- BLĐ Theểnnhượviệt nam - thái lan hôm nay Gunners sẽ lắng nghe những lời đề nghị hỏi mua Alexis Sanchez, Mesut Ozil và Jack Wilshere khi kỳ chuyển nhượng mùa đông mở cửa.
- BLĐ Theểnnhượviệt nam - thái lan hôm nay Gunners sẽ lắng nghe những lời đề nghị hỏi mua Alexis Sanchez, Mesut Ozil và Jack Wilshere khi kỳ chuyển nhượng mùa đông mở cửa.
Điều đáng nói đây là University of California, Los Angeles (UCLA), một trường danh tiếng, đang đứng vị trí số một các đại học công của Mỹ, được mệnh danh là Public Ivy (trường công xuất sắc), hiện thu học phí với sinh viên ngoài bang và sinh viên quốc tế 46.000 USD/năm học.
Gần đây, các giáo sư, giảng viên của Đại học Central Florida (Mỹ) cũng biểu tình để phản đối việc không được tăng lương, lương không đủ mua thực phẩm thiết yếu trong bối cảnh giá nhà, giá sinh hoạt leo thang. Cuộc biểu tình này của các giáo sư, giảng viên được sinh viên tham gia, ủng hộ. Bang Florida đã không tăng học phí trường công suốt hơn 10 năm qua, và học phí tại Đại học Central Florida chỉ khoảng 22.000 USD/năm cho sinh viên ngoài bang, mức khá thấp so với trung bình trường công tại Mỹ, và thấp hơn rất nhiều các trường tư cùng hạng đang thu mức học phí 60.000 USD/năm học chín tháng.
Tiền lương của giáo viên, giảng viên, giáo sư luôn là câu chuyện nhạy cảm. Trả lương cho giáo viên bao nhiêu là đủ? Họ có thể sống được bằng nghề không? Xã hội có mong giáo viên làm nhiều nghề để đủ sống không?
Dù ở Đông hay Tây, nghề giáo không được thiết kế để làm giàu, mà là nghề nghiệp phụng sự xã hội, lấy sự phát triển của con người làm thành công của nghề nghiệp. Nhiều người hiểu không đúng nên nêu quan điểm trả lương "sòng phẳng" với nhà giáo theo quy luật cung - cầu. Điều này chỉ đúng với trường tư. Nếu trả đúng lương nhà giáo theo thị trường, e rằng mức học phí sẽ rất cao, nhiều gia đình không chịu nổi, và học sinh không thể đến trường.
Tại Việt Nam cũng vậy, nhờ được bảo trợ từ ngân sách, học phí trường công chỉ ở mức tượng trưng, nhà nước thu trên mỗi học sinh chỉ 4-6 triệu đồng mỗi năm, trong khi học phí trường tư - cùng dạy chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam - có thể lên tới cả trăm triệu mỗi năm học. Có bao nhiêu gia đình sẵn sàng trả được mức học phí này?
Như vậy, có thể thấy, ở bất cứ quốc gia nào, giáo viên chọn làm việc cho hệ thống công lập cũng có nghĩa là lựa chọn và chấp nhận phụng sự xã hội, nhận về phần ít hơn so với sức lao động mình đã đóng góp, để cùng chính phủ cung cấp giáo dục miễn phí hoặc chi phí thấp cho đại đa số người dân. Điều này đặc biệt đúng với các quốc gia còn nghèo, nguồn thu thuế không đủ chi trả hết cho các chi phí trong giáo dục. Giáo dục công vốn là dịch vụ phi lợi nhuận.
Nhưng nói như thế không có nghĩa là xã hội mong giáo viên làm việc không công, hoặc làm từ thiện. Nghề giáo cũng cần được trả lương ở mức đảm bảo chi trả những nhu cầu tối thiểu của gia đình, có thể tái tạo sức lao động, cũng như nuôi con cái. Với mức lương hiện tại ở Việt Nam, giáo viên trường công lập phải cố gắng "co kéo" để có thể sống được với nghề.
