
- Trong bài nói chuyện dài hơn một tiếng rưỡi tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 và tổng kết năm học các trường đại học, cao đẳng chiều ngày 28/12, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã có những thông báo, đề nghị, tuyên bố khá ấn tượng.Những tuyên bố này mang thông điệp rõ ràng tới các trường và những đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng chương trình đổi mới ở đại học và phổ thông.
“Đừng làm trẻ phát khiếp vì thể dục”
Cho rằng chương trình phổ thông trước đây được thiết kế theo những hình tròn đồng tâm, dẫn đến lặp lại kiến thức và kiến thức bị nặng, ông Luận lý đề nghị đội ngũ xây dựng chương trình và SGK phổ thông mới cần lưu ý một số vấn đề như: “Cần phải lấy chuẩn, lấy mục đích là đưa kiến thức hình thành năng lực phẩm chất cho học sinh, để đưa vào chương trình và SGK mới. Cái gì, cho dù có rất hay, nhưng không góp phần nâng cao năng lực thì không đưa.
 |
Các đại biểu trao đổi bên trong hội nghị. Ảnh: Văn Chung |
Đối với các môn cụ thể như nhạc, hoạ nên dạy các bài hát, bản nhạc, bức tranh dễ học, dễ nhớ, đừng bắt học sinh phải sáng tác.
Nên bỏ chuẩn ở môn thể dục. Sức khoẻ của học sinh khác nhau, đừng làm trẻ phát khiếp vì học thể dục. Mà hãy làm cho các em có thói quen, ý thức rèn luyện thể lực, vượt được bản thân mình”.
Không nâng cấp trường trong năm 2014
Ông Luận cho biết trong năm 2014 sẽ không nhận bất kỳ hồ sơ nào xin nâng cấp trường để giữ ổn định hệ thống.
“Không thể chấp nhận việc các trường đứng núi này trông núi nọ. Một trường trung cấp ổn một tí là tìm cách nâng cấp lên cao đẳng, chấp nhận trở thành một trường cao đẳng yếu. Sau khi bồi đắp tạm ổn thì lại xin nâng cấp lên đại học, chấp nhận thành trường đại học yếu. Lên đại học rồi thì lại tìm cách để được đào tạo thạc sĩ… Cứ như vậy hệ thống không thể ổn định được”.
Cho rằng trước mắt, các trường cẫn giữ nguyên để hệ thống ổn định, nhưng ông Luận cũng cho biết “Bộ đóng cửa với các trường muốn nâng cấp, nhưng cũng sẽ có lối mở. Những trường nào lên sẽ có sự chỉ định. Bộ sẽ công khai các quy định, tiêu chí để việc chỉ định không xảy ra ‘xin – cho”.
“Trường nào đang có dự định nâng cấp cần định hình lại theo trục suy nghĩ của Trung Ương, vì lợi ích lâu dài của đất nước và nguồn nhân lực” – ông Luận đề nghị.
Người dân sẽ dùng tiền để bỏ phiếu cho các trường
Trước những ý kiến của đa số các trường đại học công lập vẫn tỏ ra “tha thiết” với kỳ thi chung, ông Luận chia sẻ: “Nói thật, nếu tôi làm hiệu trưởng tôi cũng đề nghị giữ 3 chung”.
Nhưng theo ông Luận, đến thời điểm này, đổi mới tuyển sinh là việc dứt khoát phải làm. Các trường phải xử lý vấn đề thi tuyển sinh theo hướng là vấn đề quan trọng, nhưng không phải duy nhất của hoạt động đào tạo.
 |
Các đại biểu trao đổi bên hành lang. Ảnh: Văn Chung |
Nếu tuyển sinh không được, cách tuyển chỉ là một phần. Ngoài ra còn cóyếu tố chất lượng đầu ra, việc làm… “Có thể một vài trường nâng cấp,trường không liên thông có vấn đề trong tuyển sinh, nhưng đổ hết chophương thức tuyển thì oan quá. Các trường trọng điểm tuyển sinh kiểu gìcũng sẽ đủ đầu vào. Trong thực tế cuộc sống, chính phụ huynh sẽ dùngtiền để bỏ phiếu cho các trường, quyết định con em mình vào đâu học” –ông Luận khẳng định.
Có cái phanh vô hình ở trong mỗi con người
Cũng liên quan đến vấn đề đổi mới tuyển sinh, ông Luận nhấn mạnh việc tuyển sinh về nguyên tắc là tự chủ, nhưng trong dải trường đại học ở nước ta có những trường với điều kiện khác nhau, học sinh cũng cần thích nghi, nên phải có giai đoạn quá độ. Những trường nào chưa chuẩn bị kỹ vẫn có thể thi theo phương thức cũ.
“Chuẩn bị chu đáo, nhưng không thể kéo dài, vì đổi mới căn bản toàn diện mà cứ chùng chình thì bao giờ mới thành công?” – ông Luận đặt câu hỏi với lãnh đạo các trường.
Theo ông Luận, phương châm đổi mới tuyển sinh sẽ là chu đáo, chắc chắn, cẩn thận nhưng không trì trệ, chậm trễ.
“Từng trường phải chuẩn bị phương án. Năm nay chưa đủ điều kiện lùi đến năm sau, không vội vàng nhưng có thời hạn. Ít hơn 3 năm thì hấp tấp quá, nhưng không thể kéo dài 4. 5 năm - bằng một nhiệm kỳ - sẽ không giải quyết được chuyện”.
