Hai tuần trước, Trường ĐH Nông nghiệp Tứ Xuyên (Sichuan Agricultural University), trong một buổi lễ vinh danh hoành tráng, đã tuyên bố thưởng 13,5 triệu NDT (2 triệu USD) cho một nhóm nghiên cứu có công trình khoa học được công bố trên tạp chí Cell.Sự kiện này đã làm dấy lên những tranh cãi trên mạng xã hội về hình thức thưởng tiền cho những cá nhân hay nhóm nghiên cứu có thành tựu trong việc công bố, rằng thưởng bao nhiêu là đủ.
Nhà nghiên cứu Lý Bình, giám đốc Viện nghiên cứu lúa gạo, Trường ĐH Nông nghiệp Tứ Xuyên, đồng tác giả của bài công bố, chịu sức ép dẫn tới phải viết giải thích rõ ràng trên blog cá nhân rằng phần lớn số tiền thưởng – 13 triệu NDT sẽ được sử dụng làm tài trợ cho những nghiên cứu trong tương lai. Chỉ phần còn dư - 0,5 triệu NDT sẽ được 27 người trong nhóm nghiên cứu chia nhau, như vậy sẽ chẳng khiến ai đột nhiên biến thành giàu có.
Ông Lý tiếp tục thanh minh cho giải thưởng, rằng những nhà nghiên cứu tại các đại học nhỏ, ít danh tiếng ở Trung Quốc thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận những nguồn tài trợ lớn, ổn định, do đó, ngân khoản được trường đại học cung cấp là vô cùng thiết yếu cho những nhóm nghiên cứu như của ông để tiếp tục những dự án được cho là hứa hẹn.
 |
Trường ĐH Nông nghiệp Tứ Xuyên, nơi vừa tuyên bố khoản thưởng lên đến 13,5 triệu NDT (2 triệu USD) cho một nhóm nghiên cứu có công trình khoa học được công bố trên tạp chí Cell |
Có thể, phát hiện của Lý và nhóm nghiên cứu về một loại gene có khả năng kháng bệnh sẽ giúp cho nhiều quốc gia đảm bảo an ninh lương thực. Trường của họ rõ ràng có quyền để tự hào và phấn khích về điều đó. Tuy nhiên, trao thưởng bằng việc bơm một khoản tiền mặt ngay sau khi bài báo được công bố vào hôm 30/6 liệu có phải là cách vinh danh đúng mực.
Hầu hết các đại học Trung Quốc hiện nay đang tư duy theo lối như vậy. Truyền thống thưởng tiền cho những nghiên cứu khoa học được công bố từ lâu đã ăn sâu bám rễ tại các viện nghiên cứu khoa học Trung Quốc. Ở nhiều nơi, đó còn là chủ trương chính thức và được viết thành quy định. Chẳng hạn, Trường ĐH Nông Lâm Triết Giang tại Lâm An có chính sách thưởng đều 500.000 NDT cho những bài báo được công bố trên Cell, Science hay Nature. Họ sử dụng một công thức để tính thưởng cho những công bố tại các tạp chí khác.
Cụ thể, với những bài trên tạp chí có hệ số ảnh hưởng (impact factors – IF) cao hơn 10, tiền thưởng sẽ được tính bằng IF × 1.5 × 10.000 NDT. Theo câu chuyện trên Nhân dân nhật báo, năm 2016, khoảng 90% số đại học ở Trung Quốc có chính sách thưởng tiền cho những công bố khoa học. Thực tế đó không chỉ tồn tại duy nhất ở mỗi Trung Quốc, mà còn ở nhiều nơi trên thế giới như Qatar hay Arab Saudi, nơi những nhà khoa học cũng được hưởng chính sách tương tự.
Đây có thể là điều tốt cho cá nhân những nhà nghiên cứu và cũng là cách giúp các trường đại học quảng bá về thành tựu của họ. Tuy nhiên liệu điều đó có tốt cho khoa học, đặc biệt trong dài hạn, là một câu hỏi khó. Câu trả lời có lẽ là không.
Trước hết, chính sách thưởng tiền sẽ góp phần tạo nên một thứ văn hóa coi các nghiên cứu như một thứ phương tiện để nhà khoa học nhanh chóng kiếm được nhiều tiền. Hệ quả là, thay vì tiếp tục theo đuổi và tìm cách mở rộng những nghiên cứu tiềm năng trong quá trình thực nghiệm, họ sẽ chỉ tập trung công bố kết quả.
