
 |
Người mẹ bị đổ trứng ngã ra sân. Ảnh chụp từ video |
Theo đó, người con trai lấy trứng gà trộn với nước, đứng từ trên tầng hai, đổ lên đầu mẹ mình đang rửa bát dưới sân, khiến bà ngã nhoài.
Trước hành vi phản cảm, nhiều người lên tiếng kêu gọi tẩy chay, report kênh Youtube trên.
Sau đó, anh chàng tự nhận là vlogger phải lên tiếng xin lỗi và xóa đoạn video ở kênh cá nhân.
Nữ sinh tuyên bố đốt trường câu like
Cũng trong tháng 5/2019, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip ghi lại cảnh một nữ sinh đang đốt rác trong sân trường nhưng lại bắt chước giọng điệu của bà Tân Vlog, chủ một kênh đang nổi thời gian gần đây, thông báo rằng 'hôm nay bà đốt trường’ khiến cư dân mạng chỉ trích.
Đoạn clip sau đó được đăng tải và lan truyền với tốc độ chóng mặt đã nhận được hơn 7.000 lượt chia sẻ, gần 5.000 lượt bình luận và khoảng 40.000 lượt thích trong vòng chưa đầy một ngày.
 |
Nữ sinh bắt chước giọng của bà Tân Vlog, tuyên bố đốt trường. Ảnh chụp từ video |
Được biết, video quay lại ở trường THPT Sơn Động số 1, Bắc Giang. Trần Duyên - chủ nhân đoạn clip, chia sẻ với báo chí cô đã quay lại bạn cùng lớp với mình là Trần Thị Khánh Quyên trong một buổi lao động ở trường. Trước đó, khi đoạn video clip này được đăng tải trên Tiktok 10 phút thì cả hai đã xoá vì sợ không kiểm soát được sự việc.
‘Bọn em không hề có ý gì cả. Bọn em thật sự không hề có ý gì ở trong video vì nó mang tính giải trí’, Duyên giải thích.
Đoạn video được phát tán quá nhanh khiến nhân vật chính trong clip bị ảnh hưởng bởi vô số lời chỉ trích, phê phán.
Xây nhà bằng ống hút nhựa
Ngày 6/6, vlogger NTN (tên thật Nguyễn Thành Nam) thực hiện thử thách làm nhà bằng 5.000 ống hút nhựa còn mới và chia sẻ đoạn video trên kênh cá nhân có hơn 7,3 triệu người đăng ký.
Video của Nam cũng hứng chịu làn sóng chỉ trích dữ dội bởi trong khi cộng đồng tích cực kêu gọi hạn chế sử dụng rác thải nhựa, bảo vệ môi trường thì video này sử dụng một số ống hút lớn nhằm câu view.
 |
Ngôi nhà từ ống hút nhựa của Nguyễn Thành Nam |
Trước những chỉ trích từ dân mạng, nam vlogger đã đăng video phản pháo.
Nguyễn Thành Nam nói: ‘Người ta nói tôi mua 5.000 ống hút về trong khi đang trong chương trình giảm chất thải nhựa. Bây giờ tôi mua về dùng chứ đâu thải ra. Nếu như suy nghĩ của các bạn, tốt nhất chúng ta không nên dùng đồ nhựa, chỉ dùng đồ sắt, đồ inox’.
Nỗ lực lấy lại hình ảnh của chàng trai không thành bởi dân mạng càng ‘điên tiết’ khi thấy anh không nhận thức được sai lầm mà còn ngụy biện cho hành vi của mình.
Hậu quả nhãn tiền
Câu like một cách bất chấp, một số Youtuber đã bị xử lý. Khá Bảnh (Ngô Bá Khá, SN 1993 tại Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) là một trường hợp điển hình.
Khá Bảnh nổi lên như một nhân vật được nhiều người quan tâm trên YouTube, Facebook. Cách nổi tiếng của nhân vật này là thường xuyên tung ra những video với chủ đề ‘đạo nghĩa giang hồ’, ‘tình anh em’…
Khá Bảnh từng đăng tải một video lên Youtube với tựa đề: ‘Anh Bảnh đi xe bị ngã nên bực mình đốt xe luôn’.
Trong clip, Khá Bảnh đi một chiếc xe tay ga nhưng kêu tốn xăng, sau đó rủ bạn của mình dùng gậy sắt đập nát chiếc xe. Không những vậy, nhân vật này còn đổ xăng, đốt xe. Vụ việc này khiến Khá Bảnh bị công an triệu tập lên làm việc.
 |
Khá Bảnh khoe hình dàn hàng ngang trên cao tốc |
Vào 3/2019, Khá Bảnh cũng khiến người xem ‘mắt tròn mắt dẹt’ khi đăng ảnh dàn hàng ngang trên cao tốc để chụp hình. Anh ta đã phải đóng số tiền phạt 5,5 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thời hạn 2 tháng với hành vi này.
