Trong đó, một đoạn video với tựa đề "Lần đầu gặp mặt oppa của tôi" nhận được hơn 600.000 lượt xem. "Oppa" có nghĩa là "anh" trong tiếng Hàn và là cách gọi tình cảm mà phụ nữ dành cho người đàn ông hơn tuổi.
Clip ghi lại cảnh một người đàn ông Hàn Quốc đến sân bay ở TP.HCM và được một phụ nữ trẻ Việt Nam chào đón.
Sau đó, người đàn ông được giới thiệu với bố mẹ của cô gái và trò chuyện cùng nhau. Đoạn video dài 5 phút kết thúc với dòng chú thích: "Cặp này dự định tổ chức đám cưới sau 3 tháng. Cô dâu sẽ cố gắng học tiếng Hàn".
![]() |
Kênh YouTube đăng tải nhiều clip môi giới hẹn hò giữa đàn ông Hàn Quốc và phụ nữ Đông Nam Á. |
Người xem có thể thấy các video tương tự trên kênh này những với tiêu đề như "Buổi hẹn hò với cô gái Philippines nóng bỏng" hay "Người phụ nữ Việt Nam 20 tuổi gặp người đàn ông Hàn Quốc 47 tuổi".
Các video này không đơn giản là hành trình yêu nhau hay cuộc sống hẹn hò thường ngày của các cặp uyên ương. Chúng được các nhà mai mối đăng lên để quảng bá trung tâm của mình. Người xem được gợi ý liên hệ với chủ kênh để biết thêm thông tin chi tiết về các cô dâu người nước ngoài.
Phần lớn video quảng cáo này chứa nhiều nội dung phân biệt đối xử và coi thường phụ nữ, được cho chủ yếu nhắm vào những người đàn ông Hàn Quốc đang kiếm vợ từ các nước Đông Nam Á.
"Năm 2018, Bộ Bình đẳng giới và Gia đình Hàn Quốc từng tiến hành nhiều đợt kiểm tra để quản lý các quảng cáo mai mối phân biệt đối xử. Tuy nhiên, chúng đang biến tướng thành các video kể chuyện dạng vlog để lách luật. Không dễ để phát hiện ra chúng là video thương mại", Shin Min-jae, quan chức tại Trung tâm Quyền Phụ nữ Nhập cư Hàn Quốc, phát biểu.
Đầu tháng 10, trung tâm đã đưa ra một báo cáo giám sát về 622 video quảng cáo được đăng trên YouTube và khoảng 100 video trên các trang web thông tin.
Theo đó, nhiều video bị phát hiện tiết lộ thông tin cá nhân, quay rõ mặt cô dâu trong khi khuôn mặt của chú rể được làm mờ và không có thông tin lý lịch.
Một số video chứa nội dung đánh giá phụ nữ theo kích thước cơ thể, trinh tiết, tuổi tác và trình độ học vấn.
![]() |
Nhiều cô dâu ngoại quốc bị bình phẩm cơ thể, tuổi tác trong video như món hàng. |
Trung tâm đã chiếu clip cho 12 phụ nữ nhập cư từ Việt Nam, Campuchia và Lào để xin nhận xét. Phần lớn đều cho rằng những video này rất đáng lo ngại.
"Trông không khác gì buôn người, họ đang cố bán phụ nữ", "Tôi lo ngại thông tin cá nhân của người nộp đơn sẽ bị công khai trên mạng mà không có sự đồng ý của họ" hay "Họ đang dụ mọi người kết hôn, chỉ thể hiện mặt tốt của hôn nhân quốc tế mà thôi" là những bình luận của những phụ nữ sau khi xem các clip.
Theo Baek So-yoon, luật sư tại Tổ chức Luật Nhân quyền Gonggam, ngoài có khả năng vi phạm nhân quyền, những quảng cáo gây tranh cãi này còn vi phạm đạo luật về các cơ quan môi giới hôn nhân.
"Theo luật hiện hành, tất cả quảng cáo về mai mối phải có số đăng ký của công ty để ngăn các đơn vị môi giới bất hợp pháp hoạt động. Tuy nhiên, nhiều video không có thông tin này. Chính phủ nên hợp tác với các nhóm công dân để giám sát và kiểm tra chặt chẽ hơn", luật sư Baek cho biết.
(Theo Zing)
Trên kênh YouTube "Chuyện của tôi", có nhiều câu chuyện nhạy cảm và ghê rợn được minh hoạ bằng hoạt hình có thể khiến trẻ em lầm tưởng và xem phải.
" alt=""/>Kênh môi giới hôn nhân ở Hàn xếp phụ nữ Việt theo cơ thể, trinh tiếtSự việc được camera giám sát trên chính chiếc xe tải gặp nạn ghi lại, cho thấy tài xế bị lóa mắt khi một xe khác đi ngược chiều sử dụng đèn pha quá sáng chiếu thẳng vào mặt.
