Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra (Ảnh: Reuters).
Cựu thủ tướng Thái Lan đang sống lưu vong Yingluck Shinawatra sẽ trở về nước và tuân thủ theo các quy trình pháp lý mà không có bất cứ đặc quyền nào, ông Worachai Hema, cựu nghị sĩ đảng Pheu Thai đến từ tỉnh Samut Prakan, cho hay.
Ông Worachai, thành viên nhóm cố vấn của Phó Thủ tướng Phumtham Wechayachai, đã bình luận về cuộc trả lời phỏng vấn gần đây của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra với giới truyền thông nước ngoài. Ông Thaksin đã đề cập về sự trở lại Thái Lan của em gái ông là bà Yingluck trước Lễ hội té nước Songkran vào tháng 4/2025.
Theo ông Worachai, sự trở lại của bà Yingluck là hợp pháp vì mọi công dân Thái Lan đều có quyền hồi hương. Ông nhấn mạnh rằng Thái Lan hiện cần sự thống nhất và hòa giải để tiến về phía trước, nên sự trở lại của bà không có gì ngạc nhiên.
Ông kêu gọi phe đối lập không chính trị hóa vấn đề này để công kích chính phủ liên minh do đảng Pheu Thai dẫn đầu.
"Đừng leo thang xung đột có thể dẫn đến bất ổn quốc gia. Hãy để đất nước phát triển, để chính phủ có thể giải quyết các vấn đề về công lý và phúc lợi kinh tế của người dân", ông Worachai nói.
Trước đó, Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan Thawee Sodsong cho biết, nếu bà Yingluck trở về nước, quá trình này sẽ phải tuân thủ theo luật pháp của quốc gia Đông Nam Á.
Bà Yingluck là em gái của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra. Bà sống lưu vong từ tháng 8/2017 để tránh các cáo buộc pháp lý ở trong nước.
Bà Yingluck bị kết án vắng mặt vì lơ là trách nhiệm và bị kết án 5 năm tù vì chương trình trợ giá lúa gạo gây thiệt hại hàng tỷ USD cho chính phủ.
Ông Thaksin trở về Thái Lan hồi tháng 8 năm ngoái sau hơn 15 năm sống lưu vong. Ông bị buộc tội và lĩnh án tù ngay khi về nước, nhưng đã được trả tự do hồi đầu năm. Con gái ông, bà Paetongtarn Shinawatra, cháu gái bà Yingluck, đã trở thành Thủ tướng Thái Lan vào tháng 8.
" alt=""/>Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra có thể sắp về nướcVũ Ngọc Sơn chụp ảnh cùng Arne Jan Flolo, đại sứ Na Uy tại Myanmar bên ngoài Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Để được chọn là người tiếp đón những vị khách cao cấp này, Sơn phải là người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, với trình độ ngoại ngữ và kỹ năng chuyên môn thành thạo. Ngoài ra, lý lịch của anh phải "sạch". Công ty sẽ tìm hiểu cách anh ứng xử với đồng nghiệp để đánh giá về tính cách.
Kể về lần đầu đón khách VIP, Sơn chia sẻ bản thân không tránh khỏi lo lắng, bởi công việc yêu cầu tác phong chuyên nghiệp hết mức có thể. Cảm giác khi làm việc hoàn toàn không giống với lúc dẫn những tour thông thường.
Trước mỗi chuyến đi, công ty sẽ cung cấp cho anh thông tin về tên, chức danh, quốc tịch, yêu cầu của khách hàng nhưng tuyệt đối không tiết lộ toàn bộ lịch trình của họ. Anh phải chủ động tìm hiểu về văn hóa, kinh tế, lịch sử ở quốc gia của khách hàng để trò chuyện một cách tự nhiên.
Sơn sẽ được đưa đến sân bay bằng một chiếc xe sang, để đón những vị khách vừa bước xuống từ chuyên cơ riêng.
"Một số người còn có vệ sĩ đi cùng. Vậy nên bản thân cảm thấy khá hồi hộp, tim đập nhanh, tôi luôn tự nhắc mình phải cẩn thận và chú ý cao độ. Tôi cũng không được tự ý chụp ảnh và đăng tải nó lên bất cứ đâu mà không được sự cho phép từ họ", Sơn nói.
Một trong những kỷ niệm khiến anh bất ngờ nhất chính là hình ảnh các con của Tổng thống Azerbaijan bước xuống chuyên cơ riêng ở Hà Nội, với trang phục giản dị. Họ đã cùng đi dạo phố, ngắm cảnh, ăn những món đặc sản và ghé thăm khu chợ địa phương.
"Tôi từng chứng kiến Thư ký riêng của Vua Charles III cắt tóc trên vỉa hè, một tỷ phú (giấu tên) ngồi uống cà phê trên chiếc ghế nhựa bình dân, ngắm nhìn vẻ đẹp của nhịp sống Hà Nội buổi sáng. Họ đều cảm thấy rất thích thú với những trải nghiệm mà cuộc sống giàu có trước đây chưa từng mang lại", nam hướng dẫn viên kể.
Theo Sơn, những vị khách cao cấp anh từng gặp đều có một điểm chung là luôn cư xử rất lịch thiệp và đúng mực với những người xung quanh.
