Nhà mạng chờ băng tần 4G như “nắng hạn chờ mưa”, nhưng đấu giá băng tần gặp khó vì pháp lý.
Ngày 14/10/2016, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng và giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông 4G cho Viettel và VNPT. Tuy nhiên, các nhà mạng này sử dụng băng tần 1800 MHz đã được cấp phép trước đó và chờ đợi Bộ tiến hành đấu giá băng tần 2,6GHz cho 4G. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay băng tần này vẫn chưa thể đem ra tiến hành đấu giá.
Theo khảo sát 50 nhà mạng ở 17 nước thì Việt Nam đứng hàng cuối bảng Băng tần dành cho 4G. Cụ thể băng tần dành cho 4G với băng thông 15*2 MHz cho mỗi nhà mạng, trong khi đó, con số này của SK Telecom - Hàn Quốc là 70*2 MHz, Telstra của Úc là 80.*2 Mhz, China Mobile của Trung Quốc là 220 MHz (tương đương 110.*2 MHz).
Trao đổi với ICTnews mới đây, ông Tào Đức Thắng, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết, với số thuê bao 4G của Viettel hiện nay thì nhà mạng này không còn đủ băng tần phát triển các thuê bao 4G. Viettel là nhà mạng có số thuê bao 4G lớn nhất và đang sử dụng những băng tần đã được cấp trước đó cho 2G và 3G để cung cấp dịch vụ 4G cho khách hàng. Vì vậy, Viettel kiến nghị sớm đấu thầu băng tần 2.6 GHz để các nhà mạng như Viettel có thể đưa vào sử dụng đảm bảo chất lượng dịch vụ 4G. Vietnamobile cho biết họ đang rất khó khăn trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ vì thiếu băng tần 4G.
Trước đó, ngày 26/7/2018, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp với đại diện các bộ ngành để tháo gỡ khó khăn trong cấp thêm băng tần để nâng chất lượng, dịch vụ mạng 4G. Hiện lưu lượng băng thông dành cho mạng 4G trên băng tần 1800 MHz (đang phục vụ cả mạng 2G) quá thấp so với nhu cầu thực tế, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, tốc độ mạng 4G. Tốc độ trung bình Inetrnet của Việt Nam đứng thứ 75 trên thế giới. Vì vậy, Bộ TT&TT đã có phương án cấp phép khai thác băng tần 2.6 GHz để các doanh nghiệp viễn thông triển khai mạng 4G và có 4 doanh nghiệp đăng ký. Đây là những doanh nghiệp đã triển khai mạng 4G thực tế tại Việt Nam. Song giữa các bộ ngành liên quan còn nhiều ý kiến khác nhau, chưa thống nhất về quy trình, thủ tục thực hiện việc cấp phép.
" alt=""/>Nhà mạng chờ băng tần 4G như “nắng hạn chờ mưa”, nhưng đấu giá gặp khó vì pháp lýTheo các tài liệu của vụ kiện "Bộ không gian vũ trụ của Trung Quốc đã thành lập ZTE dưới vỏ bọc một công ty công nghệ để cử cán bộ ra nước ngoài theo các chương trình phi ngoại giao như các nhà khoa học, doanh nhân và giám đốc điều hành với mục đích thu thập thông tin tình báo".
Các tài liệu cũng bao gồm lời khai, lời tuyên thệ từ hai giám đốc điều hành viễn thông của Liberia, cho biết ZTE đã hối lộ các quan chức bao gồm cả thẩm phán và cựu chủ tịch nước từ năm 2005 đến 2007.
Theo đó, các quan chức sẽ được hưởng lợi 5% giá trị từ mỗi hợp đồng mà ZTE lấy được của Universal Telephone Exchange.
Cũng theo các tài liệu trích dẫn bởi Fairfax Media, một trong những người đàn ông khác bị cáo buộc thừa nhận mình được cho đi du lịch và ăn chơi không giới hạn ở Trung Quốc.
Ngay sau đó, ZTE đã bác bỏ các cáo buộc từ Fairfax. Nhưng vào năm 2016, ngân hàng trung ương Na Uy đã cấm Quỹ đầu tư của Chính phủ này đầu tư vào ZTE vì lý do được gọi là nguy cơ "tham nhũng tổng thể".
