Trang tin 9to5maccho biết, số liệu mới công bố đến từ hãng thống kê Gartnertiếp tục cho thấy doanh số bán iPhone của Apple lại suy giảm, liên tục trong nhiều quý vừa qua. Cụ thể, doanh số bán smartphone trên toàn cầu trong quý 2/2016 đã tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái, song con số trên đối với Apple lại giảm 7,6%.
Khi nói đến thị phần hệ điều hành, Android và iOS tiếp tục là 2 kẻ thống trị. Dù có sự gia tăng về doanh thu, nhưng số liệu đã cho thấy sự tăng trưởng tổng thể của thị trường smartphone đang chậm lại. Tất cả các quốc gia phát triển (trừ Nhật Bản) đều có mức tăng trưởng khá chậm, tuy nhiên trái ngược lại các thị trường mới nổi lại nhìn thấy mức tăng trưởng khá mạnh, lên đến 9,9%.
Trở lại quý 2/2015, Apple chiếm 14,6% thị phần smartphone trên toàn cầu, tuy nhiên con số trên đã giảm xuống còn 12,9% trong quý 2/2016. Thị phần của Samsung trong quý 2 năm nay lại tăng nhẹ so với quý 2 năm ngoái, từ 21,8% lên 22,3%. Đây có lẽ là điều mà ai cũng dự đoán được.
Đối với Apple, thống kê của Gartnercho thấy Táo khuyết đang trải qua sự suy giảm tồi tệ nhất trong nhiều năm qua tại Trung Quốc và Châu Á/Thái Bình Dương với doanh số giảm 26% so với năm ngoái. Tuy nhiên, tại các khu vực mới nổi khác như Châu Phi hoặc Đông Âu đã cho thấy sự tăng trưởng hơn 95% so với cùng kỳ năm ngoái.
Oppo (Trung Quốc) tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý vừa rồi, với thị phần từ 2,4% lên 5,4%. Thiết bị giúp nhà sản xuất Trung Quốc thành công là chiếc Oppo R9 (F1 Plus).
Một phần thú vị khác trong thống kê của Gartnerliên quan đến hệ điều hành. Theo đó, Android và iOS chiếm tổng cộng 99,1% thị phần hệ điều hành smartphone trên toàn thế giới, trong đó Android chiếm 86,2% (tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái), còn iOS chiếm 12,9%. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định sự tăng trưởng của Android đến từ phân khúc giá rẻ, nhưng phân khúc cao cấp cũng đã ghi nhận mức tăng trưởng 6,5% trong quý 2 năm nay.
Nếu để ý, bạn sẽ thấy cuộc chiến hệ điều hành giữa Android và iOS đang ngày càng giống trận chiến giữa Windows và Mac. Android của Google đang thống trị thế giới di động, trong khi Windows của Microsoft đang chiếm lĩnh thị trường máy tính. Apple vẫn "đều đều" với các thiết bị có giá bán trung bình cao hơn.
" alt=""/>Trận chiến giữa iOS và Android đi theo lối mòn Windows![]() |
Người dân mua TV tích hợp đầu thu DVB-T2. Ảnh: Trường Trung/TTO |
Ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất
Kể từ 0h sáng ngày 16/8, Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Bình Dương và Cần Thơ đã chính thức ngừng phát sóng toàn bộ các kênh chương trình analog để chuyển sang phát sóng số, theo đúng lộ trình của giai đoạn 1 Đề án số hóa truyền hình (trừ kênh truyền hình tương tự mặt đất của Đài phát thanh và Truyền hình Bình Dương).
Từ thời điểm này, khi người dùng bật các kênh analog trên VTV, VTC, HTV... đều sẽ nhận được thông báo của nhà đài về việc chuyển đổi này.
Việc ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất này chỉ ảnh hưởng đến những gia đình dùng ăng-ten thu sóng truyền hình bằng công nghệ tương tự (analog).
