- Với nhan sắc nổi bật,ếunữphốcổtừchốihônphugiàucókếthôncùngbácsĩnghèlịch bóng chuyền nữ bà Yến được một chàng con nhà giàu để ý, dạm hỏi nhưng bà đã từ chối vị hôn phu giàu có, kết hôn và sống trọn đời bên bác sĩ nghèo...
- Với nhan sắc nổi bật,ếunữphốcổtừchốihônphugiàucókếthôncùngbácsĩnghèlịch bóng chuyền nữ bà Yến được một chàng con nhà giàu để ý, dạm hỏi nhưng bà đã từ chối vị hôn phu giàu có, kết hôn và sống trọn đời bên bác sĩ nghèo...
Chiều và tối qua, thời tiết tại Nghĩa Lộ không thuận lợi với trận mưa lớn kéo dài, tuy nhiên, 3.000 diễn viên và người dân tham gia vào chương trình nghệ thuật cùng hàng ngàn người là nhân viên, kỹ thuật, tình nguyện viên… thực hiện chương trình đã không màng mưa lớn, đội mưa sẵn sàng cho giờ biểu diễn trong mưa.
Sân khấu “Xoè Thái- Tinh hoa miền di sản” được mở ra và câu chuyện sử thi của vở đại vũ kịch dân gian bắt đầu với kỹ thuật trình diễn 3D Mapping cùng giọng hát của Tùng Dương cùng ca khúc Dấu chân của mẹ (sáng tác Phạm Khánh Băng) kể về thuở mẹ Âu Cơ lên non dựng cơ đồ, mở đầu cho câu chuyện mang dấu ấn bề dày lịch sử của người Thái và văn hoá Thái. Hiệu ứng 3D Mapping hoà quyện với hàng trăm diễn viên múa như cuốn cả khán giả vào huyền sử lộng lẫy, hùng tráng và thiêng liêng của cha Rồng, mẹ Tiên.
Đúng như Tổng đạo diễn Lê Hải Yến đã từng chia sẻ: Không có một sân khấu đơn thuần nào có thể diễn tả đủ được hết câu chuyện hào hùng cùng những câu chuyện mang tính sử thi, đậm đặc bản sắc văn hoá của người Thái như vậy, nên chị đã phải “trưng dụng” toàn bộ mặt sân vận động Nghĩa Lộ, biến thành sân khấu cho đêm nghệ thuật. Cả sân khấu và sân vận động được liên kết với nhau bằng biểu tượng của dòng Nậm Thia chảy vắt qua như vẽ nên một dải lụa mềm uốn lượn giữa sóng lúa vàng trên đại cảnh sân khấu, các diễn viên đều xuất phát từ phía “thượng nguồn” trên sân khấu và toả xuống trình diễn, giống như chính văn hoá sống luôn nương theo các dòng suối của người Thái và cũng như sự chảy trôi, tiếp biến của những câu chuyện về lịch sử người Thái qua chương trình.
Trong khung cảnh đó ẩn hiện là hình tượng quả bầu tiên, ruộng lúa bậc thang chín vàng, những cây hoa ban trắng, nón của người Thái hay chiếc khăn Piêu cùng mô hình nhà sàn, núi non trùng điệp… Bối cảnh ấy đủ hùng vĩ, đủ thấy một đại ngàn Tây Bắc thu nhỏ để kể một câu chuyện sử thi đầy cảm xúc, mà bắt đầu là chương “Thiên di”, tái hiện cảnh 2 anh em Tạo Xuông và Tạo Ngần đã xuôi theo các dòng song, con suối dựng bản, lập mường. Hoạt cảnh tái hiện được diễn ra với những đoàn người dẫn theo trâu bò ngựa di cư và đặt chân tới Mường Lò, để từ đây người Thái Đen lại tiếp tục di chuyển đi các hướng để khai phá những vùng đất mới và tạo nên những cánh đồng rộng lớn của vùng Tây Bắc. Hàng trăm diễn viên mà dẫn đầu là các nghệ nhân, những già bản như nghệ nhân Lò Văn Biến, người đã khôi phục được 6 điệu Xoè cổ… đã giúp người xem hình dung được thuở khai sinh của dân tộc Thái ở Tây Bắc.
