Trong đó, thông tin từ các ISP cũng cho hay, 2 tuyến cáp biển AAG và IA đều gặp sự cố với hướng kết nối HongKong. Các chuyên gia phỏng đoán sự cố xảy ra với các tuyến cáp biển này nhiều khả năng do ảnh hưởng của bão quan khu vực HongKong.
Thông tin từ nhà mạng VNPT phát ra tối nay đã xác nhận đang xảy ra sự cố mất liên lạc 700G cáp AAG, chưa xác định nguyên nhân. Thời điểm hiện tại, VNPT đang tìm hiểu xác minh nguyên nhân và định tuyến lưu lượng ứng cứu cho khách hàng.
Hiện nay, việc kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế, bên cạnh các tuyến cáp đất liền qua biên giới phía Bắc, hiện đang dựa chủ yếu vào 4 tuyến cáp biển chính là IA, AAG, SMW3 và APG. Trong đó, IA, AAG cập bờ tại Vũng Tàu, còn 2 tuyến SMW2 và APG cập bờ tại Đà Nẵng.gồm kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế.
Theo các chuyên gia, IA và AAG hiện vẫn đang đóng vai trò quan trọng, chiếm tỷ trọng dung lượng Internet Việt Nam kết nối đi quốc tế khá lớn. Tuyến cáp AAG có tổng chiều dài 20.000 km và dung lượng thiết kế đạt đến 2 Terabit/giây, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Được chính thức đưa vào vận hành từ tháng 11/2009, tuyến cáp quang này bắt đầu từ Malaysia và kết cuối tại Mỹ, với các điểm cập bờ tại Mersing (Malaysia), Changi (Singapore), Sri Racha (Thái Lan), Tungku (Bruney), Vũng Tàu (Việt Nam), Currimao (Philippines), South Lantau (Hong Kong), Guam (Mỹ), Hawaii (Mỹ)... Nhánh cáp rẽ vào Việt Nam nằm trong đoạn S1 có chiều dài 314 km.
Còn với cáp biển Liên Á, tuyến cáp này được đưa vào vận hành từ tháng 11/2009 có tổng chiều dài 6.800 km, kết nối Singapore, Việt Nam, Philippines, Hồng Kông và Nhật Bản. Hệ thống có tốc độ truyền dữ liệu theo thiết kế lên tới 3,84Tbps, với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 200 triệu USD và cung cấp dung lượng đầu cuối ban đầu là 320Gbps. Hệ thống cáp quang biển Liên Á được đánh giá là tuyến cáp quang quan trọng để trung chuyển lưu lượng đến châu Mỹ và châu Âu cho các khách hàng ở Việt Nam và khu vực.
Trao đổi với ICTnews, một chuyên gia đánh giá việc đồng thời 3 tuyến cáp biển gặp sự cố sẽ khiến cho các ISP sẽ rất “căng”, khó đảm bảo dung lượng kết nối Internet của Việt Nam đi quốc tế. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng cho biết thời điểm hiện tại chưa thể xác định các tuyến cáp biển AAG, IA và SMW3 bị đứt. Thông tin về sự cố xảy ra với 3 tuyến cáp biển AAG, IA và SMW 3 sẽ tiếp tục được ICTnews cập nhật tới độc giả.
Theo ICTnews
" alt=""/>3 tuyến cáp biển IA, AAG và SMW3 đang cùng lúc xảy ra sự cố"Là một phần trong nỗ lực chống spam và các hành vi độc hại, chúng tôi tiến hành thử nghiệm các biện pháp mới nhằm loại bỏ các tài khoản sử dụng những cụm từ hay dính líu đến hành động spam. Chúng tôi liên tục điều chỉnh những biện pháp này, dựa trên các thay đổi của hoạt động spam", phát ngôn viên của Twitter nói với tờ The Verge. Twitter từ chối bình luận về khả năng áp dụng phương pháp này với tài khoản của những người nổi tiếng khác.
Bạn vẫn có thể giữ tên hiển thị là Elon Musk nếu tài khoản của bạn được xác minh. Phương pháp này được thiết kế chủ yếu để ngăn chặn các tài khoản "bot" giả mạo hồ sơ của Musk, nhằm đánh lừa người dùng trả lời những tweet lừa đảo.
Lừa đảo trực tuyến sẽ rất dễ bị phát hiện bởi người dùng thông thạo Internet, tuy nhiên, nó vẫn lừa được khá nhiều người bất cẩn. Những tài khoản này thường sẽ được xử lý ngẫu nhiên nhưng tên và ảnh đại diện "Elon Musk" sẽ hiển thị ngay cạnh tài khoản thật, tạo cảm giác như đó thật sự là câu trả lời từ tài khoản chính chủ của Musk.
