“Bệnh nhân số không” là thuật ngữ dùng để chỉ người đầu tiên nhiễm bệnh do virus hoặc vi khuẩn của một ổ dịch.
Những tiến bộ trong phân tích di truyền hiện nay có thể tìm lại nguồn gốc của virus thông qua những người đã bị nhiễm bệnh. Kết hợp với các nghiên cứu dịch tễ học, các nhà khoa học có thể xác định chính xác ai có thể là người đầu tiên truyền bệnh và kích hoạt sự bùng phát.
Xác định những người này có thể giúp giải quyết các câu hỏi quan trọng về cách thức, thời gian và nguyên nhân gây bệnh. Những điều này sau đó có thể giúp ngăn chặn nhiều hơn những ca bị nhiễm bệnh.
Nhưng liệu chúng ta có thể tìm ra ai là “bệnh nhân số không” trong đợt bùng phát Covid-19 bắt đầu ở Trung Quốc hay không?
Câu trả lời là không.
Người dân Vũ Hán nhận rau mua theo nhóm (Ảnh: Reuters)
Chính quyền Trung Quốc ban đầu báo cáo rằng trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên là vào ngày 31/12/2019. Sau đó, nhiều trường hợp khác bị nhiễm bệnh giống viêm phổi đã ngay lập tức được kết nối với một chợ hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.
Khu vực này là tâm điểm của sự bùng phát với gần 82% trong số 75.000 trường hợp tại Trung Quốc và trên toàn cầu được ghi nhận là từ đây, theo số liệu thống kê của ĐH Johns Hopkins.
Tuy nhiên, nghiên cứu do các nhà khoa học Trung Quốc công bố trên tạp chí y khoa Lancet lại chỉ ra người đầu tiên được chẩn đoán mắc Covid-19 là vào ngày 1/12/2019, sớm hơn rất nhiều và người đó “không có liên hệ” gì với chợ hải sản.
Wu Wenjuan, một bác sĩ cao cấp tại Bệnh viện Jinyintan của Vũ Hán và là một trong những tác giả của nghiên cứu nói rằng, bệnh nhân là một người đàn ông lớn tuổi mắc bệnh Alzheimer.
“Ông ấy sống cách 4-5 trạm xe bus từ chợ hải sản. Vì bị bệnh nên ông ấy đã không đi ra ngoài”.
Bà cũng cho biết, ba người khác đã xuất hiện các triệu chứng trong những ngày tiếp theo. Hai trong số họ cũng không tiếp xúc với chợ hải sản.
Một người dân trang bị bảo vệ cơ thể tại một khu dân cư ở Vũ Hán (Ảnh: Reuters)
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, 27 trong số 41 bệnh nhân nhập viện trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát đã tiếp xúc với chợ.
Giả thuyết cho rằng dịch bệnh bắt đầu từ chợ và có thể đã được truyền từ động vật sống sang vật chủ trước khi lây từ người sang người vẫn được coi là có khả năng nhất, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Vì vậy, một người thực sự có thể kích hoạt một ổ dịch lớn hay không?
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, vụ dịch Ebola năm 2014-2016 ở Tây Phi là vụ dịch lớn nhất kể từ khi virus gây bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1976. Nó đã giết chết hơn 11.000 người và lây nhiễm trên 28.000 người.
Vụ dịch kéo dài hơn 2 năm và xuất hiện ở 10 quốc gia, chủ yếu ở Châu Phi, nhưng cũng có trường hợp được báo cáo ở Mỹ, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh và Ý.
Các nhà khoa học kết luận, sự bùng phát của một chủng Ebola bắt đầu chỉ với một người - một cậu bé 2 tuổi đến từ Guinea - người có thể đã bị nhiễm bệnh khi chơi trong thân cây rỗng có một đàn dơi.
Nhưng có lẽ, “bệnh nhân số không” được cho nổi tiếng nhất trong lịch sử là Mary Mallon (người Hồi giáo) vì đã gây ra dịch bệnh sốt thương hàn ở New York vào năm 1906.
Xuất thân từ Ireland, Mallon di cư sang Mỹ, nơi cô bắt đầu làm việc cho các gia đình giàu có với vai trò là đầu bếp. Sau khi phát hiện ra ổ dịch tại các gia đình giàu có ở New York, các bác sĩ đã tìm ra Mallon. Bất cứ nơi nào cô làm việc, các thành viên trong gia đình cũng đều bắt đầu bị sốt thương hàn.
Các bác sĩ gọi cô là người mang mầm bệnh khỏe mạnh - một người bị nhiễm bệnh nhưng ít có biểu hiện hoặc không có triệu chứng của bệnh. Vì thế, cô tiếp tục lây nhiễm cho nhiều người khác. Mallon là một trong những trường hợp được ghi nhận sớm nhất về người có khả năng siêu lây lan.
Nhưng thuật ngữ “bệnh nhân số không” theo các chuyên gia y tế cũng mang ẩn ý và sự kỳ thị. Vì thế, nhiều người đã chống lại việc xác định trường hợp đầu tiên được ghi nhận gây ra dịch bệnh vì sợ rằng nó có thể dẫn đến sự không rõ ràng về căn bệnh hoặc thậm chí khiến người này trở thành nạn nhân.
Trường Giang (Theo BBC)
Các nhà khoa học trên khắp thế giới đang làm việc gấp rút để phát triển bộ xét nghiệm chẩn đoán virus corona với mục tiêu cho kết quả trong thời gian kỷ lục.