Với ba chương bao gồm Thiên di- Dựng bản, lập mường, Miền di sản và Tinh hoa văn hoá Xoè. Ở chương 1 “Thiên di- Dựng bản, lập mường”, chương trình đã vẽ nên một khung cảnh hùng vĩ, đẹp đẽ miền Tây Bắc với đầy đủ những nét tinh hoa văn hoá của tộc người Thái. Những màn biểu diễn hoành tráng, với lực lượng diễn viên đông đảo đã tái hiện cội nguồn dân tộc Thái cùng những nét văn hoá tinh tuý nhất của dân tộc này qua những hình tượng đầy tính nhân văn.
Trong chương 2 mang tên Miền di sản, vở đại vũ kịch đã tái hiện sinh động văn hoá dân tộc Thái qua những hoạt cảnh: "Tắm suối”; "Hạn Khuống”; "Đám cưới - Tằng cẩu”; "Dệt thổ cẩm” để kể một câu chuyện về nét đẹp và sự tiếp nối văn hoá với các nghi lễ vòng đời của người Thái, cuốn người xem vào một miền di sản vô cùng đặc sắc và cũng đầy xúc động.
Bên cạnh đó là lễ Tằng Cẩu, búi tóc cho cô gái về nhà chồng với ý nghĩa lớn lao về văn hoá, sự thuỷ chung của người Thái. Điểm ấn tượng của những câu chuyện kể bên cạnh các đại cảnh, chính là những điểm nhấn tinh tế khi Tổng đạo diễn Lê Hải Yến đã lấy hình ảnh người con gái Thái làm sợi dây liên kết toàn bộ câu chuyện. Đó là hình ảnh của một cô gái Thái được mẹ cha yêu thương, chăm sóc khi còn nhỏ, lớn lên trong chiếc nôi văn hoá của dân tộc mình và bước vào tình yêu với người con trai, nguyện thề thủy chung như biểu tượng, ý nghĩa của Tằng cẩu, và từ đây họ chính là những người lại trao truyền sức sống văn hoá của dân tộc mình cho con, cho cháu giống như ẩn ý của hình ảnh cứ dệt mãi, dệt mãi những tấm thổ cẩm trên sân khấu cùng ca khúc Chiếc khăn Piêumà Tùng Dương thể hiện.
Xúc động hơn là những khán giả có mặt tại Sân vận động Nghĩa Lộ. Trong quá trình diễn ra, thỉnh thoảng trời lại đổ mưa lớn, nhưng chưa một phút giây nào làm giảm đi sự nhiệt huyết của hàng ngàn diễn viên, khán giả vẫn kiên định không rời ghế ngồi để được thưởng thức trọn vẹn chương trình. Mỗi khi đến một hoạt cảnh, người dân lại hào hứng kể với du khách bên cạnh mình về ý nghĩa câu chuyện. Họ hân hoan, họ hạnh phúc khi thấy rõ ràng đấy chính là đời sống của mình, của tộc người mình đang hiển hiện rõ ràng, chân thực, sống động trên sân khấu. Đây cũng là điều mà Tổng đạo diễn Lê Hải Yến và ekip thực hiện của mình đã trăn trở, nỗ lực nhiều tháng trời để khắc họa.
Trong những xúc cảm dâng trào đó, ca sĩ Sèn Hoàng Mỹ Lam đã hát Về Yên Bái vui điệu Xoè hoa mở ra chương 3 Tinh hoa Xoè Thái sống động, rực rỡ và hân hoan. Chương 3 Tinh hoa Xoè Thái kết lại chương trình bằng những vòng Xoè quanh đống lửa lớn cho thấy tinh thần đại đoàn kết cộng đồng, sự cố kết văn hoá thể hiện rõ trong chương trình.
