Soi kèo phạt góc Arsenal vs PSG, 2h00 ngày 30/4
Cầu thủ Đoàn Văn Hậu đang ở Hà Lan, thi đấu dưới màu áo CLB Heerenveen. Những ngày xa quê hương, nam cầu thủ vẫn luôn hướng về gia đình. Mới đây, trên trang cá nhân, Văn Hậu đã viết những dòng tâm thư, gửi gắm đến bố mẹ. Trong đó, cầu thủ trẻ nhắc đến những năm tháng cơ hàn của gia đình.
 |
Đoàn Văn Hậu bên bố mẹ sau chiến thắng tại AFF Cup 2018. |
Văn Hậu viết: 'Ngày hôm nay tự dưng Hậu thấy nhớ bố mẹ, nhớ nhà quá!
Thi đấu xong trận chung kết, nhìn mọi người về nước đoàn tụ cùng gia đình, Hậu cũng có chút chạnh lòng nhưng Hậu tự nhủ mình phải bước tiếp, phải cố gắng vì chính tương lai của Hậu và để bố mẹ Hậu tự hào.
Nhớ lại lời bố kể lúc mang thai Hậu, mẹ vẫn phải tất bật ngược xuôi lo công việc, làm cả những việc nặng nhọc là đi đóng gạch mỗi ngày bất kể nắng mưa gió bão chỉ để có thêm thu nhập cho gia đình.
Bố thì cứ sáng đi làm, trưa về ăn cơm, bỏ bát xuống là 11h đi làm tiếp đến 3h chiều mới về nhà. Bố đi phu hồ, xúc cát, xây nhà... làm đủ thứ việc để nuôi anh em Hậu khôn lớn như ngày hôm nay.
Mỗi ngày qua đi, tuổi tác, sức khoẻ của bố mẹ ngày càng kém hơn mà Hậu thì thường xuyên xa gia đình theo đội tuyển.
Nhiều hôm xem thời tiết, biết trái gió trở trời mẹ sẽ nhức xương, bố có thể đau khớp... dù bố mẹ muốn con yên tâm thi đấu không nói cho Hậu biết nhưng Hậu vẫn cảm nhận được'.
 |
Con trai xa nhà từ nhỏ, mỗi lần nhớ con vợ chồng ông Đoàn Quốc Thắng thường ngắm ảnh con. |
Trước đó, khi cùng đội tuyển U22 Việt Nam chiến thắng tại SEA Games 30, Văn Hậu lên máy bay, bay thẳng sang Hà Lan tập trung với đồng đội thuộc CLB Heerenveen.
Ông Đoàn Quốc Thắng - bố cầu thủ Văn Hậu từng tâm sự, con trai ông là người sống tình cảm. Mặc dù vắng nhà liên tục nhưng lúc nào Hậu cũng lo lắng đến miếng ăn, giấc ngủ của bố mẹ ở nhà.
Tranh thủ các dịp nghỉ, thăm gia đình, Hậu thường giúp bố mẹ dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa và không ngần ngại làm những việc lao động chân tay. Từ nhỏ, chứng kiến sự vất vả của bố mẹ, Văn Hậu sớm biết suy nghĩ, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
Khi các con trưởng thành, kinh tế gia đình ông Thắng đỡ vất vả hơn nhưng không vì thế mà vợ chồng ông Thắng ngơi nghỉ. Hàng ngày họ vẫn chăn nuôi, cấy cày.
'Con ở bên nước ngoài, chênh lệch múi giờ. Tuy nhiên, tôi căn giờ để gọi, tránh làm ảnh hưởng thời gian tập luyện và nghỉ ngơi của con.
Hầu như ngày nào bố con tôi cũng gọi điện nói chuyện. Mỗi lần như vậy, tôi thường dặn con phải cố gắng học hỏi kinh nghiệm, kiềm chế cái tôi lại', ông Thắng nói.

Bố mẹ Văn Hậu nhận quà đặc biệt từ con trai
Dù đã sang Hà Lan nhưng cầu thủ Văn Hậu vẫn dành tặng bố mẹ món quà đặc biệt. Đó là huân, huy chương anh được trao trong kỳ SEA Games 30 vừa qua.
" alt=""/>Đoàn Văn Hậu nghẹn lòng kể lại quá khứ nghèo khó của gia đình

 |
|
Ở Nhật Bản, người mẹ có mối liên hệ rất mật thiết với con cái. Họ ngủ cùng con và luôn mang đứa trẻ theo mình. Trước đây, các bà mẹ hay dùng địu để đưa trẻ ra ngoài cùng mình.
Mối quan hệ này thể hiện ở việc: các bà mẹ chấp nhận mọi thứ mà đứa trẻ làm. Trong mắt họ, bọn trẻ luôn hoàn hảo. Người Nhật tin rằng, từ 5 tuổi trở xuống, trẻ được phép làm bất cứ điều gì chúng muốn.
Các bậc phụ huynh nước ngoài có thể coi đây là sự chiều chuộng thái quá nhưng họ đã nhầm. Nguyên tắc này để trẻ biết rằng chúng đang làm tốt.
