Do thiếu tính kế thừa, bất cập trong việc hướng dẫn thực hiện văn bản, cách hiểu khác nhau về khái niệm trong các văn bản chuyên ngành, nóng vội kết luận… đã đẩy hơn 700 giáo viên của TP Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông rơi vào hoàn cảnh khó khăn, hoang mang lo lắng khi bị truy thu nhiều tỷ đồng tiền phụ cấp ưu đãi vùng năm 2020. |
Sớm làm rõ việc truy thu tiền phụ cấp ưu đãi theo kết luận thanh tra. |
Ngày 29/9, Thanh tra Sở Tài chính tỉnh Đắk Nông ban hành Kết luận số 167/KL-STC về công tác quản lý tài chính ngân sách tại TP Gia Nghĩa trong năm 2020, trong đó kết luận Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Gia Nghĩa sai phạm chi vượt phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên, tổng số tiền truy thu hơn 5,5 tỉ đồng.
Cụ thể, chi phụ cấp cho giáo viên trực tiếp đứng lớp theo mức ưu đãi vùng miền núi là 35% đối với bậc trung học cơ sở và 50% đối với cấp tiểu học, mầm non.
Trong khi đó, theo cơ quan thanh tra mức chi của thành phố chỉ được áp dụng theo mức chi của vùng đồng bằng, thị xã, thành phố là 30% đối với cấp trung học cơ sở và 35% đối với cấp tiểu học, mầm non.
Thầy giáo K’ Toàng, Chủ tịch Công đoàn Trường tiểu học Tô Hiệu, xã Đắk Nia cho biết, rất bất ngờ khi nhận kết luận thanh tra. Qua tìm hiểu, từ năm 2005 đến nay các quyết định, văn bản của Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, các bộ, ngành Trung ương chưa có văn bản điều chỉnh thay thế, thì việc hạ bậc từ hưởng theo mức ưu đãi miền núi xuống mức ưu đãi của đồng bằng là bất cập, không khuyến khích được giáo viên cống hiến cho phát triển giáo dục ở những địa phương khó khăn.
Đại diện Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, phường Nghĩa Đức cho biết, toàn trường bị truy thu hơn 450 triệu đồng. Trong điều kiện hiện nay là quá khó đối với giáo viên, nhất là khi cơ quan thanh tra yêu cầu nộp trong 30 ngày. Mặt khác, theo Quyết định 172 của Ủy ban Dân tộc, đến nay Gia Nghĩa vẫn là địa phương vùng cao, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao. Việc áp dụng mức ưu đãi như ở đồng bằng là chưa phù hợp thực tế và các văn bản hiện hành.
Liên quan đến chế độ ưu đãi nêu trên, trong các năm từ 2012 đến 2013 Sở Tài chính tỉnh Đắk Nông đã nhiều lần gửi văn bản đến các bộ: Tài chính, Nội vụ và Giáo dục và Đào tạo về việc xác định vùng và mức chi chế độ ưu đãi cụ thể cho giáo viên Gia Nghĩa.
Đến ngày 25/7/2013, trên cơ sở thống nhất của các bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản trả lời là Gia Nghĩa thuộc vùng cao, được áp dụng chính sách ưu đãi đối với đơn vị miền núi. Sau đó, ngành giáo dục Gia Nghĩa được truy lĩnh chế độ ưu đãi gần 17,5 tỷ đồng, và từ năm 2013 đến năm 2020 tiếp tục hưởng ưu đãi theo chế độ miền núi.
Cũng căn cứ vào nội dung các văn bản như trước, ngày 12/11/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo lại có văn bản gửi tỉnh Đắk Nông hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi nhà giáo, trong đó nhấn mạnh: TP Gia Nghĩa thuộc tỉnh Đắk Nông được thành lập theo Nghị quyết số 835/NQ-UBTVQH ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thuộc khu vực vùng dân tộc và miền núi. Tuy nhiên, trái ngược là chính văn bản này lại khẳng định giáo viên giảng dạy ở TP Gia Nghĩa được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo tiêu chí ở vùng đồng bằng, thành phố, thị xã.