Những hộ gia đình đang sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền (truyền hình cáp, truyền hình số vệ tinh, truyền hình Internet...) sẽ không bị ảnh hưởng.
Phát sóng truyền hình số mặt đất
Người xem truyền hình ở 5 tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Bình Dương và Cần Thơ (và một số địa bàn thuộc 19 tỉnh lân cận chịu ảnh hưởng của việc tắt sóng) để theo dõi các chương trình truyền hình cần có TV tích hợp đầu thu DVB-T2 hoặc đầu thu DVB-T2 (set-top box) để thu sóng truyền hình số mặt đất.
Chuyển đổi thiết bị thu truyền hình số mặt đất
Truyền hình kỹ thuật số mặt đất có ưu điểm là hình ảnh sắc nét, có chiều sâu, loại bỏ hoàn toàn hiện tượng nhiễu và bóng ma (ghost free) vốn là nhược điểm của truyền hình analog thông thường; loại bỏ ảnh hưởng của các tia sóng phản xạ, không bị ảnh hưởng nhiễu phát ra do máy vi tính, mô tơ điện, sấm sét…
Để thu tín hiệu truyền hình số mặt đất, người dùng cần có ăng-ten thu sóng và đầu thu kỹ thuật số (Set-top-box) để giải mã, chuyển đổi tín hiệu.
Người dùng cần có TV tích hợp đầu thu DVB-T2. Nếu TV chưa tích hợp đầu thu DVB-T2 thì cần có đầu thu DVB-T2 (set-top box) rời để kết nối và tiếp sóng.
Ăng-ten thu là thiết bị thu sóng Truyền hình mặt đất trong không gian để truyền vào Đầu thu thông qua cáp dẫn tín hiệu cao tần. Ăng-ten thu có tính định hướng, có hướng thu sóng tốt hơn các hướng còn lại, hướng này gọi là hướng thu chính, do đó khi sử dụng ăng-ten cần xoay hướng thu chính của ăng-ten về phía trạm phát sóng. Ăng-ten cần có độ cao lớn hơn hoặc bằng 5m.
Kết nối ăng-ten vào đầu thu, kết nối đầu thu với TV và tiến hành các bước dò kênh, chỉnh hướng ăng-ten,... và lưu các kênh.
Chọn thiết bị thu truyền hình số mặt đất
Để xem được truyền hình số cần có đầu thu số (còn gọi là bộ thu và giải mã truyền hình số, set-top box) và máy thu hình nối với nhau.
![]() |
Bộ đầu thu Kỹ thuật số DVB-T2. |
Với những TV đã tích hợp sẵn khả năng thu tín hiệu số DVB-T2 sẽ giúp người dân không phải mua thêm đầu thu kỹ thuật số. Việc kết nối và thu tín hiệu truyền hình số mặt đất cũng dễ dàng và đỡ tốn kém hơn nhiều.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã có nhiều quy định áp dụng cho nhà sản xuất và các đại lý điện máy để hỗ trợ người dân. Trong đó, đáng chú ý nhất là việc từ ngày 1/4/2014, toàn bộ TV 32-inch sản xuất mới và nhập khẩu vào VN đều phải tích hợp DVB-T2, còn sau đó một tháng, kể từ ngày 1/5/2014, tất cả các TV, đầu thu (set-top box) DVB-T2 đều sẽ phải dán nhãn hợp quy, gắn kèm logo biểu trưng của số hóa truyền hình mới được phép lưu hành trên thị trường, không có trường hợp ngoại lệ.
Với những người đang sử dụng TV analog không tích hợp/hỗ trợ DVB-T2 thì bắt buộc cần phải có thêm đầu thu truyền hình số DVB-T2 (set-top box) rời.