Họ quá chú trọng vào chỉ số IF, thứ được nhắc đi nhắc lại và thổi phồng một cách quá đáng. Chính thước đo đó đã gây ảnh hưởng không mong muốn khi được sử dụng trong các quy trình xét duyệt tài trợ, tuyển dụng, bổ nhiệm và thăng tiến trong khoa học. Các giải thưởng bằng tiền bạc sẽ càng khiến người ta coi trọng IF một cách thái quá hơn, mà không quan tâm tới giá trị khoa học đạt được thực sự qua những nghiên cứu này.
Hơn nữa, điều quan trọng hơn ở đây là việc vội vàng trao giải thưởng cho nghiên cứu ngay sau khi được công bố cũng đồng nghĩa với việc tôn vinh một kết quả khoa học cho dù nó chưa được hoàn toàn chứng minh. Chưa có cơ sở nào để nói rằng những nhà khoa học Tứ Xuyên về loại gene kháng bệnh nấm ở lúa gạo sẽ bị bác bỏ sau khi có sự mổ xẻ tỷ mỉ của giới khoa học trong giai đoạn hậu công bố. Nhưng nếu chẳng may nó bị bác bỏ thì sao? Có nhiều kết quả nghiên cứu không hẳn là sai, song tầm quan trọng của chúng có thể đã bị phóng đại.
Lý giải của ông Lý rằng khoản tiền cho nhóm nghiên cứu chủ yếu mang tính chất tài trợ cho nghiên cứu tương lai chứ không chỉ thuần túy là giải thưởng, tuy nhiên điều này cũng chỉ ra một vấn đề căn bản ở Trung Quốc, cũng như các quốc gia khác - đó là xu thế cấp ngân sách nghiên cứu dựa trên thành tích quá khứ hơn là tiềm năng hay triển vọng trong tương lai.
Hiện tại, những nghiên cứu về loại gene kháng bệnh đang rất hứa hẹn, và những nhà khoa học tại Tứ Xuyên có thể là đối tượng phù hợp để được giao nhiệm vụ khai thác xu hướng này. Tuy nhiên, họ cũng có thể tiếp tục đi theo những hướng tiếp cận khác, không liên quan tới những gene này trong tương lai. Trong bất cứ trường hợp nào, để đánh giá đúng mực liệu nhóm nghiên cứu có xứng đáng với khoản tiền tài trợ lớn hơn hay không, cần thông qua đề cương nghiên cứu, trong đó đặt ra mục tiêu rõ ràng, làm căn cứ để có sự đánh giá so sánh công bằng với những đề án khác trong việc cạnh tranh giành ngân sách tài trợ.
Sự kiện này cũng gợi ra câu hỏi mang tính cấp thiết trong việc sử dụng ngân sách khoa học như thế nào ở Trung Quốc. Ông Lý nói bóng gió trên blog cá nhân rằng, những nhà khoa học tại các trường đại học lớn dễ được nhận nguồn tài trợ ổn định và có lợi thế hơn hẳn so với các đồng nghiệp ở các trung tâm nghiên cứu ít danh tiếng hơn, những người phải trở nên phụ thuộc vào những giải thưởng bằng tiền do trường của họ cấp như là những chiếc phao cứu sinh.
Nhận định này cho thấy một hiện tượng, và ở khía cạnh nào đó cũng là vấn đề lớn, tại nhiều nơi trên thế giới, khi mà nhiều nguồn lực chỉ được ưu tiên tập trung cho những viện nghiên cứu hàng đầu. Trước thực trạng này, cộng đồng khoa học cần phải đấu tranh để có sự điều chỉnh. Tuy vậy, dù trong hoàn cảnh nào, tiêu chí xét duyệt công bằng và nghiêm ngặt là điều quan trọng nhất trong khoa học.
Theo Tạp chí Tia sáng/ Văn Hải dịch (Nguồn: http://www.nature.com/news/don-t-pay-prizes-for-published-science-1.22å275)
" alt=""/>Thưởng tiền cho tác giả có công bố khoa học: Những hệ lụy
Căn hộ giá rẻ được xem là phân khúc phát triển bền vững, nhu cầu cao, đáp ứng nhu cầu thực. Tuy nhiên, nguồn cung phân khúc này đang ngày càng khan hiếm.Chị Trần Thị Cẩm Tú, Tổng giám đốc Công ty CP Dịch vụ BĐS Eximrs, chia sẻ về thực trạng thị trường và câu chuyện chuyển hướng về phân khúc này.

|
Chị Trần Thị Cẩm Tú, Tổng giám đốc Công ty CP Dịch vụ BĐS Eximrs |
Khan hàng vì lợi nhuận thấp
- Chị có thể cho biết nhận định về phân khúc căn hộ giá rẻ tại TP.HCM hiện nay?
