Ban Công tác thúc đẩy IPv6 Quốc gia vừa thông tin về kế hoạch chuỗi sự kiện nhân Ngày IPv6 Việt Nam năm 2018. Chuỗi sự kiện này nằm trong kế hoạch thúc đẩy phát triển IPv6 năm nay của Ban công tác.
Theo Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6, giai đoạn 3 từ năm 2016 - 2019, là giai đoạn chính thức chuyển đổi các dịch vụ sang hoạt động với nền tảng IPv6, đây là giai đoạn quan trọng, thúc đẩy việc triển khai IPv6 đến từng đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp CNTT trong nước; chung tay đưa IPv6 lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng người dùng Internet tại Việt Nam.
Thực hiện mục tiêu trên, Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia đã quyết định tổ chức chuỗi sự kiện nhân Ngày IPv6 Việt Nam 2018 tại Hà Nội và TP.HCM.
Cụ thể, hội thảo chủ đề “IPv6 với 4G LTE và Dịch vụ nội dung” sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 4/5/2018, do Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải – Trưởng Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia chủ trì và có sự tham gia của các thành viên Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia; các doanh nghiệp dịch vụ Internet (ISP); các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động (Mobile Operator); các doanh nghiệp nội dung số (Content); các doanh nghiệp sản xuất thiết bị...
Theo VNNIC, cơ quan thường trực Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia, hội thảo Ngày IPv6 Việt Nam năm nay sẽ tập trung trao đổi, chia sẻ các bài học kinh nghiệm, lộ trình kế hoạch của các đơn vị trong việc triển khai IPv6 cho hệ thống kỹ thuật dịch vụ, đặc biệt triển khai IPv6 cho mạng di động băng rộng LTE và triển khai cho các hệ thống dịch vụ cho khách hàng.
VNNIC cũng cho biết, tính đến nay, tỉ lệ IPv6 toàn cầu đạt khoảng 22%, tăng trưởng bình quân 200% mỗi năm. Trong đó, khu vực châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ chuyển đổi IPv6 mạnh mẽ, tiêu biểu có các quốc gia như Úc, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam là những quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng IPv6 tốt.
" alt=""/>Việt Nam hiện đã có hơn 4,8 triệu người dùng địa chỉ Internet IPv6Hải Nguyên - Bạt Tuấn
Để tạo ra chiếc nhẫn độc đáo, một anh chàng đã không ngần ngại 'xẻ' chiếc iPhone 8 mới coóng làm nguyên liệu chế tác.
" alt=""/>Công nghệ thứ 7: Nóng hạn chót thông tin thuê bao, loạt TK ngân hàng bị hacker rút tiềnĐối với con người, chúng ta thường phải mất nhiều năm để có thể phát triển khả năng chọn ra giọng nói trong đám đông. Nhưng với những chiếc loa thông minh hiện nay, để có thể làm được điều này quả thực không hề đơn giản. Tuy nhiên, Google có thể đã có giải pháp cho vấn đề này với hệ thống AI mới của mình.
Ban đầu, nhóm phát triển của Google huấn luyện mô hình mạng thần kinh giúp nhận diện giọng nói của một cá nhân. Sau đó, đội ngũ phát triển thử nghiệm AI trong những bữa tiệc ồn ào nhằm kiểm tra khả năng cô lập giọng nói, đồng thời ghi lại thành đoạn âm thanh riêng biệt.
Trong clip dưới đây, bạn có thể quan sát hai diễn viên hài Jon Dore và Rory Scovel đang liên tục bắt chuyện để gây sự chú ý với khán giả, Mặc cho màn trình diễn xuất hiện rất nhiều tạp âm nhưng AI vẫn có thể lọc được trọn vẹn giọng nói của một người bằng cách khoanh vùng khuôn mặt người đó. Ngay cả khi khuôn mặt của diễn viên hài bị tay hoặc micro che khuất, AI vẫn có thể theo dõi và ghi âm như bình thường.
TheoInteresting Engineering, hiện tại đây mới chỉ là một dự án thử nghiệm và chưa rõ liệu Google có áp dụng AI mới lên loa thông minh Google Home hay các dịch vụ nhắn tin, gọi điện như Hangouts, Duo hay không. Tính năng mới hứa hẹn sẽ giúp tăng cường chất lượng trò chuyện thông qua video và hạn chế tạp âm xuất hiện không mong muốn.
Màn thử nghiệm huấn luyện AI phát hiện và cô lập giọng nói của một người trong đám đông
" alt=""/>AI của Google có thể phát hiện giọng nói của bạn ngay cả trong đám đông