Thái độ này của cha mẹ với trẻ sẽ góp phần tạo ra ‘amae’. Từ này khó dịch sang các ngôn ngữ khác, nhưng có thể hiểu là ‘mong muốn được yêu thương’. ‘Amae’ là nền tảng trong mối quan hệ giữa người mẹ và con cái. Điều đó có nghĩa là trẻ có thể tin tưởng vào cha mẹ và tình yêu thương của cha mẹ, và ngược lại khi cha mẹ già cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ của con cái đã trưởng thành.
 |
Trong một tác phẩm nghệ thuật vào cuối thế kỷ 17 - đầu thế kỷ 18 (bức tranh bên phải), bà mẹ đang cùng em bé ngắm cá vàng. |
Có một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản chứng minh rằng có mối liên hệ giữa việc khuyến khích con cái với hành vi của bọn trẻ.
Các nhà khoa học cho rằng thái độ tích cực của cha mẹ sẽ giúp giảm các hành vi có vấn đề, đồng thời cải thiện hành vi rối loạn phát triển của trẻ.
Hệ thống giáo dục Nhật Bản
Trong hệ thống giáo dục Nhật Bản, tất cả mọi người đều được đối xử công bằng. Trong ảnh là công chúa Ayako đang biểu diễn cùng các bạn trong một lễ hội thể thao ở Tokyo.
Theo cách nuôi dạy con kiểu Nhật, trước 5 tuổi, trẻ em là một thực thể hoàn hảo. Nhưng từ 5 tới 15 tuổi, chúng được cư xử như những người phục vụ, và từ năm 15 tuổi trở đi, chúng được đối xử bình đẳng như bố mẹ và những người khác.
Nhiều người nước ngoài không hiểu quan điểm này của người Nhật và diễn giải nó một cách không chính xác. Triết lý này nhằm mục đích nuôi dạy những công dân vì một xã hội tập thể, nơi mà lợi ích cá nhân không phải là điều quan trọng nhất.
Trong giai đoạn đầu tiên - 5 năm đầu đời, cha mẹ dành tình yêu vô điều kiện cho trẻ.
Trong giai đoạn thứ 2 - từ 5 tới 15 tuổi, tình yêu ấy không biến mất. Nhưng đứa trẻ phải học cách sống theo các quy tắc của xã hội và cố gắng tìm mục đích sống của mình trong thế giới ấy. Vì sự gắn bó giữa người mẹ và con cái rất mật thiết, nên đứa trẻ cố gắng làm mọi thứ đúng cách để không làm người mẹ thất vọng.
Trong giai đoạn thứ 3 - từ 15 tuổi trở lên, đứa trẻ trở thành một thành viên hoàn thiện của xã hội.
Coi trọng gia đình
Thông thường, mẹ là người chăm sóc con cái. Mẹ và con cái dành nhiều thời gian cùng nhau. Người Nhật cho rằng không nên cho trẻ đi mẫu giáo trước 3 tuổi. Cha mẹ cũng không đề nghị ông bà giúp chăm sóc con cái và ít khi thuê người giúp việc.
Tuy vậy, bọn trẻ không xa cách ông bà, mà vẫn dành nhiều thời gian chơi với ông bà và người thân.
Cha mẹ làm mẫu
Có một thí nghiệm liên quan đến các bà mẹ Nhật Bản và châu Âu. Họ đều được đề nghị xây một kim tự tháp. Các bà mẹ tới từ 2 nền văn hoá khác nhau đã có những cách làm khác nhau.
Các bà mẹ Nhật Bản tự xây kim tự tháp, sau đó yêu cầu trẻ làm lại việc đó. Nếu trẻ không làm được, chúng bắt đầu làm đi làm lại.
Trong khi đó, các bà mẹ châu Âu giải thích cách xây kim tự tháp cho trẻ và đề nghị trẻ tự làm.
Như vậy, mẹ Nhật làm theo nguyên tắc ‘làm giống như mẹ làm’, còn mẹ Âu thì để trẻ tự làm mà không làm mẫu.
Đó là một nguyên tắc nuôi dạy con của người Nhật. Họ không bắt trẻ làm mọi thứ mà mình yêu cầu. Thay vào đó, họ sẽ làm mẫu cho trẻ bắt chước.
Chú ý đến cảm xúc
Để dạy một đứa trẻ sống trong một xã hội đề cao giá trị tập thể, điều quan trọng là dạy cho chúng biết cách nhận ra và tôn trọng cảm xúc, sở thích của người khác.
Mẹ Nhật tôn trọng cảm xúc của trẻ bằng cách: không ép trẻ hoặc làm trẻ cảm thấy xấu hổ. Họ dạy trẻ hiểu cảm xúc của người khác, thậm chí là cảm xúc của những vật vô tri. Ví dụ như nếu một đứa trẻ đang cố làm hỏng chiếc xe hơi đồ chơi, bà mẹ người Nhật sẽ nói: ‘Tội nghiệp chiếc xe! Nó sắp khóc đấy’. Còn một bà mẹ Âu sẽ trách mắng trẻ: ‘Dừng lại. Như thế là xấu đấy!’.