Hậu quả là chiếc xe tải có gắn camera hành trình đã đâm thẳng vào đuôi một xe tải khác đang dừng bên đường, dù chiếc xe tải này đã bật đèn cảnh báo.
May mắn không có ai bị thương, nhưng chiếc xe tải đã bị hư hỏng khá nghiêm trọng.
Sự cố trên một lần nữa cho thấy sự nguy hiểm của việc sử dụng đèn pha chiếu xa không đúng cách.
(Theo Dân trí)
" alt=""/>Tài xế gây tai nạn vì đèn pha của xe ngược chiều gây lóa mắtTrên thực tế, checkpoint không hề đáng sợ với người bình thường. Đây chỉ là bước kiểm tra, xác minh tài khoản chính chủ một cách đơn giản. Trong hầu hết các trường hợp, người dùng có thể vượt qua bài kiểm tra này bằng cách xác minh danh tính bạn bè, nhập mã code gửi về số điện thoại đã đăng ký hoặc xác minh truy cập ở địa chỉ IP lạ.
Các loại checkpoint này nhằm mục đích vừa để Facebook bảo vệ người dùng, vừa ngăn chặn tình trạng giả mạo tài khoản để chạy quảng cáo và fanpage/group đăng nội dung xấu độc tràn lan hiện nay. Dù vậy, Facebook vẫn thường xuyên bị qua mặt, chủ yếu là bởi những người sử dụng via.
Via là dạng tài khoản giả mạo có được nhờ hack, với toàn bộ thông tin cá nhân giống như của một người thật đang tồn tại ở một địa điểm thật nào đó. Khi mà via càng ngày càng khôn ngoan, có khả năng tự hoạt động, tự chat chit, tự like và bình luận dạo, Facebook cũng phải liên tục cải tiến thuật toán để quét nhầm còn hơn bỏ sót.
![]() |
Checkpoint là một trong số những lý do dẫn đến khóa tài khoản, dù người dùng không hề làm gì. |
Vì lẽ đó, dân trong nghề sợ nhất Facebookquét tài khoản hàng loạt, dù cũng có những loại via không ngán bị quét. Đó là những loại via Mỹ, châu Âu, có độ tin cậy cao, thời gian sử dụng nhiều năm và hiếm khi bị Facebook sờ đến.
Quá trình quét của Facebook chính là quá trình xác thực bằng checkpoint. Lúc này, tất cả tài khoản bị checkpoint phải tiến hành một loạt thao tác nhằm xác minh người dùng là thật. Các loại checkpoint bằng cách kiểm tra bạn bè, số điện thoại, IP như đã nói ở trên là tương đối ‘dễ thở’ với người chạy via.
Tuy nhiên, nặng nhất là người chạy via để tình trạng xác minh giấy tờ tùy thân. Loại checkpoint này một khi xuất hiện sẽ gần như... bó tay bởi không có cách nào tạo ra thông tin cá nhân khớp với via giả mạo.
![]() |
Dịch vụ bán via vẫn tồn tại nhan nhản trên chính Facebook mà không có cách nào kiểm soát. |
Mất via do checkpoint hàng loạt, cũng từ đây các dịch vụ giải cứu checkpoint, qua mặt checkpoint đã ra đời và được quảng bá rầm rộ. Thậm chí, hòm thư bình luận của ICTnewscũng thường xuyên nhận được lời mời chào sử dụng dịch vụ này, do có nhiều bài viết chứa từ khóa liên quan đến Facebook.
Tuy vậy, đã là dịch vụ hoạt động chui, lẽ đương nhiên cũng có muôn nẻo đường tà. Bị khóa nick vì checkpoint đã dành, người dùng via còn lo canh cánh khi sử dụng dịch vụ mở khóa checkpoint mà lại bị lừa (scam), tiền đã chuyển nhưng via một đi không trở lại.
Cùng với việc Facebook siết chặt quảng cáo và xử lý mạnh tay các tài khoản vi phạm chính sách do mùa bầu cử Tổng thống Mỹ, chuyên gia Nguyễn Đình Tùng (founder, BotUp) khuyên không nên sử dụng bất kỳ loại extension, tool, tut, trick nào và hướng đến việc chạy sạch không vi phạm chính sách của Facebook.
Phương Nguyễn
Không chỉ ca sĩ Thủy Tiên, nhiều người khác có thể trở thành mục tiêu bị mạo danh trên mạng xã hội một cách khá dễ dàng.
" alt=""/>Nỗi sợ của người kinh doanh trên Facebook mang tên checkpoint