Dạy thêm lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Khi nhà nước tuyển dụng giáo viên, nhà nước chính là nhà tuyển dụng, do vậy cho phép nhân viên của mình làm thêm, hay bắt buộc phải tập trung làm duy nhất nhiệm vụ ở trường là hoàn toàn thuộc thẩm quyền của "nhà tuyển dụng". Chính sách càng rõ ràng càng tránh cho giáo viên khỏi mang những điều tiếng tiêu cực xung quanh việc dạy thêm.
Để biết giáo viên xứng đáng với mức lương bao nhiêu, hãy xem mức độ khó cũng như tính chất công việc của họ. Hiện nay, trừ giáo viên mầm non cần có bằng cao đẳng, tất cả giáo viên từ tiểu học tới trung học phổ thông tối thiểu phải có trình độ cử nhân đại học, và đáp ứng thêm các yêu cầu khác liên quan đến chức danh nghề nghiệp. Giáo viên phổ thông làm việc với trẻ em dưới 18 tuổi lại cần tới những chuẩn mực khắt khe khác nữa.
Thầy cô giáo không chỉ làm việc vào lúc lên lớp, họ còn rất nhiều việc khác như soạn bài, chấm bài, dạy phụ đạo, tiếp phụ huynh, tổ chức sự kiện, tham gia các phong trào thi đua... Vào mùa hè, trên danh nghĩa là được nghỉ, nhưng hiếm khi trọn vẹn vì giáo viên thường tham gia học bồi dưỡng nghiệp vụ, và các hoạt động hỗ trợ cộng đồng như tiêm chủng, trực trường lớp, trông thi, lao động công ích, dọn dẹp...
Một giáo viên trường công thông thường phải làm việc với số lượng học sinh rất lớn, chỉ riêng lớp mình chủ nhiệm đã 40-50 em, nếu tính tổng số học sinh do một giáo viên dạy có thể lên tới vài trăm em mỗi năm học. Do vậy các vấn đề phát sinh về bài học, kiểm tra, chấm điểm, vào điểm, nhận xét học bạ, hành vi đạo đức, các vụ tai nạn, các tình huống va chạm giữa học sinh... sẽ lấy đi của thầy cô rất nhiều thời gian và năng lượng. Nếu không được thấu hiểu, chia sẻ và hỗ trợ, giáo viên chịu áp lực nặng nề. Mà khi thầy cô không giữ được năng lượng tích cực, không còn thấy hạnh phúc trong công việc, chất lượng giáo dục chắc chắn đi xuống.
Tôi nghĩ hiếm thầy cô nào muốn đòi hỏi để có thể "làm giàu" từ nghề, mà phần lớn họ chỉ mong mỏi "đủ sống" và giảm bớt các áp lực không đáng có. Nếu ai đó mong giàu có, họ hẳn phải chuyển việc.
Trong hệ thống ngạch bậc, giáo viên chỉ là một trong số rất nhiều viên chức - công chức khác nhau. Việc xác định mức lương của giáo viên nằm ở đâu không thể không so sánh về tính chất công việc, tầm quan trọng, mức độ đóng góp của nghề giáo so với các viên chức - công chức khác.
Chị họ của tôi là một giáo viên thâm niên gần 30 năm. Khi giáo viên được tăng lương từ 1/7/2024, lương của chị tăng thêm ba triệu đồng mỗi tháng. Chị vui vẻ chia sẻ: "Như vậy là mỗi ngày được thêm 100 nghìn, không nhiều nhưng rất vui". Trong khi đó, vốn dạy STEM, lại là giáo viên giỏi cấp tỉnh/thành phố nhiều năm, chỉ dạy thêm hai giờ mỗi ngày cho đơn vị tư, chị sẽ được trả 1-1,5 triệu đồng. Ví dụ này cho thấy nếu lấy giá thị trường để xác định mức lương giáo viên, xã hội "nợ" nhà giáo chứ nhà giáo không mắc nợ gì xã hội cả.
Khi hiểu được bản chất của công việc phụng sự của giáo viên, xã hội sẽ mong muốn hỗ trợ cho thầy cô hơn. Khi xã hội chưa thể là "ông chủ trả lương đúng và đủ" cho giáo viên, thì sự tôn trọng và thấu hiểu sẽ là nguồn động viên to lớn để thầy cô giáo làm tốt công việc của mình mỗi ngày.
