Cũng kể từ đó đến nay, trường đã đào tạo ra nhiều Tiến sĩ Y học góp phần quan trọng trong việc bổ sung vào nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành y tế.
GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế
Từng là nghiên cứu sinh và cũng là Phó Tiến sĩ lâm sàng đầu tiên của Trường ĐH Y Hà Nội, GS.TS Trần Ngọc Ân, Nguyên Giám đốc Bệnh viên E nhớ lại: “Đó là quãng thời gian khó khăn vì đất nước vừa thống nhất nhưng lại vướng vào chiến tranh biên giới, tôi thường xuyên phải thắp đèn dầu, viết luận văn vào ban đêm. Sau khi viết xong lại tiếp tục phải sửa chữa, dán bổ sung các ảnh bằng cơm”.
Mặc dù những ngày tháng đó còn nhiều khó khăn, nhưng theo GS Ân, nghiên cứu sinh ngày ấy luôn nỗ lực khắc phục mọi thiếu thốn của giai đoạn đất nước vừa thống nhất như điều kiện làm việc, tài liệu tham khảo nghèo nàn.
Nhiều người đã trở thành chuyên gia giỏi, đầu ngành của ngành y cả nước, là lãnh đạo quản lý như Nguyên Thứ trưởng Trần Chí Liêm, Nguyễn Thị Xuyên, Lê Quang Cường; Nguyên Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến; Thứ trưởng Trần Văn Thuấn,…
Nhiều cựu nghiên cứu sinh đang giữ các trọng trách trong ngành Y.
Là cựu nghiên cứu sinh khóa 21, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn đánh giá cao những kết quả mà Trường ĐH Y Hà Nội đã làm được. Tuy nhiên, ông cho rằng, tới đây, việc hội nhập quốc tế trong đào tạo ngành y nói chung và đào tạo tiến sỹ nói riêng còn nhiều thách thức, đòi hỏi trường cần có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Theo Thứ trưởng, để việc đào tạo nghiên cứu sinh đạt hiệu quả cao hơn thì việc tuyển chọn các ứng viên nghiên cứu sinh phải được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ theo quy định nhưng cũng có tính chất hướng dẫn, đào tạo từ trước khi thi nghiên cứu sinh, giúp nghiên cứu sinh có lộ trình hoàn thiện hồ sơ chu đáo nhất với các tiêu chí cứng như trình độ ngoại ngữ, bài báo quốc tế.
“Việc đào tạo được một tiến sĩ kéo dài trong nhiều năm và rất công phu. Chính vì vậy, trường cần đẩy mạnh và tạo điều kiện cho các nghiên cứu sinh trau dồi kỹ năng sư phạm để có thể truyền đạt kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho những đồng nghiệp xung quanh, đồng thời có định hướng mới nghiên cứu sinh sau khi tốt nghiệp sẽ tham gia giảng dạy ở các trường khối ngành sức khỏe trong cả nước”, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nói.
Thúy Nga
Gần 30 năm công tác tại BV Hữu nghị Việt Đức, từng cứu chữa cho rất nhiều bệnh nhân, PGS.TS.BS Đoàn Quốc Hưng dạy sinh viên rằng: nguyên tắc quan trọng nhất khi đứng trước người bệnh, đó là phải coi người bệnh như người thân của mình.
" alt=""/>Trường ĐH Y Hà Nội đào tạo được 1.440 tiến sỹ trong 40 nămĐáp ứng lượng vắc xin ngừa Covid-19 trong tình hình dịch bệnh kéo dài, có biến chủng lây nhiễm cao cần có chi kinh phí lớn, cần toàn dân chung tay đóng góp vào nguồn ngân sách. Do đó, ngày 5/06/2021, Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19 được thành lập, nhằm kêu gọi cả nước đóng góp, tạo nguồn tài chính để mua, nghiên cứu, sản xuất… vắc xin để tiêm cho toàn dân.
