Để trở thành trung tâm số của khu vực, Việt Nam sẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ với một số quốc gia khác, đặc biệt là Thái Lan, Malaysia trong “cuộc đua” giành vị trí trung tâm số tiếp theo trong khu vực. Và để đạt được mục tiêu, Việt Nam cần phải hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hạ tầng Internet, hạ tầng số.
Với tinh thần “đưa dữ liệu của người Việt về lưu trữ tại Việt Nam”, thời gian qua, các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã đầu tư xây dựng các hệ thống Trung tâm dữ liệu (IDC) hiện đại, nhằm góp phần đồng bộ, hoàn thiện hạ tầng số quốc gia, hướng tới mục tiêu Việt Nam trở thành trung tâm lưu trữ và xử lý dữ liệu của khu vực và quốc tế.
Cụ thể, Viettel công bố có kế hoạch đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu Việt Nam hơn 6.000 tỷ đồng. VNPT cũng triển khai hợp tác với Amazon Web Service, các doanh nghiệp lớn nước ngoài nhằm bổ trợ cho hạ tầng hiện có của tập đoàn.
Còn với CMC Telecom, hiện doanh nghiệp này đang sở hữu 3 Data Center trung lập, trong đó Data Center Tân Thuận (TP.HCM) đạt tiêu chuẩn Uptime Tier III có diện tích 10.000m2, cung cấp 1.200 rack với công suất cao lên tới 20kw/rack.
Chia sẻ tại phiên tọa đàm “Tương lai của Internet” trong khuôn khổ VNNIC Internet Conference 2022, Phó Tổng giám đốc CMC Telecom Đặng Tùng Sơn cho biết: “Sau khi đánh giá các yếu tố như vị trí địa lý thuận lợi, chính sách mở và nhất quán, hạ tầng kết nối đa dạng, Data Center trung lập quy mô lớn, thu hút được sự tham gia và hiện diện của các hãng CNTT hàng đầu... Các chuyên gia quốc tế và trong nước đều tin tưởng Việt Nam hoàn toàn có đầy đủ các điều kiện để trở thành trung tâm số tiếp theo của khu vực”.
Giải quyết những hạn chế của Internet Việt Nam
Cũng tại phiên tọa đàm, ông Nguyễn Hồng Thắng, Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam cho hay, ngoài việc tập trung phát triển các trung tâm dữ liệu tiêu chuẩn quốc tế, Việt Nam cần tập trung giải quyết một số vấn đề hạn chế. Đó là, sự mất cân bằng giữa băng thông trong nước và quốc tế, phụ thuộc và nền tảng, nội dung quốc tế và vấn đề quản lý, đảm bảo an toàn, toàn vẹn dữ liệu của Internet Việt Nam. “Hiện nay 80% dữ liệu Internet Việt Nam đang ở nước ngoài. Rõ ràng, chúng ta chưa nhận thức được tầm quan trọng, giá trị của dữ liệu trên Internet”, ông Nguyễn Hồng Thắng nói.
![]() |
Tọa đàm chủ đề “Tương lai của Internet” tại sự kiện VNNIC Internet Conference 2022. |
Trước đó, thông tin với ICTnews hồi tháng 2, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) cũng cho biết, hiện nay lưu lượng truy cập Internet nước ngoài lớn hơn nhiều trong nước. Cũng vì thế, mỗi khi có sự cố các tuyến cáp biển quốc tế, chất lượng dịch vụ Internet bị ảnh hưởng.
Để khắc phục tình trạng trên, theo ông Bình, các nhà mạng một mặt tìm cách đầu tư xây dựng các tuyến cáp mới, mặt khác cũng tìm cách tối ưu để lưu lượng Internet trong nước tăng lên, như tăng cường các hệ thống Caching, CDN.
Nhận định Internet hiện giờ có thể coi là hạ tầng số quan trọng của quốc gia để phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đại diện VIA cho rằng các nhà mạng lớn cũng cần có chiến lược, kế hoạch mở rộng các tuyến cáp kết nối quốc tế để đón đầu, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng dịch vụ Internet.
“Mặt khác, chúng ta đều muốn người dùng Internet Việt Nam sử dụng các ứng dụng trong nước, tuy nhiên việc đó khả thi hay không còn phụ thuộc vào chất lượng và độ phổ biến các ứng dụng nội địa. Đây là một thách thức lớn và cần nhiều thời gian, nỗ lực chung thì mới cải thiện được”, ông Vũ Thế Bình chia sẻ thêm.
Một số các giải pháp, định hướng lớn cho phát triển Internet Việt Nam cũng đã đề cập rõ trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, đó là mở rộng kết nối Internet trong nước thông qua các kết nối trực tiếp ngang hàng, kết nối tới Trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX); mở rộng kết nối Internet khu vực và quốc tế, đặc biệt là phát triển các tuyến cáp quang biển; phát triển các Trung tâm dữ liệu (IDC), đặc biệt là IDC trung lập, nền tảng Cloud, CND và các dịch vụ số trong nước.
Để thực hiện được chiến lược trên, các chuyên gia đều thống nhất rằng, cộng đồng Internet Việt Nam, các tổ chức, doanh nghiệp cần chung tay, hợp tác phát triển đưa Việt Nam trở thành trung tâm kết nối số với 100% người dân Internet Việt Nam truy cập Internet, thu hẹp khoảng cách số để không ai bị bỏ lại phía sau.