Bùi Khánh Nguyên
" alt=""/>Lương giáo viên: bao nhiêu là đủ?Thế nhưng phải nhìn nhận một thực trạng chung là đại dịch Covid-19 đã và đang kéo theo sự trì trệ của nhiều ngành nghề, giao dịch; cộng thêm công nghệ 4.0 phát triển, sách điện tử ra đời và nhanh chóng đón đầu được xu thế của xã hội, dân đến việc ngành xuất bản gặp nhiều khó khăn.
Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, đại diện Tân Việt Bookstore vẫn nhìn thấy cơ hội lan tỏa tri thức và kiên định với hướng đi đã chọn. Bà luôn ý thức rằng, con người trở nên vững vàng hơn chính là nhờ tri thức, và lớp trẻ là người gánh vác trên vai sứ mệnh lan tỏa văn hóa đọc. Theo bà, càng được tiếp cận sách từ sớm thì cơ hội sẽ càng đến nhanh hơn với chúng ta.
![]() |
Bà Nguyễn Kim Thoa - CEO Tân Việt Bookstore. |
- Nhiều ý kiến cho rằng để có thói quen đọc sách, cần hình thành và dung dưỡng ngay từ khi còn nhỏ. Liệu đến khi trở thành thanh niên mới lan tỏa văn hóa đọc thì có hơi muộn không?
Mỗi một giai đoạn sẽ có một sự phát triển về thể chất, năng lực và tâm lý khác nhau. Tương tự như vậy, mỗi độ tuổi sẽ có những nhóm đầu sách phù hợp. Cá nhân tôi cho rằng khi đã trở thành thanh niên mới bắt đầu xây dựng thói quen đọc sách thì đã quá muộn. Bởi khi bạn đã chạm đến ngưỡng cửa trưởng thành, bạn sẽ mất đi cơ hội và trải nghiệm được đọc những cuốn sách ở lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng. Khi ấy, cho dù có đọc những cuốn sách thiếu nhi, chúng ta chắc chắn sẽ có những cảm nhận khác so với đúng lứa tuổi được cho là phù hợp với những cuốn sách đó.
Hơn thế nữa, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, độ tuổi thiếu nhi được coi là giai đoạn “vàng” cho sự phát triển và hình thành thói quen, nếp sống. Trong cuốn sách Thiên tài và sự giáo dục từ sớm, tác giả còn chứng minh sự tồn tại của “quy luật mai một dần”: Một đàn gà con mới nở, nếu tách chúng khỏi gà mẹ trong vòng 7 - 8 ngày, thì vĩnh viễn sau đó đàn gà con sẽ không bao giờ biết đi theo gà mẹ. Việc đọc sách cũng vậy. Nếu được uốn nắn ngay từ khi còn bé thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu để đến khi trưởng thành thì nhiều tác động ngoại cảnh khác sẽ chi phối, làm ảnh hưởng đến quá trình tạo dựng thói quen.
Qua ví dụ này, chúng ta có thể thấy không nên đợi đến khi khoác lên mình diện mạo của một thanh niên rồi mới quay ra đọc sách. Hãy đọc sách ngay từ khi còn nhỏ, dung dưỡng và vun vén cho thói quen ấy mỗi ngày.
Bác Hồ của chúng ta ngay từ khi mới 13 tuổi đã đến với nền văn minh Pháp qua những trang sách nói về tự do, bình đẳng, bác ái. Chính điều đó đã thôi thúc Bác đứng lên tìm đường giải phóng dân tộc. Tư duy của Bác trở nên lớn lao qua những trang sách Bác đọc.
- Theo bà, sứ mệnh của thanh niên trong việc phát triển văn hóa đọc là gì?