Điểm đặc biệt của các vòng Xoè năm nay, Tổng đạo diễn Lê Hải Yến và ekip thực hiện đã nỗ lực để tạo nên những vòng Xoè mang biểu tượng các hoạt tiết văn hoá Thái, từ hoa văn thổ cẩm đến cánh hoa ban, và kết thúc bằng hình tượng Khau cút- là nét đặc trưng trong kiến trúc nhà sàn của người Thái. Đó là ý nghĩa về cội nguồn dân tộc, về những giá trị tiếp nối và kế thừa, mà người Thái vẫn gìn giữ những tinh hoa và truyền đời qua các thế hệ.
Tổng đạo diễn Lê Hải Yến chia sẻ, để có thể tạo nên vòng Xoè biểu tượng này, người dân tham gia Xoè đã phải tập luyện rất vất vả, nhưng bằng sự nỗ lực và tinh thần phấn chấn, họ đã làm rất tốt. Tinh thần này đã lan toả mạnh mẽ đến toàn bộ khán giả xem chương trình, nhất là khán giả có mặt ở sân vận động. Chương trình vừa kết thúc, trận mưa rất lớn đột ngột đổ xuống nhưng trong tiếng nhạc Xoè quyến rũ, trong sự hân hoan của ngày hội, người dân đội mưa xuống sân vận động vây quanh đống lửa tiếp tục cùng nhau Xoè dưới mưa.
“Có lẽ chưa bao giờ chúng tôi trải qua nhiều cảm xúc như ngày hôm nay. Vui có, buồn có, lo lắng có, hồi hộp có. Chúng tôi đã cầu xin không ngừng vũ trụ, ông trời chứng giám cho nỗ lực của hơn 3.000 diễn viên, người dân, hàng nghìn người trong ekip thực hiện, phục vụ suốt 1 tháng vừa qua. Nếu hôm nay trời mưa đến mức không diễn được thì chúng tôi rất cảm thấy có lỗi với người dân, với các diễn viên, vì tất cả mọi người đã dành niềm tin, kỳ vọng vào chúng tôi và chương trình này. Tôi tin những gì tận hiến từ trái tim sẽ đều chạm đến khán giả và họ sẽ yêu văn hoá của người Thái qua tất cả những gì chúng tôi thể hiện”, Tổng đạo diễn Lê Hải Yến chia sẻ.
Những hình ảnh trong chương trình:
Trước đó Thanh tra tỉnh Đắk Nông chỉ rõ, các gói thầu mua sắm trang thiết bị trường học từ 2018 đến 2021 do Sở GD-ĐT Đắk Nông xảy ra rất nhiều sai phạm gây thiệt hại ngân sách hơn 2,1 tỉ đồng.
Phía thanh tra khẳng định nhiều gói thầu mua sắm thiết bị có chênh lệch giá, không đúng nguồn gốc và có dấu hiệu thông thầu. Cụ thể, trong 5 năm Giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Nông cùng các đơn vị liên quan mua sắm thiết bị giáo dục với tổng kinh phí khoảng 76,8 tỉ đồng (phần lớn là ngân sách Trung ương).
Thanh tra phát hiện có 5/451 loại hàng hóa, nhà thầu không ghi nhãn mác, model. 10 loại hàng hóa đề xuất mua có xuất xứ Việt Nam, Malaysia nhưng thực tế là hàng Trung Quốc.
Ba gói thầu cung cấp, lắp đặt thiết bị trường học cho học sinh bán trú năm 2019 để sửa chữa, cải tạo nâng cấp hai trường phổ thông dân tộc nội trú có 13 loại thiết bị do Trung Quốc sản xuất, nhưng hợp đồng có nguồn gốc Việt Nam, Hàn Quốc, Malaysia...
Ngoài ra, có 29 gói thầu mua sắm dù che nắng, cột bóng rổ tại các huyện có dấu hiệu thông thầu. Nhiều gói thầu có dấu hiệu thổi giá gấp 4-7 lần so với thị trường.
Đáng chú ý, hầu hết những gói thầu nói trên do một đại gia đình ở TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) trúng thầu và cung cấp.