"Họ rất hạn chế làm phiền người khác, dù cho đối phương đang phục vụ họ. Ngoài ra, từ cách ăn uống, chọn trang phục, kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp của những vị khách này luôn khiến tôi nể phục và học hỏi được rất nhiều", Sơn bộc bạch.
Nghề hướng dẫn viên du lịch mang lại cho anh thu nhập ổn định và lối sống tự do (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Chia sẻ về công việc hướng dẫn viên, chàng trai cho hay không chỉ đối với khách VIP, anh luôn phải giữ tác phong chuyên nghiệp ở mọi tour mà mình đón tiếp. Hằng tháng, nghề hướng dẫn viên du lịch mang lại cho Sơn thu nhập trung bình khoảng 20-30 triệu đồng.
"Công việc này đòi hỏi phải thức khuya, dậy sớm, nhiều ngày không được về nhà nên phải ai yêu thích lắm mới làm được. Thời gian đầu mới theo nghề, chưa thích ứng được với công việc, tôi đã nghĩ đến chuyện bỏ nghề.
Tuy nhiên, thứ níu chân tôi ở lại chính là cơ hội được tự do trải nghiệm, đi nhiều nơi, gặp nhiều người và học được rất nhiều thứ. Đến giờ, dù đi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa thôi ngưỡng mộ vẻ đẹp của quê hương. Nhiều du khách đến đây, hầu như đều bày tỏ rằng họ không ngờ Việt Nam lại tươi đẹp và yên bình đến thế", anh Sơn trải lòng.
" alt=""/>Hướng dẫn viên Việt kể chuyện bất ngờ khi dẫn tour cho tỷ phú nước ngoàiCái chết của nam công nhân có tên A Bảo gây phẫn nộ trong dư luận Trung Quốc (Ảnh minh họa: SCMP).
Tháng 2/2023, A Bảo ký hợp đồng lao động với một công ty xây dựng và được nhận vào làm thợ sơn. Hợp đồng này kéo dài tới tháng 1 năm nay. Sau khi ký hợp đồng, A Bảo được điều động tới làm tại một công trình ở thành phố Chu San, tỉnh Chiết Giang.
Từ tháng 2 tới tháng 5/2023, A Bảo liên tục tăng ca và chỉ chỉ xin nghỉ một ngày vào 6/4/2023.
Đến ngày 25/5/2023, A Bảo xin nghỉ ốm. Ngày 28/5, tình trạng của A Bảo nhanh chóng chuyển biến xấu, anh được đồng nghiệp đưa tới bệnh viện cấp cứu. Lúc này, A Bảo đã bị viêm phổi nặng và suy hô hấp cấp. Đến ngày 1/6, A Bảo qua đời.
Sau sự việc bi kịch, gia đình A Bảo đã đệ đơn kiện công ty tuyển dụng anh vì cho rằng công ty này đã hành xử vô trách nhiệm đối với sức khỏe nhân viên.
Phía công ty tuyển dụng A Bảo cho rằng lượng công việc mà họ giao cho anh trong giờ làm việc là phù hợp. Việc A Bảo nhận làm thêm giờ, làm tăng ca là do anh tự nguyện. Phía công ty cũng cho rằng cái chết của A Bảo là do những vấn đề sức khỏe đã tồn tại từ trước.
Dù vậy, tòa án kết luận rằng việc công ty đồng ý cho A Bảo làm việc 104 ngày liên tiếp chỉ nghỉ... một ngày là động thái vi phạm luật lao động.
Theo kết luận của tòa án, chính động thái vi phạm của công ty là một yếu tố quan trọng khiến sức khỏe A Bảo suy sụp, dẫn tới cái chết của nam công nhân. Tòa yêu cầu công ty bồi thường cho gia đình A Bảo 400.000 tệ (tương đương gần 1,4 tỷ đồng).
Công ty tuyển dụng A Bảo đã đệ đơn kháng cáo lên cấp cao hơn. Trong tháng 8 vừa qua, Tòa án nhân dân trung cấp thành phố Chu San đã quyết định giữ nguyên phán quyết mà tòa án cấp địa phương đưa ra trước đó. Phía công ty bắt buộc phải bồi thường cho gia đình A Bảo.
Vụ việc này gợi nhớ lại một sự việc tương tự xảy ra hồi tháng 8/2019 đối với một nam công nhân có tên Châu Bân, anh làm thợ sơn cho một công ty ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Châu Bân đã đột ngột qua đời trên đường từ nơi làm việc về nhà. Trước đó, anh đã làm việc cả tháng 7/2019 mà không nghỉ một ngày nào, thời gian làm việc tăng ca của Châu Bân trong tháng 7 lên tới... 130 giờ.
Gia đình Châu Bân đã kiện công ty tuyển dụng anh ra tòa. Tòa án kết luận rằng đơn vị tuyển dụng có trách nhiệm trong cái chết của Châu Bân và yêu cầu công ty này bồi thường cho gia đình nam công nhân số tiền 360.000 tệ (tương đương 1,2 tỷ đồng).
" alt=""/>Nam công nhân qua đời sau khi liên tục tăng ca được bồi thường 1,4 tỷ đồng