Thanh niên là nhóm đối tượng phải chuẩn bị hành trang bước vào đời, làm chủ cuộc đời của mình. Hơn ai hết, thanh niên phải là người gánh vác trên vai sứ mệnh cao cả: Ngoài kiến thức được đọc trong nhà trường, từ sách giáo khoa, giáo trình, chúng ta nên tìm hiểu và đọc thêm nhiều cuốn sách khác phù hợp, bổ ích, nhằm phát triển tư duy toàn diện (có thể về truyền thông, giao tiếp, kinh doanh, khoa học...).
Theo tôi, sách chính là những người thầy, dù không hiện hữu nhưng vô hình chung, sách chèo lái chúng ta đi đến con đường thành công. Là thanh niên - những chủ nhân tương lai của đất nước, các bạn nên đọc những cuốn sách của những nhân vật nổi tiếng, tài năng trên thế giới. Họ đã thành công và viết nên những trang sách quý báu. Đọc sách của họ, chúng ta sẽ có cơ hội được học hỏi tu duy, bí quyết để thành công dễ dàng hơn, mặt khác cũng là để học từ trang sách ấy những thất bại mà thế hệ đi trước đã vấp phải, để rút ra bài học cho bản thân mình.
Đọc sách là một hành động thiết thực không thể bỏ qua đối với lớp trẻ. Đọc để học, để nhận thức và trau dồi thêm vốn kiến thức cho mình, nuôi dưỡng tâm hồn và làm giàu hiểu biết.
- Thời đại hiện nay công nghệ, mạng Internet phủ sóng với mật độ dày đặc, bà có cho rằng thời gian lướt web, mạng xã hội sẽ lấn át đi thói quen đọc sách in không?
Công nghệ mạng Internet phát triển, chúng ta đang sống trong những năm đầu của cuộc cách mạng chuyển đổi số. Không thể phủ nhận rằng, môi trường số và sự ra đời của nhiều trang thông tin mạng đã phần nào lấn át đi thói quen đọc sách in của các bạn trẻ, khi mà chỉ với một cú “click” chuột, chúng ta có thể tra cứu được vô số thông tin với tốc độ nhanh chóng.
Thế nhưng quan điểm của tôi vẫn không thay đổi: Sách in vẫn có giá trị nhất định trong đời sống tri thức của người Việt. Một điểm đáng bàn ở đây là giới trẻ sử dụng công nghệ mạng đa phần là để lướt thông tin, chứ không phải để đọc sách điện tử. Điều đó chỉ giúp ta có được thông tin nhanh chóng chứ hoàn toàn không làm giàu cho tư duy.
Lại nói về sứ mệnh của thanh niên, thực chất đây không phải nhóm đối tượng “eo hẹp” quỹ thời gian nhất. Có thể nhận thấy điều đó qua việc hiện nay rất nhiều bạn trẻ ưa chuộng mạng xã hội, xem youtube, dùng các ứng dụng chat với tần suất rất cao. Vấn đề đặt ra ở đây là: Nếu có thời gian để sử dụng mạng Internet thì tại sao các bạn lại không bỏ một chút thời gian đó ra để mỗi ngày dành khoảng 1 tiếng để đọc sách?
Sinh viên có thời gian rảnh hay không? Câu trả lời đương nhiên là có nếu như chúng ta không cố tìm lý do biện minh. “Tôi bận đến trường”, “Tôi bận hẹn hò, cafe”, “Tôi còn nhiều bài vở”... Đó phải chăng chỉ là những lời biện hộ cho sự lười nhác trước trang sách?
Ngày nay, “căn bệnh lười đọc sách” cũng trở thành vấn nạn đối với nhiều thanh niên. Trên thế giới có nhiều tỉ phú, họ mới chính là nhóm đối tượng “ngập lụt” trong mớ công việc hỗn độn, nhưng vẫn sắp xếp một quỹ thời gian nhỏ để đọc sách mỗi ngày.
- Nhiều cải cách trong giáo dục khiến các học sinh, sinh viên phải đọc một số lượng sách và giáo trình rất lớn. Họ phải phân bổ thời gian như thế nào để có thể đọc thêm sách (mà không phải là sách ở trường)?
