Cựu danh thủ Jaap Stam - người theo dõi kỹ các màn trình diễn của Antony từ thời anh còn chơi bóng tại Hà Lan bày tỏ sự hoài nghi.
"Theo những gì tôi thấy, Antony chưa đủ giỏi và cũng không đạt đến đẳng cấp để có thể thi đấu cho MU.
Ban đầu, anh ta sẽ gặp những khó khăn về vấn đề thích nghi môi trường mới. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm, Antony chẳng cho thấy sự tiến bộ.
Để thành công ở Ngoại hạng Anh, Antony phải đem đến sự đột biến. Còn hiện tại, anh ấy làm sao có thể được xếp với những tiền đạo cánh hàng đầu Ngoại hạng Anh."
Cựu trung vệ Quỷ đỏ cũng đặt dấu hỏi về việc nằng nặc yêu cầu lãnh đạo MU chi số tiền lớn rước về Antony của HLV Ten Hag.
"Tại Hà Lan, Antony chơi ổn nhưng anh ta không phải là cầu thủ xuất sắc nhất. Đó là giải đấu có vài cầu thủ giỏi, còn lại là những cái tên tầm thường.
Ajax luôn chiếm ưu thế trước các đối thủ khác nên Antony sẽ có nhiều khoảng trống đột phá hay thực hiện các đường tạt bóng.
Nhưng ở cấp độ cao như MU, công tác chuyển nhượng cần những yêu cầu khắt khe hơn. Quỷ đỏ cần lựa chọn đúng đắn để đưa về các cầu thủ tạo ra khác biệt tại Ngoại hạng Anh."
Đặc biệt, ngay trên ứng dụng ‘Bắc Trà My Smart’ cài ở điện thoại, người dân có thể phản ánh về những vấn đề trong đời sống, xã hội, giúp chính quyền nhanh chóng xử lý những tình huống xảy ra ở địa phương.
“Cánh tay” nối dài của chính quyền
Anh Nguyễn Duy Hòa (41 tuổi, trú tại huyện Bắc Trà My) cho biết đã gửi phản ánh qua điện thoại về tình trạng các xe tải làm rơi cát, sỏi trên tuyến đường của xã diễn ra hơn một tuần nhưng không thấy lực lượng chức năng xử lý.
“Sau khi tôi gửi ý kiến trên ứng dụng Bắc Trà My Smart, khoảng 2 ngày sau, tình trạng trên chấm dứt. Tôi cũng nhận được câu trả lời đã giải quyết xong vụ việc ngay trên phản hồi của mình. Đây là ứng dụng thiết thực giúp người dân và chính quyền gần nhau hơn, dễ dàng hơn trong việc trao đổi thông tin”, anh Hòa nói.
Ứng dụng này giúp cơ quan chức năng xử lý kịp thời tất cả những vấn đề gây bức xúc dư luận như giao thông, rác thải…
Phó Chủ tịch UBND thị trấn Trà My (huyện Bắc Trà My) Trịnh Ngọc Duy cho hay, trong năm 2022, khi thử nghiệm việc phản hồi ý kiến người dân trên ứng dụng, đã có hơn 30 ý kiến chuyển về và giải quyết.
“Nhiều vấn đề được người dân gửi về cho chính quyền liên quan đến môi trường, giao thông, đất đai… Khi nhận được ý kiến của người dân, nếu nằm trong phạm vi của thị trấn, chúng tôi sẽ cử người đến giải quyết. Tùy theo từng trường hợp mà kéo dài thời gian ngắn hay dài. Ví dụ, người dân phản ánh đống rác 2,3 ngày chưa được dọn dẹp, trong vài giờ phải xử lý ngay. Sau khi xong việc, chúng tôi sẽ phản hồi lại ngay chính ý kiến của người dân trên ứng dụng”, ông Duy giải thích.
Một số vấn đề khác như loa phát thanh quá to hoặc quá nhỏ, khi người dân phản hồi sẽ được chính quyền điều chỉnh giúp mọi người dễ dàng tiếp nhận thông tin.
Xử lý nhanh, gọn
Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My - ông Thái Hoàng Vũ chia sẻ, trong một năm thử nghiệm vận hành IOC, đặc biệt là việc phản ánh của người dân thông qua ứng dụng, huyện đã tiếp nhận gần 100 ý kiến.
