thêm những sản phẩm chưa từng có trên thị trường trước đây.
Việc mở một chuỗi chỉ phục vụ người dùng Apple là hướng đi đúng đắn, mặc dù hiện nay chưa thể đánh giá được sự thành công của mô hình TopZone.
Thứ nhất, Apple đang tạo doanh thu cực kỳ lớn nên bất kỳ nhà bán lẻ nào cũng mong muốn chiếm miếng bánh to nhất của thị trường. Theo số liệu ICTnews có được từ Thế Giới Di Động và FPT Shop, iPhone chiếm những vị trí hàng đầu trong 10 smartphone mang về doanh thu cao nhất cho hai nhà bán lẻ này trong 6 tháng đầu năm nay.
Thống kê mới của Counterpoint Research trong quý I/2020 cũng cho thấy Apple có doanh thu mảng điện thoại 113 tỷ USD trong khi toàn bộ thị trường 270 tỷ USD. iPhone chỉ chiếm 17% số lượng máy xuất xưởng nhưng chiếm doanh thu lên đến 42% thị trường smartphone toàn cầu.
Do giá bán cao nên doanh thu lớn, iPhone đang là nguồn sống của nhiều cửa hàng nhỏ lẻ lẫn các chuỗi quy mô vừa hiện nay tại Việt Nam. Dòng smartphone của Apple, như đã nói, cũng góp phần chủ đạo trong dòng tiền của các hệ thống bán lẻ lớn.
Thứ hai, không chỉ tạo doanh thu lớn mà iPhone còn đang là động lực tăng trưởng của thị trường nói chung và Thế Giới Di Động nói riêng.
Kể từ tháng 2/2020, riêng chuỗi bán lẻ di động của Thế Giới Di Động bắt đầu giảm tăng trưởng so với trước. Chuỗi này chỉ tăng trưởng dương trở lại từ tháng 4/2021. Theo nhận định của công ty, ngành hàng di động tăng trở lại do sự góp công của iPhone, trong đó có iPhone 12 ra mắt với nhiều cải tiến.
iPhone 12 cũng góp phần đưa doanh thu quý I/2021 của nhà phân phối Digiworld tốt nhất từ trước đến nay. Mảng di động đóng góp doanh thu lớn nhất và tăng trưởng tới 148% do sức tiêu thụ vào dịp Tết và sức hút của dòng iPhone mới.
Nhìn thấy rõ sự đóng góp của iPhone nên Thế Giới Di Động đã quyết định mở chuỗi khai thác riêng các mặt hàng của Apple.
Dù Apple đóng vai trò doanh thu quan trọng như vậy nhưng tính khả thi của TopZone vẫn cần thời gian trả lời. Trước đây, các mô hình APR, AAR tại Việt Nam khá thành công với những cái tên như Future World, iCenter và một số cửa hàng khác.
Tuy nhiên, các cửa hàng này nhanh chóng bị chính Thế Giới Di Động và FPT Shop lấn lướt, lôi kéo khách hàng vì hai lý do.
Các cửa hàng lớn trưng bày nhiều hàng hoá, thu hút phần đông khách hàng nên tạo được giá trị doanh thu cao hơn so với việc chỉ bán hàng của một hãng. Mặt khác, hai nhà bán lẻ lớn do tạo được doanh thu cao nên mua hàng trực tiếp từ Apple không thông qua nhà phân phối khiến giá rẻ hơn, nguồn hàng đa dạng hơn. Điều đó khiến những cửa hàng quy mô nhỏ chỉ bán hàng Apple chịu thiệt thòi.
Hiện nay mô hình APR tại Việt Nam không nhiều, hiện chỉ có F.Studio của FPT Retail và eDigi là đáng chú ý. Song các chuỗi nói trên không mở rộng nhiều, cho thấy việc khai thác riêng mảng người dùng Apple chưa có phương án tối ưu. Trong khi đó, mô hình AAR được áp dụng ở hầu hết các chuỗi quy mô vừa trở lên: kết hợp bán hàng Apple bên trong những cửa hàng bán smartphone của nhiều hãng khác.