Người Nhật không khẳng định phương pháp của mình là tốt nhất. Ngày nay, nhiều giá trị phương Tây cũng đã ảnh hưởng tới truyền thống của họ. Nhưng thái độ cốt yếu của họ dành cho trẻ - là sự yêu thương và bình tĩnh - thì không thay đổi.
Bạn có đồng tình với triết lý nuôi dạy con cái của người Nhật không? Hãy cho chúng tôi biết quan điểm của bạn ở phần bình luận phía dưới.

Con gái tắm chung với bố: Chuyện lạ ở Nhật Bản
Mới đây, mỹ nhân người Nhật Bản Aya Miyoshi đã gây tranh cãi khi chia sẻ trong một chương trình truyền hình rằng cô vẫn tắm chung với bố cho đến năm 20 tuổi.
" alt=""/>5 quy tắc dạy con kỷ luật, biết kiểm soát cảm xúc của mẹ Nhật
Đêm nhạc Giáng sinh Quà tặng yêu thương do Hội đồng giáo dục và Hội học sinh - sinh viên Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng (NHG) tổ chức nhằm lan tỏa ý nghĩa của tình yêu thương.  |
Bà Hoàng Nguyễn Thu Thảo - Tổng Giám đốc NHG và họa sĩ Phan Vũ Linh trao bức tranh “Người gieo mầm tri thức” cho người đã đấu giá thành công bức tranh với giá trị 160 triệu đồng. |
Đêm nhạc có sự tham gia của gần 2.000 khách mời là đối tác, cộng sự của NHG, lãnh sự quán, phụ huynh, học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ nhân viên trong hệ thống. Sự kiện cũng thu hút nhiều ca sĩ nổi tiếng như: ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Đông Nhi, Minh Thư, Kyo York,… cùng các ban hợp xướng Giáng sinh nổi tiếng tại TP.HCM như ca đoàn Quê Hương (Phanxico-Đakao), ban hợp xướng Pio X, ca đoàn Thông Vi Vu, nhóm Angelo, ca đoàn Giáo xứ Hàng Xanh, Hội Dòng Đa Minh Rosa Lima…
 |
TS. Đỗ Mạnh Cường - Phó Tổng Giám đốc NHG chia sẻ lời cảm ơn tại đêm nhạc Giáng sinh “Quà tặng yêu thương”. |
Tại đêm nhạc đội ngũ học sinh sinh viên, giáo viên - giảng viên và phụ huynh học sinh NHG đã cùng nhau cất lời ca, tiếng hát trong tình yêu thương, nguyện cầu cho một thế giới tốt đẹp hơn.
Bên cạnh hoạt động trình diễn nghệ thuật - âm nhạc, chương trình còn có phiên đấu giá gây quỹ từ thiện 24 tác phẩm tranh do giáo viên, giảng viên, sinh viên hệ thống giáo dục NHG sáng tác, đặc biệt là bức tranh “Người gieo mầm tri thức” của họa sĩ Phan Vũ Linh, giảng viên Trường Đại học Hoa Sen.
 |
Đại diện Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng trao tặng hơn 600 triệu cho các đại diện của: Cô nhi viện Vinh Sơn; quỹ từ thiện Bệnh nhi ung thư; Dòng Đa Minh và Dự án xây nhà nội trú cho các em học sinh cấp II người dân tộc. |
Tại đêm nhạc, đại diện NHG và các đối tác đã trao 120 triệu đồng đến Cô nhi viện Vinh Sơn - Kontum, nơi đang nuôi dưỡng 800 trẻ mồ côi, nghèo khó không nơi nương tựa; đồng thời ủng hộ mua 500kg măng trị giá 200 triệu đồng nhằm góp phần duy trì hoạt động tại 6 điểm nhà Vinh Sơn. Bên cạnh đó, Chương trình còn trao 100 triệu đồng hỗ trợ Dòng Đa Minh, nơi đang vận hành 3 nhà nội trú dân tộc; với số tiền này, các tu sĩ dòng Đa Minh sẽ giúp đỡ học sinh nghèo trang trải học phí. Chương trình còn trao cho Dự án xây nhà nội trú cho các em học sinh cấp II người dân tộc tại làng Kleng, thị trấn Sa thầy, Kontum.
 |
Học sinh- sinh viên Nguyễn Hoàng biểu diễn trong buổi lễ |
Ngoài ra, chương trình còn đấu giá lại bức tranh “Đường quê” trị giá 100 triệu đồng của nhóm thiện nguyện những người làm báo và doanh nghiệp nhằm gây quỹ giúp bệnh nhi ung thư đang điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.
Số tiền quyên góp còn lại sẽ được Ban tổ chức chương trình tiếp tục trao đến các quỹ, hội nhóm từ thiện, để tiếp sức và nâng bước các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.
Tấn Tài
" alt=""/>Ấm áp đêm nhạc Giáng sinh ‘Quà tặng yêu thương’