Các tweet lừa đảo thường có chung cách thức: người dùng được giới thiệu cơ hội hiếm có để có thể làm giàu nhanh chóng nhờ vào một loại công nghệ blockchain mới, và tất cả những gì họ cần làm là rót tiền mặt vào, đổi lấy loại tiền điện tử mới, cái mà thậm chí họ còn chưa từng nghe đến. (Đôi khi, những trò gian lận có hình thức giống như trò trúng thưởng giveaway của Tesla.)
Với thông tin được thổi phồng về công nghệ blockchain và việc Bitcoin tăng giá mạnh hồi năm ngoái, thật dễ dàng để những người hâm mộ Musk nghĩ rằng họ đang gặp cơ hội làm giàu thật sự. Điều này dễ biến họ trở thành con mồi của những kẻ lừa đảo. Bản thân Musk cũng vừa phải lên tiếng về sự mạo danh nhắm vào thông tin cá nhân ông:
Hồi tháng ba, Twitter cho biết họ sẽ cố gắng giảm thiểu tối đa những tài khoản giả mạo. Thời điểm đó, Twitter đã tuyên bố "sẽ phát một số tín hiệu với mục đích ngăn chặn các loại tài khoản này tiếp cận người dùng." Động thái này chủ yếu nhằm phản ứng lại chỉ trích từ nhà sáng lập Ethereum - Vitalik Buterin – người thậm chí đến nay vẫn để nguyên cụm từ "Không cho ETH" (Not giving away ETH) trong tên hiển thị, do ông thường xuyên là mục tiêu của những kẻ lừa đảo.
Nhưng sự việc dường như chỉ rắc rối thêm khi những tweet giả mạo vẫn thường xuyên nhảy ra bên dưới phần trả lời của Musk thật, và thậm chí nhiều hãng tin tức bắt đầu nhầm lẫn thông tin trúng quà và tặng tiền là chính xác.
Twitter cho biết họ vẫn đang nghiên cứu các giải pháp bổ sung, nhưng có vẻ như những kẻ lừa đảo còn tạo mới được nhiều tài khoản bot hơn số lượng bị khóa đi. Cuối tháng 6, Twitter thông báo mua lại một công ty khởi nghiệp về an ninh mạng có tên Smyte, nhằm giúp "giải quyết những thách thức về an toàn, thư rác và bảo mật nhanh hơn, hiệu quả hơn".
"Là một phần trong cam kết phục vụ hội thoại công khai, chúng tôi đang tiếp tục chiến đấu spam và các hành vi nguy hiểm khác trên dịch vụ của mình", Twitter nói trong một tuyên bố riêng với The Verge vào đầu tuần này về khả năng phục hồi của những kẻ lừa đảo tiền mã hóa, "Đây rõ ràng là một thách thức cho sự phát triển. Vì vậy, chúng tôi đang tích cực phản ứng hiệu quả hơn trong việc phát hiện những hành vi lừa đảo và thực thi chính sách - đặc biệt khi nó liên quan đến các tài khoản lừa đảo tiền điện tử và vi phạm quy tắc spam của Twitter".
" alt=""/>Chỉ cần đổi tên thành Elon Musk, tài khoản Twitter của bạn sẽ bị khóa ngay lập tứcTrao đổi với Zing.vnngay sau khi Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang khởi tố, bắt tạm giam 3 tháng ông Nguyễn Thanh Hoài (Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục thuộc Sở GD&ĐT Hà Giang) về hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang khẳng định hành vi vi phạm của vị trưởng phòng sinh năm 1969 là không thể chối cãi.
Với tư cách Phó trưởng ban chấm thi, Trưởng ban thư ký Hội đồng thi tốt nghiệp THPT ở Hà Giang, ông Hoài đã đưa chìa khóa nơi lưu giữ bài thi, hồ sơ thi trắc nghiệm đã chấm cho cấp dưới là Vũ Trọng Lương, Phó trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục của sở này. Từ đó, xảy ra chuyện hơn 300 bài thi được nâng điểm.
Ông Vũ Văn Sử, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang chia sẻ không cần điều tra cũng biết Hoài là người đã đưa chìa khóa nơi lưu trữ bài thi cho Vũ Trọng Lương.
"Anh ý cầm chìa khóa thì còn chối đi đâu nữa”, vị giám đốc sở quả quyết và giải thích rằng nơi lưu giữ bài thi trắc nghiệm, bài thi tự luận ngay cạnh phòng công an. Theo nguyên tắc, nơi này phải được khóa bằng 2 khóa. Trưởng ban chấm thi giữ một chìa, chìa còn lại giao cho trưởng ban thư ký.
![]() |
Ông Nguyễn Thanh Hoài tại thời điểm cơ quan công an tống đạt lệnh bắt tạm giam. Ảnh: Diệu Loan. |
Khi chấm xong, ban chấm thi bàn giao toàn bộ hồ sơ, đồ vật liên quan cho ban thư ký để xử lý các bước tiếp theo. Tuy nhiên, sau khi nhận bàn giao, Trưởng ban thư ký Nguyễn Thanh Hoài chỉ khóa một khóa rồi đưa chìa cho Vũ Trọng Lương.