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Văn Toàn, xác nhận đang bị Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy Đắk Nông kiểm tra dấu hiệu vi phạm nên chưa thể cung cấp gì thêm.
Hiện vụ việc thông thầu, thổi giá trong mua sắm trang thiết bị trường học ở Sở GD-ĐT Đắk Nông và các huyện đã bị thanh tra tỉnh Đắk Nông chuyển qua công an điều tra làm rõ.
Theo ông Đạt, sau khi xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực UBND quận Tân Phú về vấn đề thu phí mô hình trường tiên tiến hội nhập quốc tế của Trường THCS Đặng Trần Côn, lãnh đạo quận đã quyết định tạm dừng thực hiện mô hình trường tiên tiến hội nhập quốc tế tại trường trong năm học này. Việc thực hiện mô hình này sẽ được bắt đầu từ năm học 2023 – 2024.
Trước đó, phụ huynh có con học tại Trường THCS Đặng Trần Côn (Tân Phú, TP.HCM) phản ánh, gần hết năm học nhưng nhà trường truy thu khoản tiền "trường tiên tiến, hội nhập quốc tế" lên đến hơn 12 triệu đồng/học sinh.
Thông báo truy thu tiền phụ huynh của Trường THCS Đặng Trần Côn có hai khoản. Khoản 1, trường thu mô hình "trường tiên tiến, hội nhập quốc tế", trong đó có học tiếng Anh với người nước ngoài, học đàn, Tin học chuẩn quốc tế.
Các khoản khác thu thỏa thuận theo quy định với mức 1.500.000 đồng/tháng và thu 9 tháng (từ tháng 9/2022 đến 5/2023). Tổng các khoản thu này là 13.500.000 đồng.
Khoản 2 là thu tin học chuẩn quốc tế với mức 120.000 đồng/tháng, thu 8 tháng (từ tháng 10/2022 đến 5/2023); tổng số tiền là 960.000 đồng.
Sau khi trừ khoản thu 2 đã đóng trước đó, số tiền phụ huynh phải đóng trong lần truy thu này là 12.540.000 đồng. Để thông báo truy thu tiền từ phụ huynh, Trường THCS Đặng Trần Côn đã họp phụ huynh và đưa ra văn bản phê duyệt đề án xây dựng Trường THCS Đặng Trần Côn thực hiện chương trình chất lượng cao "trường tiên tiến, hội nhập quốc tế" giai đoạn 2022-2026.
Phụ huynh không hài lòng vì hiện tại đã tháng Tư, còn hơn 1 tháng nữa kết thúc năm học.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường THCS Đặng Trần Côn, cho hay nhà trường xây dựng mô hình “trường trường tiên tiến, hội nhập quốc tế” theo Quyết định 7 năm 2022 của UBND TP.HCM, ban hành quy định về tiêu chí công nhận trường thực hiện chương trình chất lượng cao “trường tiên tiến, hội nhập quốc tế" tại TP.HCM.
Trường được Sở GD-ĐT, quận Tân Phú và Phòng GD-ĐT yêu cầu thực hiện mô hình “trường tiên tiến, hội nhập quốc tế” từ đầu năm. Mô hình này cũng đã được trường áp dụng từ đầu năm học cho học sinh lớp 6 với 280 em nhưng văn bản phê duyệt về hơi chậm.
Đối với vấn đề thu tiền, đầu năm học, nhà trường xin ý kiến cấp trên là đối với các vấn đề tài chính, chờ có văn bản mới thu.
Tới đầu tháng Tư, UBND quận Tân Phú mới có quyết định phê duyệt đề án xây dựng Trường THCS Đặng Trần Côn thực hiện chương trình chất lượng cao "trường tiên tiến, hội nhập quốc tế" giai đoạn 2022-2026.
Phụ huynh căn cứ vào văn bản của quận và cho rằng văn bản có hiệu lực kể từ ngày ký nên trường không được truy thu. Họ không hiểu rằng hiệu lực của văn bản để công nhận pháp lý về trường, không liên quan đến vấn đề tài chính vì tài chính đi theo năm học.