Theo Nikkei, quy định mới của Mỹ có thể ảnh hưởng tối đa 4,5 triệu công ty. Quy định được đưa ra vào tháng 3, cho phép Washington đánh giá các khoản mua sắm hay sử dụng công nghệ của doanh nghiệp. Washington có quyền ngăn chặn bất kỳ giao dịch nào dường như quá rủi ro nhằm ngăn chặn rò rỉ thông tin nhạy cảm. Bộ Thương mại Mỹ đang chuẩn bị để cấp giấy phép hoặc thông quan trước để giảm áp lực cho các hãng.
Trước đó, Mỹ đã hạn chế giao dịch với các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc. Tháng 8/2020, Mỹ cấm những công ty dùng công nghệ từ Huawei, ZTE, Hikivison… tham gia đấu thầu các hợp đồng của chính phủ.
Cách tiếp cận mới của Mỹ có quy mô rộng hơn nhiều. Nó nhằm vào công ty từ các nước bị Mỹ chỉ định là “thù địch”, bao gồm Trung Quốc, Nga, Triều Tiên, Iran, Venezuela, Cuba.
Quy định ảnh hưởng tới tất cả công ty tư nhân đang hoạt động tại Mỹ, không chỉ những công ty đang hợp tác với chính phủ. Bộ Thương mại Mỹ ước tính 3/4 trong tổng số gần 6 triệu doanh nghiệp Mỹ đang dùng công nghệ nước ngoài, trong đó có chi nhánh tại Mỹ của công ty ngoại.
Doanh nghiệp cần nộp thông tin về bất kỳ thiết bị, dịch vụ công nghệ thông tin có vấn đề nào để bảo đảm chúng không đe dọa “rủi ro không thể chấp nhận được hoặc trái phép”. Họ có quyền phản đối kết quả đánh giá hay thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ xuống mức chấp nhận được. Những người không tuân thủ có thể bị phạt dân sự hoặc hình sự.
Bộ Thương mại Mỹ đã gửi trát tới các công ty Trung Quốc, yêu cầu thông tin về hoạt động tại Mỹ để “hỗ trợ quá trình đánh giá giao dịch”.
Các công nghệ thuộc diện bị quản lý bao gồm phần cứng, phần mềm dùng trong hạ tầng quan trọng và mạng viễn thông; trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử… Danh sách còn bao gồm dịch vụ xử lý thông tin cá nhân cùng thiết bị giám sát như camera giám sát nối mạng, cảm biến, drone.
Theo những định nghĩa này, doanh nghiệp dùng bộ định tuyến Trung Quốc trong mạng nội bộ, camera Trung Quốc trong nhà máy hay dịch vụ đám mây Trung Quốc xử lý dữ liệu khách hàng đều bị giám sát.
Quy định khiến thế giới kinh doanh náo động. Ước tính riêng của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy chi phí tuân thủ rơi vào khoảng 10 tỷ USD hàng năm. Các tổ chức doanh nghiệp như Phòng Thương mại Mỹ đã hối thúc Washington trì hoãn thi hành do thiếu rõ ràng và gia tăng gánh nặng cho doanh nghiệp.
Du Lam (Theo Nikkei)
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Josh Hawley vừa đưa ra một đề xuất nhằm cấm các công ty có giá trị thị trường hơn 100 tỷ USD tiến hành mua bán và sáp nhập các công ty khác.
" alt=""/>Hơn 4 triệu doanh nghiệp ảnh hưởng vì quy định mới của MỹNuance Communications chuyên về điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo. (Nguồn: Bcfocus)
Ngày 12/4, tập đoàn Microsoft (Mỹ) thông báo sẽ mua lại công ty chuyên về điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI) Nuance Communications với giá khoảng 19,7 tỷ USD trong bối cảnh đang tìm cách thúc đẩy các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Động thái trên diễn ra khi cả hai công ty "ăn nên làm ra" trong các dịch vụ viễn thông y tế trong bối cảnh các cuộc tư vấn y tế buộc phải chuyển đổi từ trực tiếp sang trực tuyến do dịch COVID-19.
Nuance Communications có trụ sở ở Burlington, bang Massachusetts (Mỹ) và đã hợp tác với Microsoft từ năm 2019. Hãng này chuyên tạo ra công nghệ nhận diện giọng nói giúp Apple Inc cho ra đời trợ lý ảo Siri và là nhà phát hành các phần mềm cho nhiều lĩnh vực từ chăm sóc y tế đến ngành ôtô.
Trong một thông báo, Giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella cho biết hãng coi AI là sự ưu tiên quan trọng nhất trong công nghệ và chăm sóc sức khỏe là ứng dụng cấp thiết nhất.
Microsoft đã đề nghị trả cho Nuance Communications 56 USD/cổ phiếu, cao hơn 22,86% so với mức giá chốt phiên gần nhất của Nuance Communications.
Ngay sau khi thông tin trên được công bố, cổ phiếu của Nuance Communications đã tăng gần 23% trước giờ thị trường chứng khoán mở cửa.
Nếu đạt được thỏa thuận, ông Mark Benjamin sẽ vẫn giữ chức Giám đốc điều hành của Nuance Communications và chịu sự giám sát của ông Scott Guthrie, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách điện toán đám mây và AI của Microsoft.
Không chỉ vậy, thỏa thuận nói trên với Nuance Communications sẽ là thương vụ sáp nhập lớn thứ hai của Microsoft, sau thương vụ mua lại LinkedIn với giá 26,2 tỷ USD vào năm 2016.
Hiện, có tới hơn 55% bác sỹ và 75% chuyên gia về X-quang tại Mỹ sử dụng công nghệ của Nuance Communications.
Theo Microsoft, thương vụ thâu tóm trên sẽ tăng gấp đôi giá trị thị trường chăm sóc sức khỏe tiềm năng của hãng, lên mức gần 500 tỷ USD.
Tương tự các hãng công nghệ lớn khác, Microsoft được hưởng lợi nhiều trong thời gian phong tỏa để phòng dịch. Doanh thu của hãng đã tăng 33% trong quý 1 năm nay, lên mức 15,5 tỷ USD.
(Theo Vietnam+)
Cũng giống như một người đàn ông trung niên 46 tuổi, Microsoft cuối cùng đã vượt qua được cuộc khủng hoảng giữa đời và trở lại “ngôi vương” của công nghệ đỉnh cao chói lọi với một thái độ chín chắn và ít quan trọng.
" alt=""/>Microsoft sẽ mua lại Nuance Communications với giá gần 20 tỷ USD