" alt=""/>Ai là người đầu tiên nhiễm CovidNăm 2019, ban tổ chức đã nhận được 137 hồ sơ hợp lệ từ 39 đơn vị gửi về (trong đó có 100 nam, 37 nữ) thuộc 10 lĩnh vực: Học tập; Nghiên cứu khoa học –sáng tạo; Lao động sản xuất; Kinh doanh – khởi nghiệp; Quốc phòng; An ninh trật tự; Thể dục thể thao; Văn hóa nghệ thuật; Hoạt động xã hội; Quản lý hành chính nhà nước.
Ông Lê Xuân Sơn, Tổng biên tập Báo Tiền Phong cho biết, Hội đồng xét tặng giải thưởng đã tiến hành bỏ phiếu kín lựa chọn ra 20 đề cử thuộc 9 lĩnh vực vào vòng bình chọn trực tuyến. Vòng bình chọn trực tuyến sẽ diễn ra từ ngày 10/2 đến 29/2/2020 tại địa chỉ www.tainangtrevietnam.vn
![]() |
Kết quả bình chọn trực tuyến là một kênh để Hội đồng xét tặng giải thưởng tham khảo. Sau khi có kết quả bình chọn trực tuyến, hội đồng sẽ họp phiên cuối cùng vào đầu tháng 3/2020 để chọn ra 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2019. 10 đề cử còn lại sẽ nhận danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng 2019.
Lễ tuyên dương Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2019 dự kiến sẽ được tổ chức vào dịp thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3.
Thanh Hùng
- Cầu thủ Nguyễn Quang Hải, người vừa cùng tập thể U22 Việt Nam vô địch môn bóng đá nam SEA Games 2019 đã được chọn làm ủy viên Uỷ ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khóa VIII nhiệm kỳ 2019-2024.
" alt=""/>20 đề cử cho giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2019UBND tỉnh yêu cầu Sở GD-ĐT xây dựng và triển khai kế hoạch dạy bù nhằm đảm bảo nội dung chương trình năm học 2019 - 2020.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nCoV theo khuyến cáo của ngành y tế. Đồng thời chủ động tập huấn, giáo dục, trang bị cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh các kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, chống dịch bệnh. Thường xuyên nhắc nhở học sinh đeo khẩu trang trước khi đến trường, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn…
Giáo viên lau dọn khử khuẩn trường học trong thời gian nghỉ dịch |
Trường hợp phát hiện học sinh có dấu hiệu sốt, ho, các cơ sở giáo dục phải thông báo kịp thời cho phụ huynh học sinh và cơ sở y tế để phối hợp, hỗ trợ khám và điều trị theo quy định.
Tỉnh cũng yêu cầu Sở GD-ĐT cần tiếp tục kiểm tra giám sát, đôn đốc, nhắc nhở các cơ sở giáo dục thường xuyên tiêu độc, khử trùng trường học, lớp học, đảm bảo sức khỏe và môi trường thông thoáng, sạch sẽ để phòng chống dịch bệnh.
Sở Y tế có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn ngành GD-ĐT thực hiện tiêu độc, khử trùng theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế...
Hiện nay nhiều trường học ở Khánh Hòa đã thực hiện vệ sinh khử khuẩn lớp học để đón học sinh quay lại vào ngày 17/2 tới. Tại Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, nhà trường thành lập ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch ứng phó với dịch corona.
Theo cô Nguyễn Thị Hiền Lê, Hiệu trưởng nhà trường, những ngày qua, các cán bộ, giáo viên, nhân viên đã tiến hành lau chùi tất cả bàn ghế, cửa sổ, cửa chính, sàn nhà… của các phòng học, phòng bộ môn, tổng vệ sinh khuôn viên trường,thực hiện phun thuốc sát khuẩn tất cả các phòng học.
Trường đã trang bị Lavabo, xà phòng, nước rửa tay sát khuẩn, khẩu trang, hóa chất làm sạch, khử khuẩn…
Bộ phận y tế nhà trường có kế hoạch kiểm tra tình hình sức khỏe khi học sinh khi đến trường nếu phát hiện học sinh nào sốt, ho… thì lập tức chuyển đến bệnh viện khám và đề nghị được nghỉ học để đảm bảo sức khỏe nhằm tránh việc lây nhiễm bệnh.
Về chuyên môn nhà trường đã yêu cầu giáo viên dạy môn giáo dục công dân đưa nội dung phòng chống như lồng ghép tích hợp vào bài học để giáo dục học sinh ý thức phòng chống dịch bệnh khi học sinh trở lại trường học trong thời gian đến..
Thừa Thiên - Huế cấp 290.000 khẩu trang cho thầy và trò trở lại trường học
Bên cạnh các giải pháp nhằm đảm bảo điều kiện cũng như sức khỏe cho giáo viên và học sinh như tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng phòng học, trường học, thiết bị dạy và học,… Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã yêu cầu cấp miễn phí khẩu trang vải kháng khuẩn cho 100% học sinh và giáo viên các cấp học từ mầm non đến THPT trực thuộc trên địa bàn tỉnh. Số lượng cụ thể là 290.000 khẩu trang.
Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở GD-ĐT tổ chức ký hợp đồng mua, cấp phát và hướng dẫn sử dụng cho học sinh đảm bảo chất lượng và hiệu quả sử dụng. Thời gian cấp phát cho học sinh vào ngày học sinh đến trường đi học trở lại.
Sở GD-ĐT phối hợp với Sở Y tế chủ động đề xuất, báo cáo UBND tỉnh thời gian đi học trở lại trước ngày 14/2; đồng thời chuẩn bị phương án đảm bảo chương trình, nội dung cho từng cấp học phù hợp với tình hình thực tế và hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
Lê Huyền - Nguyễn Văn Lực
Học sinh hai tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam có thể đi học trở lại từ 17/2 nếu tình hình bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra không diễn biến phức tạp.
" alt=""/>Học sinh Khánh Hòa đi học lại vào ngày 17/2