Theo Fairfax, báo cáo này cũng dựa trên một phần các hồ sơ vụ án tại Texas. Chúng tiết lộ rằng trong năm 2015, ZTE đã bị "cáo buộc tham nhũng trong tổng số 18 quốc gia và bị điều tra tại 10 nước trong số này. "
"ZTE liên tục trả tiền hối lộ để các quan chức chính phủ ủng hộ công ty trong việc đấu thầu cạnh tranh. Điều này được cho là diễn ra tại các nước như Zambia, Philippines, Papua New Guinea, Liberia, Myanmar và Nigeria", báo cáo cho biết.
Theo một cuộc điều tra trước đây của Fairfax Media, ZTE không chỉ thường xuyên hối lộ các quan chức nước ngoài mà còn có bộ phận dành riêng cho việc quản lý các khoản lót tay.
Vào tháng 2, những người đứng đầu CIA, FBI, và NSA đã khuyên các công dân Mỹ không sử dụng sản phẩm từ ZTE và Huawei. Tại Úc, ZTE và Huawei là hai hãng lọt vào danh sách phát triển mạng 5G.
Đầu tháng 5, Lầu năm góc cũng đã cấm bán các điện thoại của ZTE và Huawei tại căn cứ quân sự bởi những rủi ro liên quan đến chính trị và rò rỉ thông tin.
Theo Zing
" alt=""/>ZTE bị phương tây tố làm gián điệp, hối lộ nhiều lãnh đạoNếu những tin đồn kia là đúng, thương vụ này sẽ có giá trị vào khoảng 5 tỷ USD - một mức giá mà theo một cá nhân liên quan đến vụ thương thảo này nhận định là quá cao đối với Microsoft.
Chưa rõ liệu các cuộc thảo luận nêu trên có phải là một phần của một sự cân nhắc nghiêm túc, hay chỉ là một "đòn gió" trong lúc rảnh rỗi giữa hai công ty, hay liệu cả hai có còn tiếp tục hay không?
GitHub, vào năm 2015, được định giá xấp xỉ 2 tỷ USD. Chỉ vài năm trước, GitHub còn vui vẻ tìm kiếm nguồn vốn nhằm thực hiện một đợt phát hành cổ phiếu công chúng.
Nhưng mọi thứ có lẽ đã thay đổi khi CEO GitHub là Chris Wanstrath rời bỏ vị trí vào mùa thu năm ngoái. Công ty đến thời điểm này vẫn chưa tìm người thay thế, dù có khá nhiều ứng viên đang được cân nhắc đến từ cả Microsoft lẫn Google.
Nếu bạn thích thuyết âm mưu, thì hãy đọc tiếp: có lẽ GitHub chưa tìm người thay thế cho chức vụ CEO của mình bởi họ đang cân nhắc việc cho phép Microsoft thâu tóm nhằm thu về một khoản tiền lớn.
Và, nếu vụ thâu tóm này thành công, Microsoft cũng sẽ được hưởng lợi. Việc sở hữu GitHub sẽ cho ông trùm phần mềm này quyền truy xuất trực tiếp đến hàng trăm triệu tài khoản nhà phát triển, làm việc với hàng triệu công ty, và khuyến khích tất cả số đó sử dụng các dịch vụ đám mây và các sản phẩm khác của Microsoft.
Hơn nữa, GitHub hiện là một mỏ vàng với vố số các tài năng, dữ liệu và nguồn tài nguyên về AI. Thâu tóm GitHub, về lý thuyết, sẽ cho phép Microsoft thoải mái truy xuất những thông tin này mà chẳng cần thông qua ai cả.
Cả Microsoft và GitHub đều chưa phản hồi về thông tin thâu tóm này. Tuy nhiên, theo Nasdaq.com thì cổ phiếu Microsoft đã tăng 2% chỉ sau vài phút xuất hiện thông tin này.
Theo GenK
" alt=""/>Microsoft đang thương thảo để thâu tóm GitHub