Chương trình được phát sóng trực tiếp liên tục trong 16h, bắt đầu từ lúc 7h00 đến 23h00 ngày 20/11 và phát sóng trực tiếp trên 30 kênh sóng. Để chuẩn bị nội dung, hình ảnh cũng như việc truyền dẫn tín hiệu đến hàng chục đài truyền hình cho một chương trình có thời lượng dài như vậy cần một sự chuẩn bị kỹ càng, với một đội ngũ nhân sự, phương tiện và thiết bị hùng hậu.
Ông Nguyễn Công Dự, Phó Tổng giám đốc MobiTV cho hay, để có thể lên sóng được một chương trình truyền hình là một chuỗi quy trình chặt chẽ. Hiện tại ở MobiTV tất cả hệ thống từ quay phim, đến chuỗi sản xuất từ tiền kỳ, hậu kỳ, phát sóng đều dựa trên công nghệ số. Các khâu từ quay phim, dựng hình ảnh, kiểm duyệt từ Thư ký biên tập đến đạo diễn đểu được thực hiện online. Các file nội dung sau khi được quay, sẽ chuyển vào một kho nội dung, dựa trên kịch bản chương trình, hình ảnh được lấy từ kho ra để sản xuất nội dung. Các khung hình sau khi được kiểm duyệt mới chuyển sang hệ thống Tổng khống chế hiện đại để đưa lên sóng.
Đối với chương trình truyền hình trực tiếp dài và thực hiện ở nhiều điểm cầu khác nhau như “Ngày thầy trò”, tín hiệu từ các điểm cầu được chuyển về phòng Liveroom, rồi chuyển qua phòng Thư ký biên tập để kiểm duyệt và xử lý nội dung, sau đó chuyển sang Tổng không chế để truyền dẫn tới các nhà đài phát sóng. Quy trình khép kín này được thực hiện online. Tổng khống chế tiếp nhận toàn bộ tín hiệu từ nguồn đầu vào phát ra các kênh sóng sạch cho kênh tiếp phát sóng.
Chỉ riêng đội ngũ kỹ thuật của MobiTV sử dụng khoảng hơn 40 người, chưa kể các ê kíp làm nội dung, quay phim, hỗ trợ kỹ thuật ở các điểm cầu. MobiTV cũng huy động nguồn lực của nhiều đơn vị khác như: VTC, Truyền hình Quốc hội, ANTV, các đài truyền hình địa phương cũng tham gia tích cực vào xây dựng nội dung chương trình, phát sóng.
Để phân phối tín hiệu tới các đài truyền hình khác, MobiTV truyền dẫn tín hiệu bằng hai hình thức: Truyền tín hiệu qua vệ tinh trên băng tần Ku của vệ tinh VINASAT, các đài sẽ thu sóng lại theo khung giờ định trước và phát sóng. Cách thứ hai là truyền dẫn qua hệ thống truyền dẫn phát sóng của MobiTV, qua phương thức này tín hiệu sẽ nét và ổn định hơn qua vệ tinh. Các đài địa phương lựa chọn khung giờ phát sóng để phát, bên cạnh đó có nhiều kênh phát sóng 100% chương trình gồm: An Viên, Vieteen, An ninh Thế giới, miền Tây, VTC2, Truyền hình Nhân dân…
Đối với những điểm cầu ở xa như Lũng Cú (Hà Giang), đồn biên phòng Lai Châu, hay vùng miền núi ở Nghệ An, Hà Tĩnh tín hiệu được truyền trực tiếp qua kết nối 3G. Sử dụng 3G trong truyền dẫn phát sóng truyền hình là phương thức không mới trên thế giới, thường áp dụng cho việc phát sóng trực tiếp trong các sự kiện hoặc thời sự, ở những nơi mà không thể kéo dây đến như vùng biên giới, vùng lũ lụt... Phương án sử dụng là ghép 4-5 SIM 3G để nâng băng thông, chất lượng tín hiệu có thể không tốt hẳn nhưng đảm bảo tính thời sự.