Ông Luận cũng cho biết trong việc vẫn tổ chức tuyển sinh theo “3 chung” Bộ phải cân nhắc có phạm luật không. “Giao quyền tự chủ cho các trường nhưng các trường có quyền nhờ Bộ tổ chức. Bộ tôn trọng cả sự tự chủ lẫn mong muốn “nhờ vả” của các trường để làm tuyển sinh trong những năm chuyển tiếp tới đây. Tiếp cận theo cách đó để không phạm luật”.
“Khi chưa có Nghị quyết TƯ về đổi mới thì chúng ta đòi đổi mới. Có Nghị quyết rồi lại bảo thế này chưa được thế kia chưa được. Đang có cái phanh vô hình ở trong mỗi con người. Chúng ta phải đổi mới nhận thức, thống nhất cao độ làm cơ sở tạo nên sự đồng thuận của xã hội” – ông Luận nhắc nhở.
Hạnh Ngân (ghi)
" alt=""/>Cái phanh vô hình của Bộ trưởng Giáo dục
Sau 15 ngày “thần tốc" phối hợp triển khai, FPT Telecom đã chính thức bàn giao phòng Lab được trang bị những trang công nghệ hiện đại bậc nhất. Phòng Lab này có thể mô phỏng lại toàn bộ hệ thống vận hành internet và các dịch vụ gia tăng hiện nay của nhà Viễn thông, giúp cho việc nghiên cứu của thầy và trò có được môi trường triển khai nghiên cứu hoàn toàn thực tế.Tại lễ khai trương, PGS.TS. Vũ Văn San cho rằng phòng Lab chính là một món quà đặc biệt đối với Học viện đúng dịp 20/11 - Ngày Hiến chương Nhà Giáo Việt Nam. Với phòng thực hành này, công tác giảng dạy và đào tạo cho các bạn sinh viên khoa Viễn thông sẽ trở nên hữu ích, lý thú hơn bao giờ hết vì được trực tiếp quan sát và bắt tay vào thử nghiệm.
Bên cạnh đó, ông Vũ Văn San cũng chia sẻ rằng chất lượng đào tạo nói chung và việc áp dụng thực tiễn nói riêng là vấn đề luôn được chú trọng, chính vì vậy Học viện sẽ khai thác triệt để những lợi ích phòng thực hành mang lại nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Về phía FPT Telecom, Tổng Giám đốc Hoàng Việt Anh chia sẻ việc hợp tác với Học viện là một trong những mục tiêu quan trọng của Công ty. Anh cũng hy vọng rằng trong tương lai, FPT Telecom sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hợp tác và mối quan hệ với Học viện, giúp các bạn sinh viên có thêm nhiều điều kiện để học tập, nâng cao kỹ năng.
TS.Trần Đức Lai - Chủ tịch Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam chia sẻ việc FPT Telecom tài trợ và triển khai phòng Lab sẽ giúp nhiều sinh viên tại Học viện có thêm nơi để trau dồi kiến thức thực tế. TS. Trần Đức Lai cũng bày tỏ mong muốn các chuyên gia của FPT Telecom sẽ cùng góp sức tham gia tư vấn, hỗ trợ cho các bạn sinh viên trong quá trình thực hành.
“Chúng ta đang bước đến cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, nên tôi rất mong về phía Học Viện và FPT Telecom sẽ cùng tạo thêm nhiều sân chơi cho những nhà khoa học trẻ”, TS. Trần Đức Lai nhấn mạnh.
Cũng trong khuôn khổ lễ Khai trương, ngay trong sáng ngày 19/11, Đoàn đại biểu đã được tiến hành tham quan phòng Lab. Anh Phan Văn Khoa - Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý và Phát triển Hạ tầng miền Bắc thuộc FPT Telecom đã trực tiếp thuyết trình và giới thiệu về các trang thiết bị hiện đại tại phòng Lab.
Ngay trong ngày 19/11 các bạn sinh viên PTIT được tham gia trải nghiệm hệ thống Lab. Bạn Nguyễn Đức Hiếu - Sinh viên khoa Điện tử Viễn thông hân hoan chia sẻ, “Mình cảm thấy rất vui khi được tiếp cận với những thiết bị công nghệ thông minh tại phòng thực hành. Đồng thời, Hiếu cũng mong muốn được thực hành ngay trong các tiết học tới”.
Sau khi trải nghiệm tại phòng thực hành, bạn Trần Thị Thanh Thủy - Sinh viên khoa Kỹ Thuật Điện Tử Viễn Thông chia sẻ rằng các thiết bị tại phòng rất giống với mô hình thực tế. Bạn Thanh Thuỷ đặc biệt ấn tượng với các thiết bị mạng truy nhập, mạng lõi,… Đây chính là công cụ giúp bổ trợ cho công việc thực tế trong tương lai của các bạn sinh viên.
Trong thời gian tới FPT Telecom cam kết, sẽ cùng đồng hành với học viện trong các hoạt động dạy và học thực hành, bao gồm: tham gia xây dựng hệ thống giáo trình, bài giảng phù hợp với kiến thức chuyên môn; cắt cử các chuyên gia công nghệ của doanh nghiệp, trực tiếp giảng dạy và hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập thực hành.
Doãn Phong
" alt=""/>FPT Telecom trình làng phòng lab 'tiền tỷ' cho sinh viên