Hệ thống này đã được sử dụng thử nghiệm tại Anh và một vài trận đấu của Đức, Italia trước khi được áp dụng chính thức tại World Cup 2018.
![]() |
VAR lần đầu tiên được áp dụng ở VCK U23 châu Á |
Hiện tại, nhiều giải đấu lớn trên thế giới đã áp dụng VAR như Champions League, La Liga, Ngoại hạng Anh,...
Ở châu Á, VAR vẫn còn rất mới mẻ và lần đầu tiên được áp dụng ở giải vô địch quốc gia Thái Lan (Thai League), từ cuối mùa giải 2018. Tại VCK Asian Cup 2019, VAR được đưa vào kể từ vòng tứ kết.
Theo thông tin mới nhất từ AFC, VAR sẽ được sử dụng trong toàn bộ 32 trận đấu ở VCK U23 châu Á 2020 sắp tới diễn ra tại Thái Lan.
Đây là quyết định lịch sử bởi VCK U23 châu Á 2020 sẽ trở thành giải đấu đầu tiên ở châu Á áp dụng VAR trong tất cả các trận đấu. AFC muốn bảo đảm sự công bằng cao nhất bởi giải đấu này cũng sẽ xác định ba đội bóng giành vé tham dự Olympic Tokyo 2020.
![]() |
Tại Asian Cup 2019, VAR lần đầu tiên được sử dụng |
Để chuẩn bị cho việc sử dụng VAR ở VCK U23 châu Á 2020, AFC đã tổ chức 6 chuyến tập huấn từ tháng 3/2017. Các trọng tài VAR đều đã được lựa chọn và trang bị những kiến thức đầy đủ về công nghệ mới theo tiêu chuẩn của Hiệp hội bóng đá quốc tế (IFAB).
Khi nào sử dụng VAR?
VAR chỉ được sử dụng trong một số tình huống nhất định trong một trận đấu. Các tình huống này bao gồm quả đá phạt 11m, xác định lỗi, bàn thắng và thẻ đỏ trực tiếp.
- Bàn thắng
Khi có một đội khiếu kiện về bàn thắng, VAR sẽ được dùng để phát hiện lỗi việt vị, kéo áo và các lỗi khác trong quá trình ghi bàn Ngay cả khi cầu thủ chỉ việt vị vài cm, bàn thắng cũng sẽ không được chấp nhận.
- Penalties
Khu vực trong vòng cấm là nơi VAR hay được sử dụng nhất. Quyết định thổi phạt có thể được trọng tài duy trì hoặc hủy bỏ sau khi tham khảo VAR
- Thẻ đỏ trực tiếp
Các hành vi bạo lực sẽ bị ngăn chặn bởi VAR. Tuy nhiên VAR chỉ đươc áp dụng đối với các tình huống thẻ đỏ trực tiếp, không áp dụng với thẻ vàng thứ 2.
Xem video giới thiệu về VAR:
Vĩnh Tường
" alt=""/>AFC ra quyết định lịch sử ở VCK U23 châu Á 2020TIN BÀI KHÁC
![]() |
Tại buổi khai trương, nhiều bệnh nhân đã nhận được những phần quà nhân văn như: sữa dinh dưỡng, tóc giả. |
![]() |
![]() |
Ngoài ra, Khu sinh hoạt người bệnh còn có nhiều vật dụng ý nghĩa khác như nón, áo ngực dành riêng cho bệnh nhân ung thư vú sau giải phẫu. |
![]() |
Đặc biệt, tủ sách phong phú với nhiều cuốn sách chuyên sâu về ung thư, giúp người bệnh có cơ hội hiểu sâu hơn về bệnh của mình. |
![]() |
Tuyển tập những cuốn sách “Hạt giống tâm hồn”, sách kỹ năng sống còn có tác dụng như liều thuốc tinh thần, giúp bệnh nhân cảm nhận được giá trị cuộc sống. Tất cả những cuốn sách đặt trong Tủ sách ung thư đều đã được lựa chọn kỹ càng về nội dung, phù hợp để nâng đỡ tinh thần cho người bệnh. |
Mục đích của hoạt động này như BS. CKII Bùi Phú Quang – Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện Chợ Rẫy đã nhấn mạnh: “Phương châm của ngành y tế là cố gắng đạt bước đầu tiên - điều trị bệnh, nhưng còn điều quan trọng hơn nữa là phải làm sao để nâng cao chất lượng cuộc sống. Không chỉ điều trị bệnh đơn thuần, mà còn làm cho con người khỏe mạnh, vui vẻ, đầy đủ sức lao động”.