" alt=""/>Chương trình truyền hình kỷ lục 'Ngày thầy trò' được thực hiện bằng công nghệ gì?Trao đổi với báo chí bên lề buổi họp công bố Kế hoạch chuyển đối mã vùng được Bộ TT&TT tổ chức vào chiều ngày 22/11/2016, Thứ trưởng Phan Tâm cho biết, năm 2014 Bộ TT&TT đã ban hành Quy hoạch kho số viễn thông mới và Kế hoạch chuyển đổi mã vùng lần này là một trong những nội dung để triển khai Quy hoạch kho số viễn thông.
Thứ trưởng Phan Tâm nhấn mạnh, việc chuyển đổi mã vùng lần này nhằm đạt được một số mục tiêu đã được đặt ra khi Bộ TT&TT thực hiện quy hoạch lại kho số viễn thông. Trong đó, một trong những mục tiêu cơ bản đối với Kế hoạch chuyển đổi mã vùng là nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thông tin di động tiếp tục bùng nổ trong giai đoạn tới. Thời gian qua, xu hướng Internet vạn vật (Internet of Things, IoT - PV) đã được nói đến rất nhiều và dự báo đến năm 2050 có khoảng 50 tỷ kết nối di động. Chính vì vậy, việc triển khai Quy hoạch kho số viễn thông trong đó có nội dung chuyển đổi mã vùng là để đáp ứng nhu cầu phát triển rất bức thiết này.
Về vấn đề này, trước đó, trong thông tin cung cấp cho báo chí, Cục Viễn thông - Bộ TT&TT đã cho biết: toàn bộ đầu mã 1x sẽ được dùng cho thuê bao di động với phương thức giao tiếp giữa thiết bị với thiết bị, có được hàng tỷ số phục vụ cho phát triển Internet vạn vật lâu dài.
Mục tiêu thứ hai đặt ra khi triển khai Kế hoạch chuyển đổi mã vùng, theo Thứ trưởng Phan Tâm, đó là sau khi chuyển đổi sẽ có được một bảng mã vùng mới dễ nhớ và công bằng hơn với người sử dụng. “Đối với Quy hoạch kho số viễn thông được ban hành năm 2006, do thực tiễn của việc chia tách và sáp nhập tỉnh/thành phố trong những năm qua, hiện nay mã vùng của Việt Nam có độ dài không đồng nhất: có tỉnh có độ dài mã vùng là 1, có tỉnh có độ dài mã vùng là 2 và thậm chí là 3. Sau khi thực hiện Kế hoạch chuyển đổi mã vùng mới được Bộ TT&TT ban hành, trừ Hà Nội và TP.HCM có độ dài mã vùng gồm 2 chữ số, các tỉnh, thành phố còn lại sẽ có độ dài mã vùng đồng nhất gồm 3 chữ số”, Thứ trưởng Phan Tâm phân tích.
Một mục tiêu nữa mà Bộ TT&TT hướng tới khi thực hiện Kế hoạch chuyển đổi mã vùng, đó là tạo điều kiện để chuyển các mã mạng di động cho các thuê bao di động 11 số hiện nay. Cụ thể, sau khi chuyển đổi mã vùng, sẽ dành ra được một số mã vùng để sử dụng làm mã mạng di động và các thuê bao di động 11 số sẽ được chuyển sang mã mạng di động mới. “Như vậy, sắp tới tất cả thuê bao di động của Việt Nam sẽ có độ dài đồng nhất là 10 chữ số. Tôi nghĩ điều này người dân sẽ rất ủng hộ”, Thứ trưởng nhận định.
Bên cạnh đó, mục tiêu và cũng là một lợi ích mà người dân và xã hội sẽ được hưởng từ việc thực hiện Kế hoạch chuyển đổi mã vùng lần này, theo chia sẻ của Thứ trưởng Phan Tâm, đó là khi chuyển đổi mã vùng, các tỉnh, thành phố liền kề được gom chung vào một nhóm mã vùng, mở ra cơ hội sau này khi có điều kiện có thể dễ dàng thực hiện giảm các vùng cước từ 63 vùng cước như hiện nay xuống còn khoảng 10 vùng cước. Khi đó, người dân được hưởng lợi vì các cuộc gọi trong cùng nhóm mã vùng sẽ chỉ phải trả cước nội hạt thay vì trả cước liên tỉnh như hiện nay.
