Hiệp hội Blockchain Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp có mục đích hoạt động không trái với pháp luật, có điều lệ, có trụ sở, có con dấu và tài sản riêng. Hiệp hội này được thành lập trên tinh thần tự nguyện của các cá nhân và tổ chức có chung sở thích, ngành nghề và mục đích hoạt động.
Đây sẽ là tổ chức hoạt động thường xuyên, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hiệp hội, hội viên và của cộng đồng Blockchain Việt Nam, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đại hội lần thứ nhất của Hiệp hội Blockchain Việt Nam dự kiến diễn ra vào ngày 17/5 tới đây, đánh dấu sự thành lập và ra mắt chính thức của tổ chức này. Tại đây, Hiệp hội Blockchain Việt Nam sẽ công bố ban chấp hành chính thức, tôn chỉ và phương hướng hoạt động.
Nhìn chung, vai trò của tổ chức này trong thời gian tới sẽ bao gồm việc thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức thương mại, doanh nghiệp sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng Blockchain nhằm nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng, triển khai, kinh doanh công nghệ Blockchain theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo đánh giá của nhiều tổ chức uy tín thế giới, Việt Nam luôn được xếp hạng khá cao về chỉ số chấp nhận tiền mã hóa.
Báo cáo của Chainalysis cho thấy, Việt Nam đứng thứ 10 trong tổng số 154 quốc gia về Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu. Đây là một trong những chỉ số hiếm hoi mà Việt Nam có thứ hạng tương đồng các nước phát triển như Mỹ, Trung Quốc hay Nam Phi, thậm chí còn hơn nhiều quốc gia phát triển khác là Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Cuộc khảo sát của Finder được thực hiện với 42.000 người trên 27 quốc gia cũng cho thấy, Việt Nam là nước có tỷ lệ chấp nhận tiền số cao nhất.
Đây là những tiền đề cho thấy tiềm năng phát triển của công nghệ Blockchain tại Việt Nam. Trong các lĩnh vực công nghệ, Blockchain là lĩnh vực có sự thay đổi nhanh chóng nhất. Do đó, công nghệ này được nhiều người kỳ vọng sẽ trở thành cú huých nhằm thay đổi đổi bộ mặt của kinh tế số Việt Nam.
Trọng Đạt
" alt=""/>Việt Nam sắp có Hiệp hội đầu tiên về chuỗi khối BlockchainNgày xưa, tôi thích làm về trễ, vì thường thì chiều muộn, hoặc buổi tối công việc chạy rất tốt, lúc đó nguồn bài từ các cộng tác viên (CTV) mới đổ ào ào tới, văn phòng lại vắng, công việc hiệu suất cao, tràn đầy hứng khởi.
Nhưng rồi, khi có con, bắt đầu con đi học là tôi phải cài điện thoại đổ chuông lúc 15h30, nghĩa là còn 60 phút nữa để tôi thu xếp và hoàn thành nốt công việc và 16h30 phải tắt máy, đứng dậy đi đón con, dù gì thì gì. Vậy mà vẫn có nhiều lần hớt hải chạy tới trường chỉ còn duy nhất con tôi ngồi chơi với bác bảo vệ.
Ngày xưa tôi sẵn sàng chạy xe rất xa để tụ tập bạn bè. 10 năm nay, tất cả mọi cuộc gặp gỡ đối tác, ăn uống, hay café bàn thảo hợp đồng, dự án đều lập tức chuyển qua buổi trưa. Tất cả các buổi liên hoan cuối năm, liên hoan tổng kết, kỷ niệm ngày thành lập… của công ty tôi cũng đều là ăn trưa, dành buổi tối để mọi người về với con.
Ngày xưa ăn là phải ngon, mặc quán xấu, đường xa, hẻm nhỏ mà ngon là ok. Giờ tôi cần nhất là an toàn. Giờ thì tiêu chí là quán rộng rãi, có sân vườn, có chỗ cho trẻ con chơi, mà thường thì những quán này đồ ăn dở hoặc mắc.
Bạn bè tôi ngày xưa là những bạn nhiệt tình, chơi hết mình. Giờ thì nhìn lại những người thân thiết, những người tôi giao tiếp nhiều nhất toàn ba mẹ của bạn con không à. Đi du lịch cũng chọn những nhà có con sàn sàn tuổi nhau để dễ lên lịch trình thích hợp. Những cuộc điện thoại dài của tôi, toàn là tám chuyện con cái, tâm lý con cái, xử lý những ca khó của con cái.