Trước đó, tháng 12/2016, Nguyễn Thành Nam, chủ nhân của một kênh video hài hước cũng đã phải đến trụ sở công an TP Hà Nội để giải trình về hành vi gây rối trật tự công cộng.
Trước đó, Nguyễn Thành Nam thành lập nhóm Monster NTN do anh ta làm nhóm trưởng, hoạt động với hình thức dựng các clip ‘trò đùa đường phố’ để đăng tải lên Youtube hưởng tiền quảng cáo từ việc người xem clip.
Thành viên của nhóm mặc trang mục màu trắng, trùm mảnh vải trên đầu, cầm bom giả đặt tại các điểm công cộng đã bố trí sẵn diễn viên quần chúng là người dân được thuê tham gia.
Thực hiện xong các cảnh quay, Nguyễn Nam về nhà tại thị trấn Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, sử dụng máy tính cá nhân rồi cắt ghép thành clip hoàn chỉnh.
Ngày 6/11/2016, Nguyễn Thành Nam đăng tải clip lên Youtube rồi chia sẻ link trên Facebook để mọi người xem.
Video của người này có nội dung mang bom giả để hù dọa khiến nhiều người đi đường hốt hoảng bỏ chạy và té ngã.

Tung hô Khá Bảnh, Dương Minh Tuyền: Mối lo thực từ 'giang hồ ảo'
'Những điều mới lạ, những hành vi khác biệt luôn có sức hấp dẫn hơn, đặc biệt với những người ở độ tuổi chưa phân biệt được cái tốt cái xấu’, chuyên gia tư vấn tâm lý lý giải việc giới trẻ hâm mộ Dương Minh Tuyền, Khá Bảnh.
" alt=""/>Đổ trứng lên đầu mẹ, ôm bom giả hù dọa… trò câu view đáng sợ của Youtuber
Trong danh sách 9 nghiên cứu sinh vừa được ĐH Ngân hàng TP.HCM trao bằng Tiến sĩ vừa qua có một gương mặt rất đặc biệt: Ngô Đức Duy – người vẫn được khán giả yêu ảo thuật biết đến với nghệ danh Ali Baba và được Hiệp hội Ảo thuật Quốc tế IMS trao giải thưởng Merlin Award cao quý. |
Ngô Đức Duy, thường được biết tới với nghệ danh ảo thuật Ali Baba. |
Vị Tiến sĩ mồ côi cha, lao động cực khổ kiếm ăn từ 6 tuổi
“Thật khó để tả hết cảm giác hạnh phúc của tôi lúc này. Với tôi, học vị Tiến sĩ không chỉ là bằng cấp mà còn là sự cố gắng, nỗ lực và ước mơ của tôi suốt 40 năm qua, từ khi tôi còn là một đứa trẻ nghèo mồ côi cha và phải lao động cực khổ vì miếng ăn”, TS Ngô Đức Duy xúc động chia sẻ.
Ngô Đức Duy sinh ra trong một gia đình nghèo ở xã Phước Thái, Long Thành, Đồng Nai. “Bố và em gái tôi không chịu nổi cơ cực, thiếu ăn, thuốc chữa bệnh đã lần lượt qua đời lúc tôi 7 tuổi. Anh trai bị bệnh và rụng hết tóc, tưởng cũng đi theo bố và em, nhưng đã may mắn vượt qua. Mẹ tôi quyết chí bắt chúng tôi học thật giỏi với các kỹ năng như guitar, võ thuật, hội họa, may vá, hớt tóc, nấu ăn... để bù lại việc không có cha dạy dỗ, định hướng và nhất là phải thay đổi cuộc đời”, anh Duy chia sẻ.
Những năm tháng vùi đầu vào học hành của hai anh em ở vùng quê nghèo đã được đền đáp xứng đáng. Người anh trai Ngô Tường Hy là học sinh giỏi nhất huyện, sau này trở thành kỹ sư hóa thực phẩm nổi tiếng. Còn Ngô Đức Duy, sau khi học xong phổ thông anh thi vào ĐH Ngân hàng TP.HCM và tốt nghiệp vào năm 1995. Đến năm 2000, anh lấy bằng Thạc sĩ tại ĐH Kinh tế và đến năm 2011 đạt đầu vào Nghiên cứu sinh ĐH Ngân hàng TP.HCM khóa 16. Song song với việc học, anh có được những thành công trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Cũng từ nỗ lực học tập vươn lên mà cuộc sống của anh tốt hơn, có đủ khả năng tài chính để quay lại phục vụ chính miền quê của mình.