Bản thân Thế Giới Di Động trước đây từng mở cửa hàng chỉ bán sản phẩm của cố CEO Steve Jobs nhưng sau đó cũng nhanh chóng dẹp bỏ.
TopZone ra đời trong bối cảnh mới, thời kỳ mới nên có lẽ sẽ được Thế Giới Di Động chăm chút kỹ lưỡng hơn. Mô hình này có được mở rộng thành công hay không phải chờ tương lai trả lời.
Hải Đăng
Thế Giới Di Động hé lộ việc mở chuỗi mới TopZone, với nhiều dấu hiệu cho thấy nó sẽ là chuỗi bán lẻ thứ hai của họ ở thị trường nước ngoài.
" alt=""/>Cơ hội nào cho Thế Giới Di Động với chuỗi TopZone?TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế
“Đặc biệt, vụ việc còn có sự tham gia của nhân viên trong bệnh viện. Phải chăng có sự bao che, làm ngơ của lãnh đạo khoa phòng, bệnh viện”, ông Quang nói.
Vụ trưởng Vụ Pháp chế cũng đặt câu hỏi có hay không việc bệnh viện, khoa, nhân viên y tế nhận tiền hối lộ của đối tượng Quý để bao che, bảo kê cho việc "bay lắc" xảy ra ngay tại bệnh viện này.
Ông Quang phân tích thêm, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 báo cáo, đối tượng Quý bắt đầu ngăn phòng từ đầu tháng 2 rồi lập phòng “bay lắc”, song thực tế từ tháng 1/2021, Công an TP. Hà Nội đã lập chuyên án điều tra, trong đó có đối tượng Quý. Như vậy, việc tàng trữ, sử dụng ma tuý đã có từ trước đó.
Do đó, bệnh viện phải có trách nhiệm làm rõ, nhân viên nào trong bệnh viện là người tiếp tay cho đối tượng Quý, ai tham gia thác loạn ngoài 1 nhân viên đã bị bắt.
“Bệnh viện luôn báo cáo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật nhưng tại sao vụ việc vẫn xảy ra? Qua vụ việc này, có hay không việc buông lỏng quản lý, đùn đẩy trách nhiệm?”, ông Quang đặt vấn đề.
Ông Quang cũng đề nghị làm rõ trách nhiệm của Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 khi cơ quan điều tra đã khám xét và có thông báo từ ngày 20-22/3 nhưng lãnh đạo không báo cáo Bộ Y tế. Chỉ đến khi báo chí phản ánh, tối 31/3, bệnh viện mới bắt đầu báo cáo.
Điều này vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc hành chính, cần phải làm rõ trách nhiệm của Giám đốc, Phó Giám đốc, trưởng khoa, bác sĩ, điều dưỡng, đội ngũ bảo vệ… khi để xảy ra vụ việc này.
Theo ông Quang, đối tượng Quý thuộc diện điều trị bắt buộc, theo đúng quy định phải điều trị tại một khu vực riêng, có người giám sát, theo dõi. Tuy nhiên thực tế, bệnh nhân lại được đưa vào điều trị tại khoa Điều trị tự nguyện từ tháng 11/2018.
Tiếp đó, từ tháng 9/2019, bệnh nhân lại được chuyển sang khoa Phục hồi chức năng và Y học cổ truyền. Theo chuyên môn, khi chuyển sang khoa này, tình hình bệnh nhân đã ổn định và cải thiện.
Cũng theo quy định của Bộ Y tế, không được để bệnh nhân ra khỏi khu điều trị, khi đưa người bệnh đến khám và và các hoạt động liên quan phải có nhân viên y tế đi kèm, giám sát. Trong khi đối tượng Quý được cung cấp chìa khoá riêng và tự ý đi lại.
“Đây chính là kẽ hở tiếp tay cho tội phạm. Tại sao trưởng khoa, điều dưỡng trưởng, ban giám đốc lại không hay biết?”, ông Quang đặt câu hỏi.