Ngày xưa nghe câu "Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông", tôi cứ tưởng câu đó muốn nói lên sự vô lý ngược đời. Nhưng khi có con rồi, tôi mới biết câu này là chính xác. 2000 năm trước người Do Thái đã nói: Sinh ra con, chưa phải là cha, chỉ có nuôi dạy con mới trở thành cha. Những người nhỏ bé nhất, yếu ớt nhất, nhưng lại có sức mạnh lớn nhất. Chỉ có đứa con mới có thay đổi được người đã trưởng thành, là bố mẹ.
Nếu không có Xu Sim, tôi mãi mãi chỉ là một cô Thu Hà bốc đồng, bộp chộp, hay cãi cố, và ứng xử rất ngu ngốc!
Có con, tôi buộc phải trở nên mạnh mẽ hơn, cẩn trọng hơn, tôi khiêm tốn hơn, ham học hỏi hơn! Có con, tôi dạy mình điềm tĩnh và biết chịu đựng. Ngày xưa ai nói trái tai là tôi bật lại tanh tách. Nhờ có Xu, tôi đã biết hãm bớt lời lại trong miệng của mình.
Con tôi khó tính, khó ăn, khó ngủ, bướng bỉnh, phản kháng mạnh, nhút nhát với người lạ... cho nên tôi phải cắp cặp đi tìm học các khóa học về dạy con, về tâm lý trẻ con, tâm lý người lớn.
Nếu nói, người thầy giỏi nhất không phải là người truyền kiến thức, mà là người khơi dậy nên cảm hứng học. Thế thì, con tôi thực sự là người thầy giỏi của tôi. Xu đẩy tôi vào tình thế, hoặc là phải học, hoặc là đầu hàng. Xu khó dạy tới mức việc đi học và tìm kiếm thầy trở thành bức thiết, không thể nói "bận quá", ko thể nói "từ từ đã", không thể nói "cái này tôi biết rồi".
![]() |
Xu đẩy tôi vào tình thế, hoặc là phải học, hoặc là đầu hàng. |
Từ những khóa học này làm tôi hiểu hơn về các quy luật diễn biến tâm lý của mình, tôi hiểu được tại sao và như thế nào là stress, tôi hiểu hơn rằng hạnh phúc là quan trọng, mình hạnh phúc là con mới hạnh phúc. Ngày xưa, có thời gian tôi không ngủ được liên tục cả tháng trời, làm gì cũng hỏng, ai cũng thấy đáng ghét. Con gái tôi, và những khóa học đó đã cứu sống tôi khỏi trầm cảm, theo đúng nghĩa đen.
Cuộc đời có những khúc quanh rất kỳ lạ. Ngày xưa, khi mới ra tốt nghiệp Đại học Sư Phạm, tôi thoạt đầu làm giáo viên, được 3 năm, rồi làm phóng viên một thời gian ngắn, và chuyển sang làm biên tập viên, cho tới bây giờ. Tôi mát tay cắt gọt và chỉnh sửa các ý tưởng rời rạc của các CTV trở thành một bài báo hấp dẫn mà vẫn nhân văn. Nghề của tôi là sửa vịt thành thiên nga.
Và tôi mang toàn bộ thế mạnh cắt gọt của mình vào cuộc sống gia đình, tôi kỳ vọng rằng mình sẽ chỉnh sửa được chồng mình trở nên hoàn hảo hơn, theo ý tôi.
Và tôi thất bại!
Có lẽ hàng triệu phụ nữ khác cũng thất bại.
Không ai có thể thay đổi người khác. Không sức mạnh nào, không có thứ vũ khí sát thương hạng nặng nào có thể nhào nặn người khác, cho dù là biến đổi họ theo chiều hướng tốt đẹp hơn. “Non sông dễ đổi, bản tính khó dời” mà.
Vậy mà có!
![]() |
Vậy mà vẫn có người có thể làm thay đổi người khác… |
Có người có thể điều khiển tổng thống Mỹ Obama, người đàn ông quyền lực và bận rộn nhất hành tinh, luôn phải dừng mọi công việc để về nhà ăn tối mỗi 6h30 hàng ngày? Chỉ có hai người làm được điều này, đó chính là người yếu đuối nhất nhà, nhưng lại có sức mạnh nhất nhà, Malia và Sasha!
Và tôi tin Obama cũng không cô đơn trong cách hành xử mẫu mực của ông ý, vì đâu đó xung quanh chúng ta có rất nhiều những soái ca & soái ba như vậy....
