![]() |
Son Heung Min hạnh phúc vì tiếp tục được gắn bó với Tottenham |
Và đội bóng của Chủ tịch Levy đã có lời đáp chính thức vào hôm nay (23/7), khi tiết lộ chân sút người Hàn Quốc sẽ ở lại Tottenham ít nhất đến hè 2025.
Son Heung Min là cầu thủ quan trọng của Tottenham, sau khi chuyển đến từ Bayer Leverkusen vào 2015.
Thế nên, người hâm mộ Gà trống rất vui khi biết được CLB đã ký hợp đồng dài hạn với anh, đặc biệt trong bối cảnh đội trưởng Harry Kane được cho sẽ ra đi.
Có thông tin, Tottenham đã chấp nhận để Harry Kane sang Man City với khoản phí kỷ lục 160 triệu bảng Anh, khi tiền đạo này quyết ‘dứt tình’.
Trong khi Harry Kane là Vua phá lưới và kiến tạo ở Ngoại hạng Anh mùa qua, thì Son Heung Min cũng đã có mùa giải tốt nhất cho Tottenham, ghi được 22 bàn thắng, cùng 17 đường kiến tạo trên mọi đấu trường.
Tottenham cần giữ được những cầu thủ như Son Heung Min, nếu họ muốn sớm trở lại Champions League.
Son bày tỏ niềm vui khi ký mới với Tottenham: “Thật là một vinh dự lớn khi được chơi ở Tottenham trong 6 năm qua. CLB đã cho tôi thấy sự tôn trọng rất lớn và tôi hạnh phục khi được ở đây.
Nơi đây giống như nhà, đặc biệt là với người hâm mộ, các đồng đội, BHL. Không có gì phải suy nghĩ cả, đó là quyết định dễ dàng (việc gia hạn)”.
L.H
Tottenham vừa bổ nhiệm Nuno Espirito Santo làm tân thuyền trưởng của đội bóng, sau quãng thời gian dài tìm kiếm người thay Mourinho.
" alt=""/>Son Heung Min ký mới 4 năm với TottenhamTờ giấy báo nhập học này khác biệt nhiều so với giấy báo nhập học bây giờ ở chất liệu giấy. Giấy báo nhập học thuở đó cũng được in kim (máy in kim hay còn được gọi là máy in ma trận chấm là loại máy in sử dụng đầu kim để in, khi đó các kim này sẽ được chấm qua mực in sau đó chấm lên trên bề mặt giấy để in thông tin), chứ không phải in laser hay in phun.
Xem giấy báo nhập học, nhiều người sống lại những ký ức về năm tháng mà giá trị đồng tiền, vật chất khác xa với hiện tại.
“Mỗi sinh viên tới trường phải tự túc ăn 2 tháng (mỗi tháng 50 nghìn đồng), 20 nghìn đồng nộp cho ký túc xá nếu ở nội trú và 15 nghìn đồng để nộp cho thư viện, khám sức khỏe, thẻ sinh viên và các thủ tục khác"- một cựu sinh viên Bách khoa chia sẻ.
"Anh (chị) nếu không được học bổng, phải nộp chi phí đào tạo mỗi tháng là 25 nghìn đồng. Sau một năm học, nếu đạt kết quả cao sẽ được xét cấp học bổng” - đây là những khoản tiền mà thế hệ sinh viên ở giai đoạn đó phải trang trải cho những tháng năm học đại học...
Nhiều người cũng nể phục khả năng lưu trữ tư liệu, tài liệu cũ của chủ nhân khi sau hơn 30 năm mà tờ giấy báo nhập học trông vẫn như mới.
Chủ nhân của giấy báo nhập học có “tuổi đời” 31 năm này là chị Phạm Thanh Huyền (sống tại Hà Nội), hiện là giảng viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Chia với VietNamNet, chị Huyền cho hay chị lưu giữ giấy báo trúng tuyển đại học này đơn giản chỉ là thói quen cá nhân. Hiện nay, chị vẫn lưu cả hồ sơ sinh viên và áo tốt nghiệp đại học.
“Khóa 36 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội của chúng tôi những ai lọt top 20 tốt nghiệp sẽ được tặng áo tốt nghiệp xuất sắc. Hồi đó, chỉ có 20 bạn được mặc áo, đội mũ chứ không phải như bây giờ mọi sinh viên đều mặc. Sau đó, chúng tôi cũng được tặng luôn áo, mũ và lưu giữ đến tận ngày hôm nay” - chị Huyền kể.