Vậy nhưng cuộc hôn nhân của tôi lại không được như ý muốn. Với tôi bây giờ, chỉ có đến nơi làm việc, tôi mới được thoải mái, thể hiện khả năng và ý tưởng. Còn khi về nhà, tôi phải đối mặt với vô số áp lực đến từ người chồng đầu ấp, tay gối của mình.
![]() |
Ảnh: VietNamNet |
Chồng hơn tôi 5 tuổi, anh làm việc trong ngành điện. Anh khá cao to, tính tình vui vẻ, hài hước. Trong sinh hoạt hàng ngày, chồng tôi là người xuề xòa, dễ tính. Anh không coi trọng chuyện ăn mặc cũng không xét nét chuyện nhà cửa.
Anh thường bảo tôi rằng nhà cửa không cần sạch quá. Nếu tôi khỏe thì dọn dẹp, mệt thì thôi. Chuyện ăn uống, chồng tôi cũng rất dễ. Tôi nấu gì anh ăn nấy, chưa bao giờ đòi hỏi hay yêu cầu gì đặc biệt. Sống với nhau đã 5 năm, tôi với chồng không gặp vướng mắc hay mâu thuẫn trong cách sống cả.
Tuy nhiên, chồng tôi lại là người có nhu cầu cao trong chuyện ấy. Sau khi sinh 2 con, tôi bị hậu sản nên gầy mòn, sức khỏe suy giảm, bận con mọn khiến tôi chẳng muốn gần chồng.
Chồng thấy tôi như vậy thì thường xuyên chê bai, miệt thị tôi bằng những lời lẽ nặng nề, khó nghe.
Hai vợ chồng nằm cạnh nhau, anh còn mở điện thoại xem ảnh của mấy cô gái bốc lửa để xem rồi chê tôi gầy gò, kém hấp dẫn.
Tôi tủi phận vì chồng không còn yêu thương, trân trọng vợ như ngày xưa. Đêm đến, tôi nghĩ ngợi rồi khóc mãi không thôi.
Vợ chồng tôi ban ngày thì hòa thuận, vui vẻ với nhau nhưng đêm xuống, nằm cạnh chồng, tôi thấy ngột ngạt, khó chịu lắm.
Chị em nào ở trong hoàn cảnh của tôi, xin cho một lời khuyên.
Nhận được tin nhắn của cô bạn cùng xã, tôi gửi con gái 5 tháng tuổi cho người hàng xóm rồi lái xe đến nhà nghỉ để tìm chồng. Cô lễ tân không cho vào, tôi phải đứng chờ trước cửa.
" alt=""/>Ám ảnh của người vợ khi chồng xem ảnh các cô gái quyến rũ![]() |
Vợ chồng tôi đã dành hẳn tầng hai để gia đình em gái chuyển về ở. Sợ em rể ngại “ở nhờ”, vợ chồng tôi đã tỏ ra thoải mái hết sức có thể.
Lúc đầu em gái tôi nói chỉ ở tạm dăm ba tháng, tìm được chỗ ở ưng ý sẽ chuyển đi. Nhưng ngay sau đó, cô ấy lại mang thai, vậy nên mẹ và tôi bàn cô ấy nên tiếp tục ở lại đây.
Vợ tôi thời gian đầu cũng rất vui vẻ, thường xuyên mua đồ ăn ngon về cho cả nhà. Nhưng rồi càng ngày tôi thấy cô ấy càng dè dặt chi tiêu, còn bóng gió rằng em chồng “ở nhà chơi cả ngày mà không chịu đi chợ”.
Cho đến bữa cơm hôm cuối tuần vừa rồi, vợ tôi đi làm về muộn, nhìn bữa cơm chỉ có đĩa trứng rán và rau muống luộc thì mẹ tôi trách móc: “Nếu con không đi chợ hàng ngày được thì mua nhiều đồ ăn để trong tủ ăn dần. Những hôm con về muộn không kịp đi chợ thì để cả nhà nhịn đói hay sao?”.
Vợ tôi nghe mẹ chồng nói xong liền vứt đũa xuống mâm bỏ về phòng. Tất nhiên, ai cũng đều cảm thấy không vui vẻ trước thái độ này của vợ.
Tôi đi theo lên phòng, thấy vợ tôi đang nằm khóc. Cô ấy hỏi:
- Khi nào thì vợ chồng cô chú chuyển đi?
- Em nói gì vậy. Chúng nó hiện tại nhà cửa không có, lại đang bầu bì, một mình chồng nó kiếm tiền rất khó khăn, em bảo chúng đi đâu được chứ?
- Nhưng em sắp không chịu nổi nữa rồi.
Vợ tôi bắt đầu than phiền về việc em gái về nhà ăn không ngồi rồi như công chúa. Nhà cũng vợ lau dọn, quần áo cũng vợ giặt phơi, đi chợ hàng ngày cũng là cô ấy. Bình thường mỗi tháng nhà tôi chi tiêu cho 5 người gồm mẹ tôi, hai vợ chồng và hai đứa con chỉ dè dặt tầm 7 đến 8 triệu. Từ ngày vợ chồng em gái về, số tiền ấy tăng lên gấp rưỡi.
Sau rồi vợ tôi nói: “Em tưởng vợ chồng cô ấy chỉ ở tạm vài ba tháng thì em lo được, chứ định ở lâu dài, ở đến khi sinh xong thì vợ chồng cô chú phải góp tiền sinh hoạt ăn uống điện nước cho em chứ. Nhà mình làm nhà xong, nợ còn chưa trả hết, em gồng gánh sao nổi?”.
Tôi bảo vợ: “Cô chú giờ nhà không có, ở nhờ cũng thấy khổ lắm rồi. Mình là anh chị tính toán với em từng bữa ăn thì hẹp hòi quá. Vả lại, khi cô chú có, cho mình mượn mấy chục triệu tiền làm nhà, lúc khó khăn nó cũng có đòi đâu. Giờ mình tính toán chi ly từng đồng tiền gạo, tiền mắm, tiền điện, tiền nước, còn coi là anh em ruột thịt được à? Cô chú chỉ ở với mình ít tháng, có ở cả đời đâu, em chịu khó một chút”.
Nhưng vợ tôi không chịu, nói muốn ở lâu dài thì phải chia sẻ kinh tế. Nếu không cứ cái đà này, vợ chồng cô chú không dọn đi thì cô ấy dọn đi: “Anh nói đi, nếu không nói thì để em nói”.
Vợ tôi nói vậy không phải là làm khó tôi sao. Cô ấy chỉ nghĩ đến tiền, không hề nghĩ đến tình cảm, không đặt mình vào vị trí người làm anh như tôi. Anh em trong nhà, khi mình khó khăn em út giúp đỡ mình được, sao lúc em út khó khăn mình lại phải chi li nhường ấy?
Tôi ít khi tâm sự chuyện gia đình với người khác vì không muốn "vạch áo cho người xem lưng". Thế nhưng hành động lần này của em dâu khiến tôi rất giận.
" alt=""/>Em chồng đến ở nhà vì bị phá sản, vợ đòi thu tiền ăn8 giờ sáng mỗi ngày, ông Đặng Chiếu Nhiên, phó chủ nhiệm của quán cùng các tình nguyện viên đến cho cơm vào hộp, xếp ngay ngắn đặt sẵn ở bàn. 10 giờ, họ bắt đầu phát cơm.
" alt=""/>Viết cho một người đàn bà cũ