Theo Thông tư liên tịch của Bộ TT&TT và Bộ Tài chính hướng dẫn hỗ trợ thí điểm đầu thu truyền hình số mặt đất (DVB-T2) chính thức có hiệu lực kể từ ngày 3/9/2015, các hộ gia đình có tên trong danh sách hộ nghèo, cận nghèo sẽ được hỗ trợ đầu thu để xem truyền hình số mặt đất
Vùng phủ sóng truyền hình mặt đất
Do đặc điểm của truyền hình số phát bằng sóng vô tuyến cao tần, đòi hỏi giữa ăng-ten phát và ăng-ten thu phải nhìn thấy nhau nên phải đặt ăng-ten hướng về đài phát và trên hướng đó phải không bị vật cản.
Vì thế người ở nhà cao tầng sẽ được lợi hơn khi bắt truyền hình số. Nhược điểm của truyền hình số mặt đất là phụ thuộc nhiều vào địa hình do tháp ăng-ten thấp, vùng phát sóng bị nhà cao tầng che khuất. Vì thế, người dân cần nắm rõ các vùng phủ sóng truyền hình mặt đất để điều chỉnh hướng ăng-ten cũng như xác định khu vực mình sống đã được phủ sóng hay chưa.
Bản đồ phủ sóng truyền hình số mặt đât DVB-T2 của VTV![]() |
Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ |
![]() |
Khu vực Trung Bộ |
![]() |
Khu vực Nam Bộ |
Bản đồ phủ sóng truyền hình số mặt đất DVB-T2 của SDTV
![]() |
Bản đồ phủ sóng SDTV tại miền Nam |
Bản đồ phủ sóng truyền hình số mặt đât DVB-T2 của Truyền hình Sông Hồng RTB
![]() |
Khu vực đồng bằng Bắc Bộ |
![]() |
Hà Nội |
![]() |
Hà Nam và Hải Phòng |
Bản đồ phủ sóng truyền hình số mặt đất DVB-T2 của VTC
![]() |
Đông Bắc Bộ |
![]() |
Tây Bắc Bộ |
Miền Trung |
![]() |
Miền Đông Nam Bộ |
Hỗ trợ thông tin về Số hoá truyền hình
Người dân có thể gọi điện đến Tổng đài 05111022 - Tổng đài dành riêng để hỗ trợ cho số hóa truyền hình - để tìm kiếm các thông tin cần thiết cũng như để được hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi như tư vấn lựa chọn đầu thu, giá tiền, nơi mua, lộ trình tắt sóng các địa phương khác...
Hoặc truy cập vào website www.sohoatruyenhinh.vnhoặc www.mic.gov.vn/shthđể xem các thông tin cần thiết về việc chuyển đổi phát sóng này.
H.P(tổng hợp)
" alt=""/>Thu sóng truyền hình số mặt đất cần thiết bị gì?Sáng nay, 24/8, Bộ TT&TT, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý TT&TT đã tổ chức khóa tập huấn "Hội nhập Kinh tế quốc tế: Cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực Thông tin & Truyền thông và các Hiệp định đã ký kết".
Thứ trưởng Phan Tâm phát biểu khai giảng khóa tập huấn. Ảnh: Giang Phạm |
Phát biểu khai giảng khóa học, Thứ trưởng Phan Tâm đánh giá đây là khóa Tập huấn được tổ chức rất kịp thời, đáp ứng được nhu cầu nắm bắt thông tin của ngành TT&TT ngay khi Việt Nam vừa ký kết 2 Hiệp định thương mại tự do vô cùng quan trọng là Hiệp định TPP và Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam - EU. Đây là 2 Hiệp định "có nhiều cam kết tác động lớn đến sự phát triển của ngành TT&TT trong thời gian tới", ông nhấn mạnh.
Tính đến thời điểm này, ngành TT&TT cũng đã có nhiều cam kết hội nhập trong nhiều hiệp định tự do hóa song phương và đa phương khác, như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu, Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Nhật Bản và Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ.
