![]() |
Chùa Trấn Quốc nằm trên một bán đảo nhỏ phía đông của Hồ Tây. Đây được coi là ngôi chùa cổ nhất Hà Nội, trên 1.500 năm tuổi. Năm 2016, chùa Trấn Quốc lọt vào danh sách 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới do báo Daily Mail (Anh) bình chọn. Ảnh: Vân Quảng Tâm |
![]() |
Chùa Một Cột: Không chỉ có người dân Thủ đô mà ngay cả khách du lịch cũng chọn chùa Một Cột làm nơi viếng thăm trong dịp đầu năm mới khi tới Hà Nội. Chùa còn có tên gọi khác là Diên Hựu tự, như một đóa sen đang nở trên mặt hồ thơ mộng. Nhiều người đến chùa ngoài mong muốn cầu tài lộc, sức khỏe còn có cơ hội thưởng ngoạn vẻ đẹp cổ kính, thanh thoát tưởng như lạc bước cõi Phật. Ảnh: Vân Quảng Tâm |
![]() |
Chùa Yên Phú nằm ở xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Chùa Yên Phú còn có tên là Thanh Vân Cổ tự. Không chỉ là nơi cho các phật tử hành hương, đây còn là địa điểm lý tưởng cho những ai tâm huyết nghiên cứu về phật giáo. Ảnh: Vân Quảng Tâm |
![]() |
Chùa Quán Sứ: Là trụ sở của Trung ương hội Phật giáo Việt Nam, là một phần không thể thiếu của hồn thiêng Hà Nội. Ngôi chùa tọa lạc tại số 73, phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm. Chùa được xây dựng vào thế kỷ 15. Vào thời vua Lê Thế Tông, ở phường Cổ Vũ chưa có chùa nên nhà vua cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long. Được biết sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ. |
ChinaNews đưa tin, chàng trai tên Liu Fei đến từ miền Đông Trung Quốc đã dùng 1 tảng đá được cho là thiên thạch nặng 33 tấn, đặt ở quảng trường rộng để cầu hôn bạn gái, thay vì mua đá quý gắn lên nhẫn.
Được biết, Liu Fei đã mua tảng đá lớn này với chi phí khoảng 1 triệu nhân dân tệ (hơn 3 tỷ đồng). Ban đầu anh định dùng số tiền này để mua một căn hộ mới. Tuy nhiên, cuối cùng anh lại dùng nó cho một dự định đặc biệt khác.
Chàng trai đã nhờ bạn của mình giúp đỡ trong màn cầu hôn. Trong khi Liu Fei bước vào bên trong biểu tượng hình trái tim được xếp bằng cánh của những bông hoa hồng và quỳ gối trước bạn gái của anh, Wang Fangfang, thì một trong số những người bạn thân của chàng trai lột tấm thảm đỏ phủ kín tảng đá thiên thạch khổng lồ.
Liu Fei quỳ gối cầu hôn bạn gái tại quảng trường công cộng gây chú ý với nhiều người. |
Được biết, Liu bị hòn đá cuốn hút khi cặp đôi đi du lịch. Liu đã hỏi Wang rằng cô ấy có thích hòn đá này không thì cô gật đầu.
Để làm Wang- người bạn gái của anh trong suốt 4 năm cảm động, Liu đã mua hòn đá thiên thạch đó và đặt tại một quảng trường công cộng 2 ngày trước khi cầu hôn.
Chàng trai nói rằng, tảng đá biểu tượng cho cuộc sống hôn nhân bền vững và lâu dài. |
Tuy nhiên nhiều cư dân mạng hoài nghi liệu tảng đá có phải là thiên thạch thực sự hay không. Trong khi đó, một số người còn cho rằng đây là một chiêu PR cho nơi diễn ra màn cầu hôn.
Do mức độ khan hiếm nên thiên thạch thường được coi là món đồ có giá trị cao và có rất ít những viên có kích cỡ lớn. Theo Space.com, hai viên đá lớn từng được tìm thấy ở Trung Quốc chỉ có khối lượng 25 và 28 tấn.
Một người sử dụng Weibo giễu cợt cặp đôi: "Một triệu nhân dân tệ cho một thiên thạch 33 tấn? Thật là một món hời... Bạn có thể cắt tảng đá này ra thành từng mảnh nhỏ và bán nó với giá của một viên kim cương”.
Một người khác viết: “Họ sẽ đặt hòn đá này ở đâu trong nhà nhỉ?".