![]() |
Tại buổi lễ tiếp nhận ủng hộ Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19, ông Rick Chiang - Tổng Giám đốc Fubon Life Việt Nam bày tỏ: “Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, Fubon Life Việt Nam quyết định đóng góp 1 tỷ đồng vào quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19. Điều này này thể hiện trách nhiệm xã hội cao và tình yêu với mảnh đất Việt Nam, Fubon Life Việt Nam mong muốn được chung tay cùng toàn dân đẩy lùi dịch bệnh, từ đó góp sức phát triển kinh tế, kiến tạo cuộc sống tốt đẹp cho con người. Hành động đóng góp cho quỹ vắc xin xuất phát từ sứ mệnh, giá trị cốt lõi trong kinh doanh của Fubon Life Việt Nam: Chung tay bảo vệ người dân trước rủi ro và bệnh tật trong cuộc sống”.
Trên chặng đường hơn 10 năm phát triển, thể hiện trách nhiệm xã hội, Fubon Life Việt Nam có nhiều hoạt động từ thiện, hoạt động cộng đồng, với mong muốn lan tỏa những giá trị tích cực trong cuộc sống. Đại diện Fubon Life Việt Nam cho biết, doanh nghiệp này đã và đang triển khai những hoạt động ý nghĩa như: chương trình hỗ trợ trường học vùng sâu vùng xa, tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, tặng thiết bị y tế cho bệnh viện, hỗ trợ học sinh cách ly chống dịch...
Đại diện Fubon Life Việt Nam chia sẻ: “Fubon Life Việt Nam đã đặt ra chiến lược là vượt qua thách thức của đại dịch Covid-19, tích cực đem sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tới người dân. Chúng tôi tập trung đến 5 trọng điểm hành động gồm: Đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân viên và đội ngũ kinh doanh; Số hoá tối đa các hoạt động vận hành của công ty; Đa dạng hóa kênh phân phối để người dân dễ tiếp cận và hưởng lợi từ sản phẩm bảo hiểm nhân thọ; Đưa ra sản phẩm bảo hiểm tích hợp nhiều tầng bảo vệ trước rủi ro bệnh tật, tai nạn, tử vong; Chung tay cùng Chính phủ và cộng đồng chống dịch.
Đặc biệt, Fubon Life Việt Nam cam kết thực hiện chống dịch đồng bộ, toàn diện. Công ty luôn cập nhật và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế, phổ biến các quy định về phòng, chống dịch cho toàn thể nhân viên, người lao động của công ty. Chúng tôi nghiêm túc thực hiện các biện pháp như: đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, đo thân nhiệt trước khi vào làm việc tại công ty, giữ khoảng cách, ưu tiên các cuộc họp online, tăng cường giãn cách ở khu vực vận hành, phun thuốc sát khuẩn hàng tuần, cảnh báo phòng dịch hàng ngày, tặng khẩu trang, nước xịt khuẩn cho đội ngũ đại lý, triển khai làm việc từ nhà, phân luồng di chuyển trong công ty, nhắc nhở đồng nghiệp hàng ngày chú ý đề phòng dịch bệnh”.
Tập đoàn Tài chính Fubon được thành lập năm 2001, là tập đoàn tài chính lớn thứ hai trên thị trường chứng khoán Đài Loan. Tập đoàn có tổng tài sản đạt 325,8 tỷ USD, với số lượng nhân viên trên 44.369 người, không ngừng phát triển mạnh mẽ để phục vụ hơn mười triệu khách hàng trên toàn cầu. Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Fubon (thuộc Tập đoàn Tài chính Fubon) là đơn vị có bề dày kinh nghiệm, tiềm lực tài chính và uy tín cao ở nhiều thị trường, doanh thu phí bảo hiểm đứng thứ hai Đài Loan, đã thành lập Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Fubon Việt Nam. Fubon Life Việt Nam phát huy thế mạnh Tập đoàn tài chính Fubon, không ngừng nỗ lực cung cấp các sản phẩm bảo vệ an toàn tài chính đa dạng, chuyên sâu, dịch vụ trọn gói cho khách hàng Việt. |
Thúy Ngà
" alt=""/>Fubon Life Việt Nam góp 1 tỷ đồng vào Quỹ vắc xin phòng, chống Covid3- Tập thể giáo viên trường THCS Đà Nẵng, quận Ngô Quyền, Hải Phòng (không có đại diện) tố cáo ông Hiệu trưởng với những nội dung: Thường xuyên vắng mặt tại trường; chuyên quyền độc đoán thiếu dân chủ, thiếu công bằng gây mất đoàn kết nội bộ; Nhận tiền của phụ huynh; phải đóng tiền trái tuyến mới được vào; gia đình trị...