Theo số liệu của Statista, tính đến quý I/2021, Việt Nam đang là quốc gia có tỉ lệ người chơi game/dân số cao thứ 6 trên thế giới. Tuy nhiên nguồn nhân lực trong ngành game tại Việt Nam chỉ vẻn vẹn 25.000 người.
Chính vì có sự chênh lệch quá lớn như vậy, theo các chuyên gia, việc thiếu hụt nhân lực ngành game Việt Nam là điều rất dễ nhận thấy.
Dạo qua các website đăng tải thông tin về tuyển dụng tại Việt Nam, khoảng lương phổ biến khi tuyển dụng lập trình viên là từ 1.000 - 1.250 USD. Không thiếu những mẩu tin đăng tuyển lập trình game với mức lương cao ngất ngưởng lên tới 3.000 USD. Tuy vậy, có một nghịch lý khi ngành game Việt Nam lại đang “đỏ mắt” tìm người tài.
Giám đốc một dự án NFT cho biết: “Hiện có khoảng 300 game NFT đang triển khai xây dựng tại Việt Nam, nhưng các studio lại không thể kham nổi khối lượng công việc vì vấn đề thiếu nhân lực triển khai.”
Đó cũng là lý do nhiều doanh nghiệp cho biết, họ thậm chí sẵn sàng trả mức lương không tưởng để chiêu mộ nhân tài về lập trình game trong nước.
Việt Nam thiếu những chương trình đào tạo về ngành game
Nhân lực được đào tạo bài bản về lập trình game tại Việt Nam có thu nhập khá cao. Với những người mới ra trường từ 6 tháng đến 1 năm, không khó để tìm thấy những trường hợp có thu nhập khoảng 25 triệu đồng, mức lương ao ước đối với nhiều bạn trẻ.
Sở hữu mức thu nhập xấp xỉ con số này sau khi tốt nghiệp, Lê Minh Hiếu (SN 2000) - một lập trình viên trẻ vừa tốt nghiệp Aptech chỉ 6 tháng cho biết, lập trình viên game có thể tăng thêm thu nhập khi làm các dự án riêng, lập trình game cá nhân để đẩy lên các kho ứng dụng iOS hay Google Play… như con đường mà Nguyễn Hà Đông đã làm. khi đó, mức thu nhập của lập trình viên game sẽ là không giới hạn, Hiếu chia sẻ.
Theo Hiếu, khác với những nhánh rẽ khác trong ngành CNTT, với ngành game, các lập trình viên không chỉ làm việc với những dòng code mà còn được tiếp xúc với các khía cạnh về nghệ thuật, lịch sử và tâm lý học.
Hiện nay, game không còn chỉ là một phương tiện giải trí đơn thuần mà len lỏi vào từng ngóc ngách cuộc sống thời đại số. Game cũng đang vươn mình mạnh mẽ trong thời đại số và còn nhiều “đất dụng võ” để khai phá.
Tuy được trả lương khá cao, thiếu hụt nhân lực trầm trọng lại đang là vấn đề báo động đỏ, ngáng đường cho đà phát triển của các doanh nghiệp game nói chung và game Việt nói riêng.
Chia sẻ trong một tọa đàm được tổ chức mới đây, ông Kallol Mukherjee - Phó Chủ tịch Tập đoàn Aptech Ấn Độ cho biết, số lượng lập trình viên game mà thị trường Việt Nam cần đang vượt xa số lượng người thiết kế game.
Lý giải cho thực tế trên, vị chuyên gia đến từ tổ chức chuyên đào tạo lập trình này cho rằng, Việt Nam hiện có rất ít môi trường đào tạo chuyên sâu bài bản, nhanh chóng về lập trình game.
“Các chương trình hiện tại chỉ dừng lại ở các khóa đào tạo ngắn hạn, hoặc của những đơn vị cung cấp nhỏ lẻ. Đó là lý do Aptech đã ra mắt chương trình đào tạo lập trình viên Game Quốc tế đầu tiên tại Việt Nam”, ông Kallol Mukherjee nói.
Việc thiếu hụt nhân lực ở thời điểm hiện tại khiến các nhà sản xuất game trong nước buộc phải tuyển dụng nhân sự tại các thị trường nước ngoài hoặc thuê gia công game từ các thị trường khác.
Đây là một sự lãng phí lớn trong khi người Việt được đánh giá sở hữu nhiều đức tính phù hợp cho việc phát triển game. Hơn nữa, Việt Nam cũng được xem là mảnh đất dồi dào về nguồn nhân lực con người, đặc biệt là trong lĩnh vực CNTT.
Trọng Đạt
" alt=""/>Lập trình game Việt 'bói không ra người' dù trả lương 30 triệu/tháng