Theo thống kê trong quý 2/2017, thị trường có 10.000 căn hộ được chào bán, nhưng chỉ có 40% là căn hộ giành cho khách hàng có thu nhập mức trung bình. Điều đó cho thấy căn hộ vừa túi tiền (từ 1,5 tỷ trở xuống), hiện nay rất ít trên thị trường TP.HCM. Trong khi nhu cầu ở phân khúc này rất lớn. Minh chứng cho điều này là tại TP.HCM, những dự án phù hợp với phân khúc vừa nêu, trên tính thanh khoản rất cao, khi được công bố.
Có thể nói rằng, thị trường căn hộ tại TP.HCM nguồn cung cho các dự án có giá trên dưới 1 tỷ mà vẫn đảm bảo các tiêu chí cho 1 căn hộ loại khá, đảm bảo tiện ích nội ngoại khu là rất ít.
- Theo chị, điều gì dẫn đến thực trạng khan hiếm của căn hộ giá rẻ?
Vì biên lợi nhuận cho nhà giá rẻ thấp. Đặc thù của ngành bất động sản là thời gian để phát triển 1 dự án kéo dài, tăng gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp. Nếu phát triển nhà giá rẻ thì biên lợi nhuận thấp so với việc phát triển căn hộ cao cấp. Vì vậy các doanh nghiệp chú trọng phát triển dự án cao cấp nhiều hơn, dẫn đến lệch pha giữa hai phân khúc ngày càng nhiều.

|
Phối cảnh dự án Saigonhomes |
Ngoài ra, quỹ đất có vị trí tốt, thuận lợi ngày càng khan hiếm, chi phí vật liệu xây dựng tăng. Nếu doanh nghiệp phát triển dự án ở phân khúc giá trung bình thì lợi nhuận không cao. Đó là lý do vì sao các doanh nghiệp không mặn mà với phân khúc này.
- Đang rất thành công với vai trò phân phối dự án đất nền Long Hưng ở Đồng Nai, điều gì hấp dẫn chị mở rộng về thị trường TP.HCM, mà cụ thể là dự án Saigonhomes?
Tại thời điểm hiện nay, Eximrs nhận thấy mức độ tiềm năng của dự án Saigonhomes rất cao. Cũng như phân tích ở trên, cầu thì quá nhiều và cung thì quá ít. Chúng tôi không chỉ là 1 đơn vị bán hàng đơn thuần mà chúng tôi cung cấp cho khách hàng các giải pháp về tài chính và tìm kiếm dự án tiềm năng, mang lại giá trị thực cao nhất cho khách hàng.
Nâng tầm đẳng cấp căn hộ giá rẻ
- Theo chị, điểm khác biệt của Saigonhomes so với các dự án cùng phân khúc là gì?
Mỗi dự án ở phân khúc này đều có đặc điểm riêng và hướng đến khách hàng mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, Saigonhomes là dự án hiếm hoi hội tụ 6 lợi thế khác biệt.
Thứ nhất, dự án được thiết kế thông minh. Mọi không gian được tận dụng tối ưu, tất cả các phòng đều vươn tới ánh sáng tự nhiên và hít thở khí trời.
Thứ 2, tiện ích hoàn hảo trong tầm tay. Tại Saigonhomes cư dân được tận hưởng tiện ích không thua kém những khu căn hộ cao cấp như: Siêu thị Coopmart; Nhà sách Fahasha; Trung tâm thương mại; Café sân thượng; Hồ bơi; Khu BBQ; Nhà trẻ song ngữ Vietish; 2 hầm để xe rộng hơn 8.000 m2…
Ngoài ra, hàng loạt tiện ích miễn phí khác cũng được đầu tư như: Máy tập gym trong công viên; Sân chơi thể thao bóng rổ, leo núi; Sân vọc cát thiếu nhi ngoài trời; Lối đi lát đá tự nhiên cho khuôn viên sạch sẽ, phù hợp tập dưỡng sinh, đi bộ, chạy bộ.