Vân Anh
VNNIC Internet Conference 2022, diễn đàn mới chuyên sâu về Internet, công nghệ cho cộng đồng Việt Nam, sẽ được tổ chức từ ngày 22-25/6 tại Đà Nẵng, với chủ đề “Tương lai của Internet”.
" alt=""/>Việt Nam đang có cơ hội lớn để trở thành trung tâm kết nối số khu vực![]() |
Nữ diễn viên livestream tiết lộ về bệnh tình của mình. |
Sau 1 tháng chuẩn bị tinh thần, nữ diễn viên bước vào quá trình điều trị. Thời gian đầu, cô cảm thấy mệt mỏi, xuống sức và tinh thần cũng suy sụp.
“Tôi đã thực sự không tin vào tai mình khi nhận kết quả từ bác sĩ. Tôi buộc phải cố gắng hết mình dù khi ấy bản thân chưa chuẩn bị nhiều tâm lý. Nhờ sự động viên, hỗ trợ của các bác sĩ và người nhà, bệnh tình đến nay đã khả quan hơn”, cô nói.
Do ung thư ở trực tràng, Thục Thận đã buộc phải cắt bỏ một phần tá tràng, dạ dày, đầu tụy và mật để tránh di căn. Việc xạ trị cũng khiến mặt cô bị sưng vù, cơ thể thường xuyên đau nhức...
![]() |
Tiêu Thục Thận luôn gắn liền với hình ảnh khoe thân bốc lửa. |
Tháng 2 vừa qua, Thục Thận đã trải qua một ca phẫu thuật loại bỏ khối u. Sau 20 ngày nằm viện, cô được các bác sĩ cho phép về nhà phục hồi sức khỏe. “Bom sex” xứ Đài nói cô cảm thấy may mắn khi có 2 người luôn bên cạnh cùng mình chiến đấu bệnh tật là bố ruột và ông xã Lương Hiên An – người kém cô 15 tuổi.
Tiêu Thục Thận từng được coi là biểu tượng gợi cảm xứ Đài và tham gia nhiều tác phẩm nối tiếng như "Bích huyết kiếm", "Âm mưu và tình yêu", "Tháng ba hạnh phúc"... Bên cạnh bề dày sự nghiệp, nữ diễn viên cũng vướng phải bê bối đời tư.
Cuối năm 2016, nữ diễn viên bị bắt vì tội tàng trữ và sử dụng ma túy. Vì nghiện nặng, Tiêu Thục Thận thường xuyên ra tù vào tội và đi cai nghiện. Tháng 4/2014, cô chính thức quay lại showbiz nhưng không được nhiều người đón nhận.
![]() |
Tiêu Thục Thận tìm được hạnh phúc với chồng trẻ sau nhiều đổ vỡ. |
Về chuyện tình cảm, Thục Thận trải qua nhiều lần đổ vỡ cho đến khi tìm được chỗ dựa bên Lương Hiên An - một tài xế hãng Uber, kém cô tới 15 tuổi từng có gia đình. Cuộc hôn nhân của cả hai vướng phải không ít ồn ào với sự phản đối từ gia đình và dị nghị từ công chúng.
Thúy Ngọc
– Từ Đông Đông nhập viện trong cơn nguy kịch vì biến chứng từ ca phẫu thuật ngực. Nữ diễn viên hiện đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn còn hôn mê.
" alt=""/>Tiêu Thục Thận bị ung thư đại tràng sau 3 năm kết hônThông báo từ LSE hôm 23/4 cho biết, nữ diễn viên đạt giải Oscar sẽ cùng với cựu Ngoại trưởng Anh William Hague tham gia giảng dạy một khóa học về tác động của chiến tranh đối với phụ nữ thuộc chương trình đào tạo Thạc sĩ về phụ nữ, hòa bình và an ninh của trường này.
Khóa học này nhằm“Phát triển các chiến lược thúc đẩy bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và chính trị”. Giáo sư thỉnh giảng sẽ đóng một vai trò tích cực trong việc đưa ra các bài giảng, tham gia hội thảo và tiến hành nghiên cứu riêng của họ.
Jolie là đại sứ thiện chí của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn từ năm 2001 và hiện đang là một đặc phái viên của tổ chức này. Nữ diễn viên cho biết cô được truyền cảm hứng bởi sự sáng tạo của khóa học, và cô hi vọng các trường đại học khác cũng sẽ làm theo.”Điều quan trọng là chúng ta mở rộng thảo luận về cách thúc đẩy nữ quyền và chấm dứt những tội ác gây ảnh hưởng tới phụ nữ một cách không tương xứng, như tình trạng bạo lực tình dục trong các cuộc xung đột”.
“Tôi đang rất mong chờ được giảng dạy và được học hỏi từ các sinh viên, cũng như chia sẻ những trải nghiệm của tôi khi làm việc cùng các Chính phủ và Liên Hiệp Quốc”.
Khóa học kéo dài 1 năm này sẽ bắt đầu vào đầu năm học 2017.
Trong thực tế, giáo sư thỉnh giảng là một chức danh dành cho những người “có những vị trí thích hợp trong lĩnh vực phi học thuật của họ” – trường LSE cho biết. “Vị trí này dành cho các cá nhân có những hoạt động cộng đồng nổi bật” và công việc này sẽ không được trả lương."