![]() |
![]() |
Trong khi dòng phablet Galaxy Note 7 đang gặp sự cố cháy nổ khiến Samsung buộc phải thu hồi sản phẩm trên toàn cầu thì những người yêu quý Samsung đang hướng tới chiếc Galaxy S8 mà hãng này có thể sẽ ra mắt sớm trong năm 2017.
Do nhu cầu của người dùng lớn, nhiều điện thoại qua sử dụng hiện cũng được nhập theo lô để bán cho khách hệt như máy mới. iPhone 6 qua sử dụng có giá khoảng 9,5 – 10 triệu đồng, Note 5 giá 11 triệu, S6 giá hơn 7 triệu, Xperia Z3 hay One M9 giá dưới 6 triệu, LG G4 giá 6,5 triệu. Tất cả đều rẻ hơn hàng mới từ 3 – 5 triệu đồng.
“Điện thoại qua sử dụng gần như trở thành nguồn thu chính tại các cửa hàng di động xách tay. Ngoại trừ thời điểm một số mẫu di động mới về nước hoặc các model có giá rất tốt, khách gần như bỏ qua mặt hàng mới 100% để tìm kiếm những chiếc di động qua sử dụng”, anh Thanh Tùng – chủ một cửa hàng di động tại Phạm Văn Đồng (Hà Nội) cho hay.
Theo anh Tùng, giá bán rẻ vẫn là nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều người tìm đến mặt hàng qua sử dụng. “Bỏ tiền ra ít hơn vài ba triệu vẫn có thể sở hữu những siêu phẩm hàng đầu, đây rõ ràng là điều nhiều người dùng mong mỏi”.
Giá bán rẻ đi kèm với nhiều rủi ro. Anh Nguyễn Hưng – kỹ thuật viên sửa chữa di động trên đường Hồ Tùng Mậu (Hà Nội) – cho biết, đã gặp nhiều trường hợp người dùng mang máy cũ đến sửa những lỗi cơ bản như hỏng loa, Wi-Fi yếu hoặc phải thay màn hình. Đây là các trường hợp mua máy qua sử dụng, sau đó máy gặp lỗi và bị cửa hàng từ chối bảo hành, hoặc bảo hành nhưng chưa khắc phục được lỗi phải đem sửa.
" alt=""/>Điện thoại qua sử dụng tràn ngập thị trường dịp cuối năm![]() |
Apple dứt khoát không mở "cổng hậu" iPhone. |
Nạn nhân mới đây nhất là Open Whisper Systems (OWS), hãng phát triển ứng dụng mã hóa Signal rất phổ biến hiện nay. OWS nhận được chỉ thị phải cung cấp thông tin người dùng liên quan tới hai số điện thoại trong vụ điều tra liên bang ở Virginia.
Chưa hết, chỉ thị từ phía chính phủ còn yêu cầu OWS không được nói với ai về yêu cầu cung cấp thông tin này, ít nhất trong vòng một năm.
Trường hợp của OWS không phải cá biệt. Giới công nghệ đang kêu ca rằng cơ quan luật pháp đang lạm dụng quyền hạn của mình để đưa ra các yêu cầu thậm chí phạm luật.
Trong khi đó, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ lại cho rằng các trát yêu cầu cung cấp thông tin này là cần thiết để hỗ trợ phá án và tránh làm "bứt mây động rừng" khiến đối tượng bị điều tra chú ý.
Tất nhiên, "sư nói sư phải, vãi nói vãi hay", mặc dù hiển nhiên các yêu cầu trên là quá đáng và khó có thể biện minh rằng chúng không phạm luật tự do thông tin.
Những thông tin mà OWS được yêu cầu cung cấp đều thuộc dạng nhạy cảm bởi ứng dụng mã hóa của hãng được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Khách hàng chủ yếu là doanh nhân và cánh nhà báo.
![]() |
Yahoo đã phải "cúi đầu" trước chính phủ Mỹ. |
Một trường hợp khác là Yahoo. Gã khổng lồ Internet này đã bị FBI và Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) ép phải do thám hàng triệu email của người dùng. Bất cứ email nào được trao đổi qua Yahoo Mail đều bị quét kiểm tra nếu chúng chứa những từ khóa định sẵn.
Scandal do thám của Yahoo lộ ra sau vụ hơn 500 triệu tài khoản email của hãng bị đánh cắp. Có thông tin cho rằng quy mô của vụ hack còn khủng khiếp hơn nhiều, có thể lên tới trên 1 tỷ tài khoản bị xâm nhập.
Ngoài Apple còn có Microsoft không cam tâm để chính phủ Mỹ muốn làm gì thì làm. Hãng này đã đâm đơn kiện Bộ Tư pháp Hoa Kỳ về một trát yêu cầu cung cấp thông tin hồi tháng 4/2016.
Microsoft tố rằng yêu cầu của chính phủ đã vi phạm quyền riêng tư được quy định trong Tu Chính án Thứ Tư (Fourth Amendment) của Hiến pháp Mỹ.
" alt=""/>'Sống nhục' trong giới công nghệ