Thứ 3, trang bị thiết bị cao cấp của các hãng nổi tiếng thế giới. Saigonhomes được đánh giá là dự án “xài sang” với danh mục hàng loạt trang thiết bị nhập ngoại như: 6 thang máy KONE từ Thuỵ Điển; Khoá cửa từ thông minh PHGlock nhập khẩu trực tiếp từ Australia kết hợp chung thẻ ra vào thang máy Kone hiện đại; Khoá cửa phòng Hafele; Trang thiết bị vệ sinh TOTO của Nhật Bản; Sàn nhà lát gỗ công nghiệp nhập khẩu Malayfloor; Giấy dán tường nội thất cao cấp Hàn Quốc; Cửa đi căn hộ do nhà sản xuất hàng đầu American Doors cung cấp; Tủ Bếp trên và dưới bằng gỗ kết hợp mặt bếp bằng đá trắng sang trọng có vách kính màu chất lượng cao…
Thứ 4, dịch vụ hoàn hảo. Không chỉ dừng lại ở việc xây nhà để bán, chủ đầu tư Saigonhomes còn chăm chút nâng cao dịch vụ để kiến tạo cộng đồng văn minh, hiện đại. Cộng đồng cư dân được bảo vệ an ninh 24/7, vệ sinh công cộng, chăm sóc cây xanh, bảo trì hạ tầng... do các Công ty chuyên nghiệp thực hiện. Bên cạnh đó là việc tổ chức Trung tâm dịch vụ căn hộ phục vụ các chủ nhân chung cư, thực hiện quản trị cộng đồng thân thiện, văn minh, hiện đại, đáng sống, nâng cao giá trị nhân văn trong cuộc sống hàng ngày...
Thứ 5, vị trí kết nối thuận tiện. Saigonhomes tọa lạc ngay mặt tiền đường Hương Lộ 2, lộ giới dự kiến 40 m. Dự án nằm liền kề ngay Bệnh viện đa khoa Quận và UBND phường; cạnh các Trường học cấp 1, 2 và 3; cách Bệnh viện Nhi Thành phố 1.000 giường hiện đại nhất 2 km; cách trung tâm quận Bình Tân và Tân Phú 3 km.
Thứ 6, mức giá đột phá chưa từng có trong khu vực. Với nhiều lợi thế hiếm có nhưng mức giá căn hộ Saigonhomes chỉ từ 880 triệu đồng. Đây là mức giá quá tốt so với chất lượng, tiện ích, thiết kế, vị trí cũng như dịch vụ và tâm huyết từ chủ đầu tư.
- Xin cảm ơn chị!
Thu Hằng(thực hiện)
" alt=""/>Giải mã cơn khát căn hộ giá rẻ tại TP.HCM
- Bộ trưởng Bộ KHCN Chu Ngọc Anh vừa gửi thư chúc mừng nhóm tác giả người Việt có công trình nghiên cứu về vật lý hạt nhân được đăng tải trên tạp chí quốc tế uy tín Physical Review Letters.Bức thư của người đứng đầu ngành KHCN được gửi vào ngày 23/2 vừa qua.
Trong bức thư, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh viết: "Đây là lần đầu tiên công trình nghiên cứu trong lĩnh vực hạt nhân thực hiện tại Việt Nam do các tác giả là người Việt Nam được công bố trên tạp chí quốc tế uy tín của lĩnh vực Vật lý. Bài báo có ý nghĩa đặc biệt đối với nghiên cứu vật lý hạt nhân ở Việt Nam và là niềm tự hào cho khoa học cơ bản Việt Nam".
"Tôi xin chúc mừng thành tích và đánh giá cao nỗ lực của các bạn".
 |
PGS. TS Nguyễn Quang Hưng, một trong các tác giả của công trình. |
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cũng cho biết, vật lý hạt nhân luôn là một trong những hướng nghiên cứu ưu tiên của nhà nước. Tuy nhiên, cá nhân ông cũng biết rằng, nghiên cứu vật lý hạt nhân ở Việt Nam gặp khó khăn hơn so với các lĩnh vực khác và các nhà khoa học Việt Nam thường phải hợp tác với các đối tác nước ngoài và thường xuyên ra nước ngoài để làm việc trên các máy gia tốc mà Việt Nam chưa có.
"Tôi rất cảm ơn các bạn, trong điều kiện khoa học nước nhà còn nhiều khó khăn, vẫn kiên trì theo đuổi nghiên cứu khoa học trong một lĩnh vực khó như vật lý hạt nhân và bằng sự quyết tâm, vượt khó đạt được những thành tích đáng khích lệ như vậy" - ông Chu Ngọc Anh viết trong thư.
Trước đó, như VietNamNetđã đưa tin, ngày 10/1, tạp chí Physical Review Letters chính thức công bố bài báo tiêu đề “Simultaneous microscopic description of nuclear level densities and radiative strength functions” của nhóm tác giả gồm hoàn toàn người Việt Nam, trong đó 2/3 đang làm nghiên cứu trong nước.
Nhóm tác giả gồm có PGS. TS. Nguyễn Quang Hưng (Trường ĐH Duy Tân), TSKH. Nguyễn Đình Đăng (Viện nghiên cứu Vật lý và Hoá học RIKEN, Nhật Bản), và ThS. Lê Thị Quỳnh Hương (Trường ĐH Khánh Hoà, Nha Trang).
Lê Văn
" alt=""/>Bộ trưởng KH gửi thư cho nhóm tác giả đăng bài trên tạp chí danh tiếng