Các hiệp định mà Việt Nam đã tham gia đàm phán, ký kết đều có "ý nghĩa chiến lược đối với phát triển kinh tế đất nước", mở ra các trang mới trong quan hệ hợp tác quốc tế sâu rộng. Phạm vi của các cam kết trải rộng trên nhiều lĩnh vực kinh tế, nhưng cam kết về TT&TT luôn nằm trong số những cam kết khó khăn, chỉ đạt được trong các phiên thỏa thuận cuối cùng, Thứ trưởng chia sẻ.
Lấy thí dụ như Hiệp định TPP được ký kết ngày 4/2/2016 vừa qua, điều chỉnh rất nhiều vấn đề từ thương mại truyền thống cho đến các vấn đề ít truyền thống hơn như thương mại điện tử, doanh nghiệp nhà nước. Mức độ cam kết của TPP cũng sau nhất từ trước tới na. Chương về viễn thông, thương mại điện tử đặt ra rất nhiều nghĩa vụ mới, đầy thách thức cho nhiệm vụ quản lý và sự phát triển của ngành TT&TT, ông Tâm phân tích.
Tuy vậy, theo nhiều đánh giá thì Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong số 12 nước tham gia TPP, với GDP được dự đoán có thể tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025.
Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay, thông qua việc thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách đã được sửa đổi, điều chỉnh theo hướng hội nhập, đồng bộ, minh bạch, hiệu quả hơn. Nhiều luật quan trọng như Luật Doanh nghiệp, Đầu tư, hay các luật chuyên ngành như Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện được xây dựng và hoàn thiện theo định hướng thị trường, phù hợp với thông lệ và cam kết quốc tế. Các doanh nghiệp trong ngành cũng đã có những bước phát triển đáng kể về năng lực cạnh tranh, không chỉ đứng vững ở thị trường trong nước mà đã vươn ra thị trường khu vực, quốc tế.
"Về tổng thể, có thể nói trong suốt quá trình đổi mới và hội nhập từ năm 1986 đến nay, ngành TT&TT đã luôn nỗ lực đồng hành với hội nhập và mở cửa, tận dụng được cơ hội để phát triển mạnh mẽ", Thứ trưởng Phan Tâm khẳng định.
Song để phát huy được hết các lợi thế, hạn chế được các thách thức trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, Thứ trưởng Phan Tâm lưu ý cán bộ ngành TT&TT cần nắm bắt nhanh, chính xác thông tin về các cam kết, cũng như tác động của chúng đến sự phát triển của ngành để có đối sách phù hợp. Ông mong muốn sau khóa học, các học viên sẽ nắm được bức tranh tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế, nội dung cốt lõi của các cam kết tác động trực tiếp và gián tiếp đến quản lý nhà nước và hoạt động của các Doanh nghiệp trong lĩnh vực TT&TT.
Tại buổi tập huấn, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển đã chia sẻ với các học viên về lý do xuất hiện các hiệp định mậu dịch tự do mới, cộng đồng kinh tế ASEAN, cũng như phân tích sâu những cơ hội, thách thức mà các Hiệp định Thương mại tự do đem đến cho Việt Nam, từ đó đề cập đến giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức. Trong đó, ông đặc biệt xoáy vào Hiệp định TPP, một Hiệp định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới.
"Các cơ quan Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp phải nắm vững những cam kết của Việt Nam và 11 đối tác để thực thi cho đúng. Nếu không sẽ bị kiện vì thực hiện không đúng cam kết và cũng không biết để kiện lại khi đối tác vi phạm", ông Tuyển nhấn mạnh.
Đại diện Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ TT&TT) cũng chia sẻ chuyên đề về cam kết của Việt Nam trong các FTA đối với lĩnh vực TT&TT, và cam kết riêng của một số nước, trong đó nêu rõ một số cam kết chính của Việt Nam trong các hiệp định có liên quan đến lĩnh vực bưu chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ CNTT, báo chí, xuất bản và phát thanh truyền hình, trò chơi điện tử...
T.C
" alt=""/>'Cần nắm rõ các cam kết quốc tế để thực thi cho đúng'