Phó Giám đốc Sở Tài chính Đắk Nông Phan Thị Hiếu, người ký kết luận thanh tra cho biết, trong các quyết định của Ủy ban Dân tộc, văn bản của Bộ Nội vụ và nhiều văn bản khác của Đắk Nông đều khẳng định Gia Nghĩa là vùng cao. Tuy nhiên, theo văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 12/11/2020 và văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BGDĐT ngày 5/6/2019 hướng dẫn thực hiện Quyết định 244/2005/QĐ-TTg lại chỉ quy định đối với hai vùng là “miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa” và “ đồng bằng, thành phố, thị xã”, mà không nhắc đến vùng cao nên cơ quan thanh tra áp dụng cho hưởng theo chế độ “đồng bằng, thành phố, thị xã” là phù hợp. Chúng tôi đặt vấn đề về tính kế thừa các văn bản trước đó của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đây là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau tại sao không tạm dừng kết luận để xin ý kiến cấp trên?
Bà Hiếu cho rằng, đây là thanh tra theo kế hoạch của năm 2020, việc bất cập giữa các văn bản là trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn và cấp trên, thanh tra chỉ căn cứ vào văn bản hiện có, việc tạm dừng sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch thanh tra của đơn vị.
Đại diện Ban Dân tộc tỉnh Đắk Nông cho biết, văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BGDĐT ngày 5/6/2019 hướng dẫn thực hiện Quyết định 244/2005/QĐ-TTg nêu rõ: “Việc xác định địa bàn miền núi được thực hiện theo quy định của Ủy ban Dân tộc… Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các bộ, ngành, địa phương gửi văn bản về Liên Bộ để nghiên cứu, giải quyết”. Theo Quyết định số 172/2006/QĐ-UBDT, ngày 7/7/2006 của Ủy ban Dân tộc thì Gia Nghĩa được công nhận là vùng cao. Từ đó đến nay chưa có văn bản thay thế các quyết định này nên các chế độ, chính sách vẫn áp dụng như cũ.
Cũng theo Ban Dân tộc tỉnh Đắk Nông, muốn đạt được tiêu chí vùng cao trước hết phải đạt được tiêu chí miền núi, Gia Nghĩa được công nhận vùng cao có nghĩa là tiêu chí phải cao hơn miền núi, đồng nghĩa với việc áp dụng chính sách ưu đãi từ miền núi trở lên là phù hợp, không thể áp dụng tụt xuống chính sách của đồng bằng.
Thông tư liên tịch số 29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em năm tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non quy định: “Đối tượng được chi hỗ trợ ăn trưa là trẻ em đang học mầm non có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, núi cao, hải đảo…”. Thông tư cũng quy định rõ, các xã núi cao là các xã vùng cao theo một số quy định của Ủy ban Dân tộc, trong đó có Quyết định số 172/2006/QĐ-UBDT ngày 7/7/2006 của Ủy ban Dân tộc về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao.
Đại diện Sở Nội vụ Đắk Nông cho biết, Gia Nghĩa được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh theo Nghị quyết số 835/NQ-UBTVQH14, ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, theo các quy định hiện hành thì phụ cấp khu vực của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn TP Gia Nghĩa không bị điều chỉnh, vẫn áp dụng mức 0,5 theo lương cơ bản như trước đây.
Đại diện Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông cho biết, hiện nay chỉ có một số văn bản của Trung ương có ghi từ vùng cao, còn hầu hết các văn bản còn lại chỉ ghi vùng miền núi. Thực tế hiện nay Đắk Nông được công nhận là tỉnh vùng cao, Gia Nghĩa là đơn vị cấp huyện/thị xã/thành phố vùng cao, việc này đã tạo ra nhiều khó khăn trong cách hiểu khái niệm và triển khai thực hiện chính sách.
Trong khi còn có ý kiến chưa thống nhất, chưa rõ ràng thì Thanh tra Sở Tài chính kết luận mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên như vậy hơi vội. Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông sẽ đề nghị các cơ quan liên quan báo cáo, tổng hợp trình Thường trực Tỉnh ủy Đắk Nông chỉ đạo xử lý, đồng thời gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh ý kiến trong phiên chất vấn kỳ họp Quốc hội sắp tới nhằm giải quyết rõ ràng vấn đề này.
Theo Chấn Hưng/ Báo Nhân dân

Giáo viên bị 'đòi' lại 5,5 tỷ đồng phụ cấp, Giám đốc Sở nói gì?