![]() |
4- Ông Phạm Thanh Quang ở xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội, gửi đơn kêu cứu khẩn cấp về trường hợp con ông là cháu Phúc gửi nhà trẻ của bà Lê Hoàng Trà My. Cháu khỏe mạnh bình thường nhưng khi vào nhà trẻ phải đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Thanh Trì. Lý do cháu hôn mê, do bị một vật tày tác động vào đầu. Chuyển BV Bạch Mai mổ nhưng không kịp. Gia đình đề nghị Pháp y Quân đội khám nhưng không được. Và khi có kết quả giám định pháp uy của Công An, công an Thanh Trì chỉ gửi cho gia đình bản sao mà không gửi nguyên văn. Gia đình bức xúc vì đề nghị công an điều tra làm rõ song không khẩn trương tích cực, để vụ việc kéo dài, không làm rõ vật tày tác động là vật gì, không đấu tranh với bà My về việc thường xuyên đánh vào đầu cháu Phúc...
5- Ông Nguyễn Đức Cường ở số 28 ngõ 5 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội, gửi đơn đề nghị về việc ông gửi đơn trình báo đến Cục thuế thành phố Hà Nội về việc phát hiện một cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Nguyễn Khoái, Hoàng Mai, Hà Nội hoạt động trái phép, có hành vi gian lận thương mại nhằm trốn thuế. Tuy nhiên ông cho rằng Cục Thuế Hà Nội đã thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết tố cáo khi ban hành phiếu chuyển đến Cục thuế quận Hai Bà Trưng giải quyết là không chính xác, không đúng thẩm quyền, vi phạm nguyên tắc tố cáo dẫn đến việc 1 số cán bộ chi cục thuế Hai Bà Trưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo. Cố ý bỏ sót bỏ lọt thông tin, tài liệu chứng cứ quan trọng trong việc xác minh làm sai lệch hồ sơ, thay đổi tội danh, không chuyển cơ quan tố tụng hình sự xử lý...
6- Ông Bùi Văn Mạnh ở thôn An Tứ, xã Quang Trung, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, gửi đơn kêu cứu về việc em trai ông là Bùi Văn Vui bị một số đối tượng hành hung gây xương tích. Ông đã làm đơn đề nghị công an xã và sau đó đã chuyển lên CA huyện Tứ Kỳ điều tra. Công an Tứ Kỳ đã có quyết định trưng cầu giám định. Tuy nhiên gia đình ông đã không nhận được bất kỳ thông báo nào nên ông đã mời đoàn luật sư thành phố Hà Nội tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp. Sau đó Công an huyện Tứ Kỳ đã ra quyết định Khởi tố vụ án hình sự, cố ý gây thương tích. Công an đã ra quyết định tạm đình chỉ vì chưa đủ tài liệu chứng minh ai là người gây ra thương tích. Ông Mạnh cho rằng vụ án trên có dấu hiệu vi phạm pháp luật, có dấu hiệu bao che dung túng cho người phạm tội, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm...
7- Ông Lê Mạnh Tuấn, 1109 A2D3, khu đô thị Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội, gửi đơn khiếu nại, tố cáo nhiều lần về tranh chấp đất đai giữa bố ông là ông Lê Văn Tề tại thôn Nội Thượng, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên với dòng họ Lê. Cụ thể ông cho rằng thửa đất ấy hàng trăm năm nay gia đình ông sử dụng hợp pháp thừa kế trực hệ nhiều đời. Bố ông là trưởng tộc. Họ Lê đã đến đập phá nhà ông để xây nhà thờ họ. Vụ việc đã được các cơ quan chức năng vào cuộc xem xét. Tuy nhiên đã kéo dài quá lâu mà không không giải quyết dứt điểm. Vụ việc cũng đã được báo VietNamNet gửi công văn đến cơ quan chức năng trước đó. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết dứt điểm, không để khiếu nại kéo dài.
Ban Bạn đọc
Trong nửa cuối tháng 5, Tòa soạn nhận nhiều đơn thư gửi đi gửi lại nhiều lần do các cơ quan chức năng vẫn không giải quyết dứt điểm vụ việc mặc dù đã được các cơ quan Trung ương chỉ đạo...
" alt=""/>Đơn thư lòng vòng, kéo dài