![]() Cô gái bật khóc vì màn cầu hôn kéo dài 3 năm của người yêuCatherine bật khóc khi nhận ra thông điệp mà người chồng tương lai muốn gửi gắm qua bức thư tình được viết trong 3 năm sau khi sắp xếp những lá thư theo những chữ cái đặc biệt. " alt=""/>TQ: Chàng trai cầu hôn bạn gái bằng tảng đá 33 tấn![]() Vào ngày này, mọi nhà đều chuẩn bị làm lễ cúng rất tươm tất, chu đáo, với mong muốn cầu một năm mới bình an, may mắn. Đây là một nét đẹp của văn hóa dân gian Việt Nam. tuy nhiên để hiểu đúng về lễ cúng Rằm và ý nghĩa thực sự của nó thì không phải ai cũng biết.
Trao đổi về vấn đề này, nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh cho biết: “Tết Nguyên Tiêu có nguồn gốc từ Trung Quốc, có nghĩa là đêm Rằm đầu tiên của năm mới. Theo đó, người Trung Quốc sẽ treo đèn có màu sắc sặc sỡ trước cửa nhà và ăn bánh trôi nước để cầu mong một năm mới bình an, sung túc. Tết Nguyên Tiêu ở Việt Nam lại bắt nguồn từ việc đồng áng của cư dân nông nghiệp lúa nước và văn hóa Phật giáo. Sau quãng thời gian dài nghỉ Tết, bà con nông dân khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng. Tối ngày 15/1 âm lịch là thời điểm người dân ra đồng, tập trung cỏ khô, lá khô, châm lửa tiêu hủy sâu bọ.
Phật giáo trong hơn ngàn năm du nhập vào Việt Nam đã gắn kết các phong tục văn hóa của người Việt. Rằm tháng Giêng không phải là một ngoại lệ, từ một ngày lễ hội xa lạ có nguồn gốc từ Trung Hoa đã trở thành một ngày Tết mang bản sắc rất riêng của người Việt thấm nhuần Phật pháp”. Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh cũng cho biết thêm, trọng tâm của hội Rằm tháng Giêng tại các chùa là lễ cầu quốc thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng và phát triển cho bá tánh và đất nước. Rằm tháng Giêng tuy không phải là lễ quan trọng của Phật giáo so với Rằm tháng Tư (Phật đản) và Rằm tháng Bảy (Vu lan) nhưng trùng hợp với lễ Thượng Nguyên và Tết Nguyên Đán trong dân gian. Đồng thời ngày này là Rằm đầu tiên của năm mới, thời điểm thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm nên thu hút sự tham gia đông đảo của các Phật tử và toàn thể dân chúng. Nhà nghiên cứu văn hóa Trinh Sinh chia sẻ: “Thành ngữ 'Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng' đã nói lên tầm quan trọng của hội Rằm này trong tâm thức người Việt. Nó mang một giá trị văn hóa đẹp và là đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng ở nước ta. Nhưng nhiều người dân không hiểu được ý nghĩa và giá trị thực sự của Tết Nguyên Tiêu này. Họ nghĩ rằng cứ làm lễ cúng thịnh soạn, mâm cao cỗ đầy, đốt thật nhiều vàng mã thì sẽ được trời đất phù hộ ban cho nhiều tài lộc, công danh. Điều đó đang đi ngược lại những giá trị tốt đẹp và nhân văn của nó. Vì thứ nhất, đạo Phật không dạy phải đốt vàng mã cho người đã mất, cũng không cổ xúy việc đốt vàng mã, vừa phí phạm lại ô nhiễm môi trường. Thứ hai, nó gắn liền với nền nông nghiệp nguyên thủy xa xưa của nước ta, là ngày bắt đầu làm việc trở lại. Điều này thúc đẩy mọi người hăng say lao động, góp phần phát triển đất nước. Nhưng một số bộ phận người dân lại bỏ bê công việc, đi cúng bái là việc không nên. Dưới góc độ là người nghiên cứu về văn hóa, tôi thấy người dân cần nhìn nhận đúng đắn về phong tục, tập quán chứ không nên quá sa đà". ![]() Cách nấu chè trôi nước cúng rằm tháng GiêngMón ăn quen thuộc nhiều người hay nấu để cúng rằm tháng Giêng là chè trôi nước. Cách nấu món chè này khá đơn giản. " alt=""/>Hiểu đúng về cúng Rằm tháng Giêng
|