Vụ trưởng Vụ Pháp Chế cũng cho rằng, cần làm rõ là quy định về người thăm nuôi, tại sao lại có tình trạng người ra vào thăm nườm nượp?
Ông Quang cho biết, trong buổi làm việc với bệnh viện, đoàn công tác Bộ Y tế đã yêu cầu lãnh đạo bệnh viện báo cáo đầy đủ, trung thực các vấn đề nói trên trong vòng 15 ngày.
Hiện Bộ Y tế đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác với ông Vương Văn Tịnh, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1; bác sĩ Đỗ Thị Lưu, Trưởng khoa Phục hồi chức năng và Y học Cổ truyền; điều dưỡng Tạ Thị Thêm, điều dưỡng trưởng khoa Phục hồi chức năng và Y học Cổ truyền để hợp tác điều tra.
Thúy Hạnh
Lãnh đạo bệnh viện giải thích, việc bệnh nhân Quý, mang loa đèn vào lập phòng riêng không được cấp dưới báo cáo lên.
" alt=""/>Vụ ‘bay lắc’ trong bệnh viện, Bộ Y tế nghi ngờ nhân viên y tế nhận hối lộCác đồng chí lãnh đạo thực hiện nghi thức chính thức khởi công Dự án. Ảnh: quangbinh.gov.vn
Tính đến thời điểm hiện tại, Cụm Trang trại Điện gió tại Quảng Bình là công trình điện gió trên đất liền lớn nhất Việt Nam. Dự buổi lễ có đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình; đồng chí Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương; đồng chí Trần Công Thuật, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, đơn vị, địa phương và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Tổng mức đầu tư của dự án Cụm Trang trại Điện gió B&T (gồm Trang trại Điện gió BT1 và Trang trại Điện gió BT2) gần 7.000 tỷ đồng. Trang trại Điện gió BT1 thuộc huyện Quảng Ninh, công suất 109,2 MW (26 tuốc bin), vốn đầu tư hơn 3.600 tỷ đồng; Trang trại Điện gió BT2 thuộc huyện Lệ Thủy, công suất 100,8 MW (24 tuốc bin), vốn đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng.
Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử Quảng Bình, sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động dự kiến vào quý III/2021, Cụm Trang trại Điện gió B&T sẽ bổ sung nguồn điện lớn, an toàn, thân thiện với môi trường, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia, tạo thêm nhiều việc làm, tăng nguồn thu ngân sách, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Dự án chia làm 3 gói thầu chính, gồm: Gói thầu cung cấp, vận chuyển, lắp đặt và vận hành 50 tuốc bin trong vòng 20 năm do nhà thầu VESTAS - Đan Mạch thực hiện; gói thầu xây dựng văn phòng điều hành, trụ móng tuốc bin, đường nội bộ và đường dây trung thế 33KV do Công ty Cổ phần FECON - Việt Nam thực hiện và gói thầu xây dựng 2 trạm biến áp và đường dây 220KV do nhà thầu Công ty TNHH Công Nghệ Việt - Việt Nam thực hiện.
Để dự án triển khai thuận lợi, đúng tiến độ và đưa vào vận hành, Chủ tịch UBND tỉnh cam kết đồng hành với Công ty Cổ phần Điện gió B&T, tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể để kịp thời giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc. Cùng với đó, đồng chí cũng yêu cầu Sở Công Thương, UBND các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, UBND các xã trên địa bàn Dự án, các sở, ban, ngành và địa phương liên quan đề cao trách nhiệm, với tinh thần "Việc của nhà đầu tư là việc của mình", tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư triển khai Dự án; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn triển khai Dự án.
Hải Lam
Dù thế giới đã có xu hướng chuyển sang xăng sinh học từ lâu, nhưng tâm lý người Việt vẫn e ngại trước xăng sinh học do chưa hiểu đúng về chế phẩm này.
" alt=""/>Công trình điện gió trên đất liền lớn nhất Việt Nam