"Nếu như trước đây chúng tôi phải xuống địa bàn khảo sát, xử lý thì nay tiết kiệm được thời gian đi lại và phối hợp nhanh gọn hơn… Cụ thể, khi nhận được phản ánh của người dân trên ứng dụng, chúng tôi sẽ phân loại xem nội dung đó nằm ở phòng ban nào rồi chuyển dữ liệu đến bộ phận có chuyên môn xử lý triệt để. Tiếp đó, chúng tôi sẽ phản hồi lại ý kiến của người dân rằng đã xử lý đến đâu, xử lý như thế nào. Người dân dễ dàng phản hồi nếu như chưa hài lòng hoặc hài lòng với câu trả lời của chính quyền ngay trên chiếc điện thoại của mình”, ông Vũ nói.
Mặt khác, nhờ những phản hồi này mà chính quyền cũng như người dân nắm bắt được thông tin các địa điểm sạt lở, những cây cầu ngầm thường xuyên ngập nước trong những tháng mưa lũ.
Theo ông Vũ, có rất nhiều vấn đề được người dân phản ánh đến chính quyền, nổi bật là môi trường đô thị và giao thông. Những phản hồi vẫn chỉ tập trung nhiều tại thị trấn Trà My, những xã liền kề hoặc vùng sâu vùng xa còn hạn chế.
Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My giải thích: “Vì là huyện miền núi nên nhiều điểm chưa có sóng điện thoại bao phủ. Đây là một khó khăn mà chính quyền đang gặp phải khiến việc phản hồi của người dân chưa tăng cao”.
Cũng theo ông Thái Hoàng Vũ, sắp tới chính quyền sẽ thông tin đến người dân về ứng dụng và việc phản hồi thông qua tổ công nghệ cộng đồng của từng thôn. Các tổ hướng dẫn người dân cài đặt, cách phản ánh vấn đề đang gặp phải để tăng hiệu quả trong công tác quản lý.
" alt=""/>Ứng dụng Bắc Trà My Smart giúp người dân miền núi Quảng Nam xử lý bất cập nhanh- Bước 1:Truy cập vào Cổng dịch vụ công Bộ Công an Tại đây.
- Bước 2:Chọn “Đăng nhập” nếu đã có tài khoản Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc chọn “Đăng ký” Tại đâynếu chưa có tài khoản Cổng dịch vụ công quốc gia.
Xem video hướng dẫn đăng ký tài khoản Cổng dịch vụ công quốc gia dưới đây:
- Bước 3: Chọn loại tài khoản đăng nhập
- Bước 4: Tiến hành đăng nhập
- Bước 5:Chọn “Nộp hồ sơ trực tuyến”
- Bước 6:Nhập từ khóa “Cấp thẻ căn cước công dân”vào ô tìm kiếm. Sau đó bấm vào Tìm kiếm.
- Bước 7: Chọn “Cấp thẻ Căn cước công dân khi đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (thực hiện tại cấp huyện)”.
- Bước 8: Chọn “Nộp hồ sơ”
- Bước 9: Chọn lý do thực hiện
- Bước 10:Kiểm tra lại thông tin. Chọn Cơ quan TN cấp tỉnh và Cơ quan TN cấp huyện.
Nếu yêu cầu chuyển phát thẻ CCCD về nhà thì tích vào ô "Chuyển phát thẻ CCCD đến địa chỉ của công dân"và ghi đầy đủ địa chỉ, số điện thoại người nhận.
Tiếp theo, bấm Đồng ývà tiếp tục.
- Bước 11:Chọn ngày đến nộp hồ sơ
Sau khi chọn ngày hẹn đến nộp hồ sơ, người dân cần nhập mã xác nhận. Tích chọn vào ô "Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên".
Kết thúc bấm vào Nộp hồ sơvà đợi kết quả trả về.
Cuối cùng, người dân cần đến đúng thời gian, địa điểm đã đăng ký để hoàn thành các thủ tục cấp căn cước công dân gắn chíp và chờ nhận CCCD gắn chip trực tiếp hoặc chuyển phát qua bưu điện như đã đăng ký.