![]() |
Nhiều bệnh nhân có mặt trong buổi khai trương cho biết, họ cảm thấy việc làm của các bác sĩ và nhân viên của bệnh viện giúp cho việc điều trị bệnh trở nên nhẹ nhàng hơn. |
Bà T.T.T.N. (54 tuổi, ngụ tại TP.HCM) phát hiện bị ung thư vú từ tháng 9 năm ngoái. Đến tháng 10, bà bắt đầu điều trị. Bà N. vẫn còn nhớ rõ sau lần xạ trị đầu tiên, tóc bà rụng cả mảng khiến bà cảm thấy vô cùng sốc và buồn. Bà đã phải giành khoản tiền 6 triệu đồng để mua một bộ tóc giả mới có thể đi ra ngoài và làm việc. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân đến từ các miền quê, điều kiện kinh tế khó khăn, việc có thể mua một bộ tóc giả như bà N. rất hiếm. Vì vậy, bà N. chủ động tham dự chương trình với hi vọng mang mái tóc giả của mình giúp những bệnh nhân khác cảm thấy tự tin hơn.
Như trường hợp của bà B.T.U.M. (ngụ An Giang), vừa tiến hành giải phẫu ung thư vú hơn 20 ngày. Mái tóc đang lún phún mọc vốn đã khiến bà M. ngại ngùng khi ra ngoài, đến nay, bà lại càng tự ti hơn vì đã cắt đi bầu ngực. Bà M. tâm sự, bà cảm thấy vô cùng may mắn vì có cơ hội tham dự hoạt động, bởi thông qua sự sẻ chia của các bác sĩ, các bệnh nhân khác, cả người đã chữa khỏi và đang điều trị, bà cảm thấy yên tâm hơn khi đối mặt với mọi người.
Là người gắn bó với các hoạt động vì bệnh nhân nhiều năm nay, Th.S Lê Minh Hiển – Trưởng phòng Công tác xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ: “Đây là điểm đến đầu tiên mà phòng Công tác xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy hướng đến bệnh nhân ung thư. Bởi vì chúng tôi luôn trăn trở, các anh chị ở chuyên khoa hóa xạ, các anh chị ở khoa giảm nhẹ cũng đã làm tất bật công việc, nhưng điều kiện để quan tâm tới tinh thần người bệnh sau buổi hóa xạ chưa có. Chúng tôi cũng đã tham gia các lớp học chăm sóc giảm nhẹ, đọc thêm sách về quá trình chăm sóc giảm nhẹ, tìm hiểu về quá trình điều trị, và quan trọng nhất là trong thời gian qua chúng tôi cũng đã tìm hiểu về các hoạt động của các đơn vị đã từng điều trị thành công bệnh lý ung thư. Chúng tôi hy vọng trong thời gian sắp tới, phòng công tác xã hội sẽ là cánh tay nối dài từ các chuyên khoa, và sẽ ở bên, đồng hành cùng người bệnh”.
Khánh Hòa
Nằm trên chiếc giường bệnh nhỏ, biết chúng tôi vào thăm, bé Đỗ Hiền Sĩ cũng không thể tự mình ngồi dậy vì khối u trên đầu quá to. Ngồi bên cạnh, ông ngoại già yếu rơi nước mắt vì thương cháu.
" alt=""/>Giúp bệnh nhân ung thư tự tin và lạc quan