Hoài tự đưa chìa khóa hay do Lương thuyết phục? Về câu hỏi này, ông Sử cho biết trong các cuộc họp do sở tổ chức, hai người này đổ trách nhiệm cho nhau. Hoài nói được Lương thuyết phục nên mới bàn giao, còn Lương nói được trưởng phòng khảo thí đưa chìa khóa.
“Nhưng lý do gì một người 49 tuổi, công tác 29 năm lại đưa chìa khóa cho cấp dưới”, Giám đốc Sở GĐ&ĐT Hà Giang đặt nghi vấn với Nguyễn Thanh Hoài.
Với những vi phạm xảy ra, trước khi bị cơ quan điều tra khởi tố, ông Hoài đã bị đình chỉ nhiệm vụ liên quan đến kỳ thi. “Mình đã làm việc nhiều lần nhưng ông không nói được vì sao ông đưa chìa khóa”, ông Vũ Văn Sử nói với Zing.vn.
![]() |
Bị can Vũ Trọng Lương. Đồ họa: Phượng Nguyễn. |
Bình luận về diễn biến vụ án, tiến sĩ, luật sư Lê Văn Thiệp (Đoàn luật sư Hà Nội) khẳng định bài thi tốt nghiệp THPT quốc gia thuộc loại tài liệu phải được bảo mật. Người nào giữ chìa khóa nơi lưu giữ các bài thi cần có nhận thức rằng, chìa khóa được sử dụng để bảo đảm tính bí mật của nơi lưu giữ tài liệu.
Theo quy chế, ông Hoài buộc phải biết rằng bài thi, hồ sơ thi trắc nghiệm THPT quốc gia cần được bảo mật.
Trong vụ việc này, hành vi của ông Nguyễn Thanh Hoài có dấu hiệu tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể, ông Hoài biết nơi lưu giữ tài liệu mật nhưng vẫn giao chìa khóa nơi này cho người khác.
Còn trong trường hợp xác định có sự bàn bạc, liên hệ giữa ông Hoài và cán bộ cấp dưới khi diễn ra việc đưa chìa khóa thì có thể khẳng định ông Hoài đã đồng phạm, giúp sức với bị can Lương về hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ.
Lúc này, cơ quan chức năng cần làm rõ ai là chủ mưu.
Bốn ngày trước (20/7), Công an tỉnh Hà Giang đã khởi tố, bắt tạm giam Vũ Trọng Lương về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, quy định tại Điều 356 Bộ luật hình sự.
Đại diện Cục An ninh Chính trị nội bộ (A83 - Bộ Công an) nói ông Lương được Sở GD&ĐT Hà Giang phân công sử dụng máy tính để quét bài thi trắc nghiệm. Sau khi Bộ GD&ĐT công bố đáp án, ông Lương đã tải đáp án về và lưu trong máy.
Điều tra ban đầu cho thấy khi có nhiều tin nhắn gửi số báo danh thí sinh và mức điểm đến số điện thoại ông Lương để nhập vào máy tính. Quy trình thực hiện khoảng 6 giây cho một trường hợp.
Đại diện A83 cũng cho hay quy trình thanh tra, giám sát của ngành giáo dục và cơ quan công an chưa chặt chẽ. Những thành viên giám sát về cơ bản không nắm được thao tác, quy trình nên để ông Lương qua mặt.
Ông Lương đã có thời gian hơn 2 giờ (từ 12h đến 14h38 ngày 27/6) chuyển toàn bộ hòm bài thi trắc nghiệm và máy tính về phòng khảo thí. Trong thời gian này, ông này đã mở ổ khoá niêm phong, rút bài ở túi và sửa đáp án.
Quá trình theo dõi lại camera lắp tại Sở GD&ĐT Hà Giang chưa phát hiện thêm cá nhân nào cùng tham gia với ông Lương trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, A83 nhận định rất khó để một mình ông Lương có thể làm hết những việc như vậy trong khoảng thời gian đó.
Kết quả rà soát cho thấy 114 thí sinh với 330 bài thi có tổng điểm đã chênh lệch từ hơn 1 điểm so với điểm chấm thẩm định. Không ít thí sinh có tổng điểm chênh lệch hơn 20 điểm so với thí sinh chấm thẩm định. Cá biệt có những thí sinh được tăng lên 26,8 điểm; thậm chí 29,95 điểm so với bài chấm thẩm định.
Trong số 114 thí sinh được nâng điểm có con của Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh.
" alt=""/>Hai bị can vụ nâng điểm hơn 300 bài thi ở Hà Giang đổ lỗi cho nhau