Tôi còn nhớ tỉ phú Donald Trump từng viết trong cuốn sách Tôi đã làm giàu như thế nàorằng: “Tối nào tôi cũng đọc sách”. Đối với vị tỉ phú này, việc đọc sách đã trở thành thói quen, một món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Bác Hồ của chúng ta cũng từng nói: “Ngày nào tôi không đọc, ngày đó tôi như nhịn đói, nhịn khát”.
Nói như thế để thấy được vai trò của sách trong đời sống của những bậc vĩ nhân. Tôi có một lời khuyên dành cho lớp trẻ, các bạn chỉ cần dành ra 30 đến 40 phút mỗi ngày để đọc sách, hành động này phải được lặp đi lặp lại, lâu dần ắt sẽ trở thành thói quen.
![]() |
'Đến khi trở thành thanh niên mới đọc thì đã quá muộn' |
- Những sách về nội dung nào là phù hợp với lứa tuổi thanh niên, thưa bà?
Có thể nói rất nhiều. Trước hết thanh niên cần đọc sách về chủ đề giao tiếp. Là tương lai của đất nước, là bộ mặt của quốc gia, các bạn phải rèn cho mình một kĩ năng giao tiếp tốt, có khả năng ứng xử, biện hộ và thuyết trình. Đắc nhân tâm, Hình ảnh của bạn đáng giá triệu đô, Từ tốt đến vĩ đại...là cuốn sách nên đọc.
Hay cũng có thể là các cuốn sách của các tỉ phủ, danh nhân và doanh nhân nổi tiếng và thành công trên thế giới như: Những lời khuyên của Bill Gate, Tỉ phú của Amazon, Tỉ phú Mã Vân, Bí mật tư duy triệu phú, Nghĩ giàu làm giàu, Dám nghĩ lớn... Rất nhiều câu chuyện về bài học thành công, về cả những thất bại đã được kể trong những cuốn sách đó mà chúng ta có thể học hỏi được nhiều điều.
- Ngoài việc tăng cường đọc sách, đọc hiệu quả, lớp trẻ nên có những hoạt động như thế nào để lan tỏa tình yêu sách đến mọi người hơn nữa?
Một thực tế đáng mừng là hiện nay nhiều trang mạng xã hội được lập ra để kết nối những người yêu sách nhằm lan tỏa văn hóa đọc. Tôi thấy đã có nhiều người trẻ chăm chỉ viết review sách trên các trang đó và nhận được phản hồi tích cực từ phía bạn bè và admin của nhóm.
Dựa trên lợi thế đó, các bạn trẻ có thể tăng cường tạo nên nhiều group, page, sau đó mời người thân, bạn bè của mình vào và tăng cường giới thiệu, chia sẻ về những cuốn sách hay ở trên đó, nhằm lan tỏa văn hóa đọc đến nhiều người, thông qua lượng comnent, view, like, share...
Đó là những hoạt động mang tình thiết thực. Tuy nhiên tôi cho rằng, cốt lõi của vấn đề vẫn nằm ở việc bản thân các bạn trẻ phải tự đọc sách, đặt ra mục tiêu là đọc sách cho chính mình, tự trang bị kiến thức cho mình bằng những trang sách. Khi đọc và hiểu được sách thì bạn mới có thể lan tỏa và chia sẻ thói quen đọc sách đến người khác.
Tình Lê
"Đọc một cuốn sách không giàu lên ngay được, cũng không kiếm tiền ngay được nhưng chúng ta sẽ giàu về suy nghĩ và cảm xúc. Từ cảm xúc tạo ra hành động, chỉ có hành động mới tạo ra kết quả", bà Nguyễn Kim Thoa nói.
" alt=""/>'Đến khi trở thành thanh niên mới đọc thì đã quá muộn'Tuy nhiên, ở góc độ bản thân, tôi lại có một suy nghĩ đồng cảm với phát biểu "ngược dòng" của đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa khi ông nói: “Người nghèo không đi được chiếc xe như người giàu, nhưng nay người nghèo lại không có cơ hội sở hữu biển số đẹp như người giàu nữa thì càng bất bình đẳng. Những người không có tiền tham gia đấu giá sẽ không bao giờ có cơ hội biển số đẹp”.