Đi xa để trở về
Đề tài Ngô Đức Duy theo đuổi trong suốt quá trình học Nghiên cứu sinh là Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân với phát triển kinh tế nông thôn. Đối với anh, luận án Tiến sĩ này vừa là một đề tài nghiên cứu khoa học, vừa là một công trình chứa đựng rất nhiều tâm huyết, tình cảm của anh đối với quê hương. “Tôi sinh ra ở nông thôn nên sau khi đi xa lại trở về với vùng nông thôn để cùng bà con phát triển kinh tế”, anh nói.
 |
Ảo thuật gia Ali Baba trên sân khấu Ảo thuật siêu phàm 2018. |
Không chỉ là một vị Tiến sĩ nghị lực, giỏi giang, Ngô Đức Duy còn được biết với một diện mạo khác, được rất nhiều người hâm mộ và yêu quý trong vai trò một ảo thuật gia, với nghệ danh Ali Baba.
Ngô Đức Duy chia sẻ, ảo thuật là một sự cân bằng tuyệt diệu cho công việc tài chính ngân hàng của anh. Anh mê và tìm học ảo thuật từ khi mới là một cậu học trò 15 tuổi. Thần tượng David Copperfield, anh nghiên cứu, tìm hiểu và học hỏi rất nhiều từ ảo thuật gia danh tiếng này. Cũng từ David Copperfield anh mê các trò lớn trên sân khấu ảo thuật và chuyên tâm vào biểu diễn các trò Big Magic như khoan người, đổi người trong băng keo, đâm người qua thùng lớn…
 |
Nghệ thuật là cách mà Ali Baba cân bằng cuộc sống đầy căng thẳng. |
Theo Ngô Đức Duy, ảo thuật là một bộ môn thông minh, đòi hỏi yếu tố khoa học ở nhiều lĩnh vực như toán học, vật lý, cơ học, hóa học… và điều đó sẽ rất hữu ích trong công việc ngân hàng, tài chính. “Hai lĩnh vực tôi song song theo đuổi không có sự liên quan với nhau, nhưng điểm riêng của chúng lại có thể hỗ trợ lẫn nhau. Chẳng hạn như một bên kinh doanh căng thẳng có bên kia tạo được yếu tố sảng khoái, bất ngờ bù đắp. Hay sự tỉnh táo, sáng suốt của lĩnh vực ngân hàng sẽ bổ trợ cho việc đóng đạo cụ ảo thuật với đòi hỏi chính xác, chi tiết”, anh nói.
Với ảo thuật, Ngô Đức luôn tìm tòi, nghiên cứu để sáng tạo ra được những điều khác biệt. Nghệ danh Ali Baba cũng phần nào nói lên được khát khao tìm lối đi riêng của anh. “Tôi muốn như Ali Baba chứ không phải 40 tên cướp, có một phong thái riêng, nổi trội hơn. Mặt khác, câu thần chú “Vừng ơi, mở ra!” trong câu chuyện cổ tích này cũng rất phù hợp với ảo thuật: Mở ra thì có, đóng lại thì mất”, anh lý giải.
Là một doanh nhân, nhưng với Ngô Đức Duy, ảo thuật cũng là một công việc nghiêm túc chứ không chỉ đơn thuần để giải trí. Anh đi diễn khá nhiều, tại nhiều sân khấu lớn ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam. “Nhận cát xê biểu diễn nhiều khi còn “đã” hơn là ký được một hợp đồng tín dụng lớn”, anh cho biết.
Ali Baba cũng tiết lộ, anh vừa nhận được mời ngồi ghế giám khảo cho một sân chơi lớn liên quan đến ảo thuật trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam, dự kiến ra mắt vào cuối năm nay.
Tình Lê

Xiếc kết hợp ảo thuật đầy tính giải trí nhân dịp Trung thu
Lần đầu tiên, nghệ thuật xiếc kết hợp với ảo thuật cùng nhiều kỹ xảo ánh sáng, laser trên 3 sân khấu: Sân khấu tròn, sân khấu vuông và sân khấu bằng kính được treo trên không trung.
" alt=""/>Chuyện thú vị về ảo thuật gia nhưng lại nhận bằng tiến sĩ ngân hàng