Công Phượng có bao thời gian ra mắt K-League, trong màu áo Incheon United? Mấy mươi giây cuối trận đấu!
Ở trận Incheon tiếp Gyeongnam hôm nay, 9/3, với thời gian bù giờ hiệp 2 tới 7 phút, HLV Andersen đã để cho Công Phượng ra mắt, hay đúng hơn là để tiền đạo HAGL ra chào khán giả, những người đã chờ đợi để thấy Messi Việt Nam vào sân.
![]() |
Công Phượng được vào sân cuối trận |
Phút 93, những tiếng hò reo, ồ lên thích thú khi Công Phượng bên ngoài sân, cởi áo bib, Incheon thực hiện nốt quyền thay người cuối cùng.
Tưởng có 4 phút cho Công Phượng, để chí ít cũng được chạm bóng. Nhưng thời gian chờ đợi bên ngoài mất hơn 3 phút để tới khi đồng hồ nhảy sang phút 96, tân binh số 23 mới chính thức chào K-League.
![]() |
Sau 2 trận chờ đời thì khán giả yêu mến Công Phượng cũng được chứng kiến tiền đạo số 23 ra mắt K-League trong ít giây ngắn ngủi |
Có sự chạnh lòng không nhỏ cho Công Phượng, vì còn chưa kịp chạm bóng thì trọng tài sau đó thổi còi hết giờ, với chiến thắng chung cuộc 2-1 thuộc về Incheon United trước Gyeongnam.
Trông Công Phượng vô cùng đáng yêu và lại được hâm mộ thế này đây... |
Thôi thì hãy an ủi Công Phượng, vạn sự khởi đầu nan, càng khó càng phải nỗ lực. Và người hâm mộ sẽ luôn dõi theo các cầu thủ Việt Nam thi đấu nước ngoài, không chỉ Phượng, mà còn Đặng Văn Lâm, Xuân Trường và tương lai là những tên tuổi khác.
Mai Nguyễn
Xem thêm những diễn biến chính của trận Incheon 2-1 Gyeongnam dưới đây:
" alt=""/>Công Phượng vào sân Incheon 2TIN BÀI KHÁC
Con chết dần vì ung thư máu, bố mẹ nghèo đau đớn bất lực" alt=""/>Con gái mắc bệnh ung thư hạch, bố mẹ nghèo cầu cứuTheo ông Tùng, đây là một việc làm quan trọng bởi nếu không triển khai được việc truy xuất nguồn gốc thì rất nhiều sản phẩm của chúng ta sẽ không thể xuất khẩu được.
Điều này xuất phát từ việc phía Trung Quốc cũng như nhiều nước khác yêu cầu rất cao về truy xuất nguồn gốc hàng hóa.
“Thực tế chúng ta có thể thấy rất nhiều sản phẩm của chúng ta khi đến cửa khẩu Trung Quốc đều không đi qua nổi bởi lý do không có truy xuất nguồn gốc”, ông Tùng nói.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng thông tin về công nghệ mới truy xuất nguồn gốc hàng hóa đã được Bộ thẩm định. |
Ông Tùng cho biết, hiện nay không chỉ có Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ mà Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đang chỉ đạo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng triển khai công nghệ để áp dụng truy xuất nguồn gốc hàng hóa.
“Ngoài việc có những công nghệ chúng ta đi cùng với thế giới như mã vạch, QR code thì hiện nay đã có những công nghệ mới của doanh nghiệp Việt Nam thực hiện việc chống các sản phẩm giả, chống hàng giả. Công nghệ này đã được Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định”, ông Tùng cho hay.
“Chúng tôi đang giới thiệu với Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh/thành phố nghiên cứu xem xét và đề xuất UBND áp dụng công nghệ này”.
Minh họa về giải pháp kỹ thuật của công nghệ này, Thứ trưởng Tùng ví dụ: “Mỗi chúng ta đều sử dụng một chiếc điện thoại di động và số điện thoại không bao giờ trùng nhau. Lý do là khi mua các sim lắp vào điện thoại thì chúng ta mới kích hoạt mã số. Công nghệ chống hàng giả này cũng hoạt động tương tự. Khi chúng ta ra thị trường mua hàng, thì trên các sản phẩm sẽ có một lớp phủ và chỉ khi chúng ta cào lớp phủ đó ra thì mới xuất hiện số của sản phẩm. Sau đó chúng ta dùng phần mềm trên diện thoại di động soi vào thì nó sẽ kết nối với hệ thống công nghệ thông tin chứa cơ sở dữ liệu để xác định đây là sản phẩm thật hay sản phẩm giả của một doanh nghiệp sản xuất. Điều này không những giúp truy xuất được nguồn gốc mà còn giúp chúng ta mua được những sản phẩm thật của một cơ sở sản xuất”.
Thanh Hùng
- Chiều 13/11, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức họp báo về sự kiện Trình diễn, kết nối cung – cầu công nghệ Gia Lai năm 2019 (TechDemo 2019).
" alt=""/>Sẽ áp dụng công nghệ mới chống hàng giả, hàng nhái