Tôi đã chứng kiến sự may mắn, hay nói đúng hơn là "đổi đời" của một gia đình nghèo, là người cùng làng ở quê nội tôi Thái Bình. Hai vợ chồng làm nông, có 3 đứa con thì đứa lớn đã bỏ học để đi phụ hồ năm 16 tuổi để phụ bố mẹ nuôi hai em. Khi đứa thứ hai đỗ đại học và lên Hà Nội ở trọ, họ đã dồn tiền tiết kiệm để mua một chiếc xe máy Honda với mục đích để con lên thành phố chạy thêm nghề xe ôm công nghệ, duy trì giấc mơ học hành. Chiếc xe chỉ khoảng hơn 15 triệu đồng nhưng cũng là sự cố gắng với tiền vay mượn thêm vài nơi.
Run rủi thế nào mà ngày "bốc" biển số, chiếc xe được ngay cái biển "sảnh tiến" với 4 số cuối 6789. Dù chưa hẳn là đẹp khi biển 5 số không được thành dãy liền tù tì nhưng ngay lập tức có vài người đánh tiếng mua lại cả xe, cả biển. Với người nghèo như gia đình họ, chuyện bán lại được giá như một món quà "trời cho". Giao dịch diễn ra rất nhanh, sau chữ ký tươi là số tiền đủ mua 3 chiếc xe máy Honda. Ngoài việc vừa có xe, trả được nợ, lại dôi ra một khoản để bố mẹ ở quê nhà có vốn mua thêm lợn gà, không khác gì như...trúng số. Tết ấy họ đã vui và hạnh phúc hơn hẳn với những ấp ủ tương lai thoát nghèo từ cơ hội học hành cho đứa con thứ hai.
Qua câu chuyện trên tôi muốn nói đến cơ hội, hay nói xa hơn là một sự công bằng nào đó ngẫu nhiên từ trên trời rơi xuống, ban tặng cho người nghèo. Từ một biển số vô tri với người nghèo nhưng có ý nghĩa với người thích biển đẹp, nên dù biển số này gắn với chiếc xe bình dân cũng đủ để tăng giá trị gấp nhiều lần. Nguồn cầu luôn có, nên người nghèo may mắn trúng biển đẹp dễ dàng bán xe để có thêm một khoản tiền không nhỏ trang trải cuộc sống. Nếu nói trúng biển đẹp như trúng số cũng không sai.
Vậy điều gì xảy ra khi tất cả biển số đẹp trong tương lai đều dồn về một kho chờ bán? Tất nhiên những con số còn lại sẽ chẳng ai còn để tâm và chắc chắn những cú bấm ngẫu nhiên chỉ còn số xấu, số không ý nghĩa. Sẽ không còn một cú "trúng số" nào nữa xảy ra dành cho người nghèo may mắn nữa.
Cũng có người cho rằng nếu đấu giá biển số đẹp chỉ áp dụng với ô tô, thì đâu có ảnh hưởng gì tới người nghèo. Nhưng liệu bạn có biết, nhiều gia đình chạy cơm từng bữa sống bằng nghề lái xe dịch vụ, xe tải, mua bằng tiền vay mượn, trả góp. Nếu trúng biển số đẹp, họ cũng có thêm nhiều lựa chọn như gia đình ở Thái Bình mà tôi kể trên.
Xét cho cùng, biển số đẹp cũng có thể là hàng hoá mua bán như nhiều nước trên thế giới đã làm. Điều đó tốt cho cả đất nước và người dân. Nhưng tôi nghĩ rằng cũng nên suy tính để làm sao người nghèo không mất đi "may mắn" khi đi bốc biển. Song song giữa những kho số "độc", "siêu đẹp" thì cũng nên để lại kho số đẹp giá trị thấp hơn cho người dân thường được bốc ngẫu nhiên. Lúc đó, chắc chắn luật đấu giá biển số đi vào đời sống sẽ không còn tranh cãi hoặc phản đối, tất cả đồng tâm như một.
Bạn có bình luận thế nào về góc nhìn trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!