Trả lời câu hỏi về những ảnh hưởng của việc thực hiện Kế hoạch chuyển đổi mã vùng, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho biết, chắc chắn một số người dân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng khi chuyển đổi mã vùng, cụ thể một số ảnh hưởng bất lợi đến người dân có thể xảy ra như: có thể bị gián đoạn liên lạc khi người dân thực hiện các cuộc gọi liên tỉnh; người nước ngoài gọi về mạng cố định ở Việt Nam hoặc khi người dân thực hiện các cuộc gọi từ mạng di động sang mạng cố định.
Ngoài ra, một số cá nhân, tổ chức trong hoạt động hoặc trong các sản phẩm của mình có sử dụng mã vùng, do đó khi khi mã vùng thay đổi sẽ bị ảnh hưởng. Ví dụ như danh bạ điện thoại, danh thiếp, biển quảng cáo… của cá nhân, doanh nghiệp có thể phài làm lại; người dùng di động có thể phải sửa lại mã vùng cho các số cố định đã lưu trong điện thoại…
Tuy nhiên, Thứ trưởng khẳng định: “Khi xây dựng Kế hoạch chuyển đổi mã vùng lần này, mối quan tâm hàng đầu của Bộ TT&TT là làm sao để giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng không có lợi (nếu có) đối với người dân, xã hội”.
" alt=""/>Chuyển mã vùng để sẵn sàng cho sự bùng nổ của xu hướng Internet vạn vật (IoT)Nếu bệnh nhân thở oxy và dùng thuốc không chuyển biến nhiều, trạm y tế sẽ liên hệ với xe điều phối để chuyển lên tuyến trên. Bác sĩ Yến hy vọng, mô hình trạm y tế lưu động này sẽ giúp cấp cứu kịp thời cho người dân.
Nhằm tăng cường chăm sóc sức khỏe tại nhà cho F0, giảm tải cho các cơ sở cách ly tập trung, bệnh viện, Sở Y tế đã yêu cầu Ban chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện, thành phố Thủ Đức khẩn trương triển khai mô hình Trạm y tế lưu động tại mỗi phường, xã, thị trấn.
Trạm Y tế lưu động được thành lập tại các cơ sở sẵn có trên địa bàn như trường học, nhà văn hóa, khu sinh hoạt cộng đồng, phòng khám tư nhân… Đây là mô hình mới kết hợp với Trạm Y tế phường/xã theo nguyên lý hoạt động phối hợp.
![]() |
Túi chăm sóc F0 tại nhà. |
Trạm y tế lưu động còn thực hiện các nhiệm vụ như xét nghiệm kháng nguyên SARS-CoV-2, tiêm vắc xin. Khi F0 tại nhà có dấu hiệu trở nặng sẽ được sơ cứu, hỗ trợ hô hấp trong thời gian chờ Tổ phản ứng nhanh vận chuyển đến tuyến trên. Tùy theo số lượng F0 tại nhà mà mỗi quận, huyện, TP Thủ Đức thành lập các trạm y tế lưu động với nguyên tắc 50-100 người F0 tại nhà/trạm.
Ngoài ra, các F0 sẽ được trạm cung cấp “Túi chăm sóc sức khỏe F0 tại nhà”. Hiện Sở Y tế đang phối hợp với Mạnh Thường Quân để triển khai trao tặng 10.000 túi chăm sóc sức khỏe.
Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh TP.HCM (HCDC) cho biết, hiện TP đang có 40.588 F0 ở nhà, trong đó có 19.781 trường hợp F0 cách ly tại nhà ngay từ đầu và 20.807 trường hợp F0 sau xuất viện về tiếp tục cách ly. Số trường hợp F0 đang cách ly, điều trị các cơ sở cách ly tập trung quận, huyện là 14.206 người.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM mới nhất
Tú Anh
Trưa 21/8, Sở Y tế Hà Nội công bố thêm 21 ca dương tính SARS-CoV-2, nâng tổng số bệnh nhân đã ghi nhận trong ngày lên 50 trường hợp.
" alt=""/>TP.HCM đã thành lập được 6 Trạm Y tế lưu động