Sở Tài chính Đắk Nông yêu cầu nhiều trường học ở TP Gia Nghĩa hoàn trả 5,5 tỷ đồng tiền phụ cấp ưu đãi đã chi sai cho giáo viên.
" alt=""/>Làm rõ việc truy thu 5,5 tỉ đồng tiền phụ cấp ưu đãi của giáo viên
1. Bạn đọc là “các hộ tiểu thương đang kinh doanh tại chợ Tó, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội”đồng ký tên trong đơn đề ngày 6/11/2019. Nội dung: Ngày 23/9/2019 một trong 9 dãy nhà tôn trong chợ bị cháy, ảnh hưởng đến 76 /500 hộ kinh doanh. Huyện có phương án tạm dừng hoạt động chợ để cải tạo (không bằng ngân sách nhà nước). Các hộ tiểu thương “muốn biết quyền lợi của mình như thế nào; thời gian sửa chữa bao lâu để trở lại kinh doanh; lo lắng về việc ‘chưa có văn bản gì làm căn cứ bảo đảm chợ sửa chữa xong các ô chỗ, vị trí của các hộ vẫn được giữ nguyên’. Các BĐ cũng nêu “thực tế trên địa bàn một số chợ, sau khi xây mới xong thì...bỏ đấy (như chợ Vân Chì, chợ Cổ Loa, chợ Kim) vì thuế khoán quá cao”! Báo VietNamNet có Công văn số 824/CV-VNN ngày 11/11/2019 gửi UBND TP Hà Nội và huyện Đông Anh đề nghị xem xét.2. Bạn đọc Trần Thị Thoan 71 tuổi, ở 110 G5C, ngõ 32A, phố Hào Nam, tổ 31, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội đến Báo VietNamNet trình bày và gửi đơn đề ngày 2/11/2019 có nội dung: Ngày 3/9/2019 gia đình cô Nguyễn Thu Giang, giáo viên trường Tiểu học Ngọc Hà ở căn hộ 210 (tầng 2 phía trên nhà tôi) đã tiến hành cưa cắt dầm chịu lực trần nhà tôi (dài gần 3 met); trần nhà tôi sập chỉ còn là thời gian. BĐ Trần Thị Thoan nhiều lần ‘kêu” với UBND phường Ô Chợ Dừa nhưng chỉ nhận được câu trả lời quen thuộc ‘phường đang chỉ đạo’, nên đến Tòa soạn “mong quý Báo giúp đỡ vì cuộc sống của tôi đang rất nguy hiểm, tính mạng bị đe dọa...” Báo VietNamNet có Công văn số 813/CV-VNN ngày 5/11/2019 gửi Ủy ban nhân dân quận Đống Đa; Trưởng Công an quận Đống Đa đề nghị xem xét.
 |
Ảnh bạn đọc cung cấp |
4. Bạn đọc Vũ Thị Dung Tổng GĐ CTCP thương mại Xây dựng HT Group (địa chỉ: LK2-7, khu đô thị Tân Tây đô, xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, Hà Nội) gửi văn bản số 226/2019 HT Group/CV ngày 1/11/2019. Nội dung: BĐ tiếp tục “kêu cứu về việc: Từ kỳ sử dụng nước tháng 4/2019, các Ban quản trị các tòa nhà CT1AB, CT2AB, HHA, HHB yêu cầu cư dân không đóng tiền sử dụng nước, không ký hợp đồng mua bán nước, không cho vào tòa nhà chốt số...trong khi đó vẫn yêu cầu không được cắt nước! Việc cư dân không thanh toán tiền sử dụng nước dẫn đến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về tài chính: Không thanh toán cho đơn vị cấp nguồn là CTCP nước sạch Tây Hà Nội; không có nguồn thu để duy trì hoạt động của doanh nghiệp và trả lương công nhân! Đề nghị các cơ quan chức năng của TP Hà Nội và huyện Đan Phượng nơi BĐ Vũ Thị Dung đồng gửi đơn này xem xét.3. Bạn đọc Lê Mạnh Tuấn, thường trú tại 1109 A2D3, Khu đô thị Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội (con bạn đọc cao niên Lê Văn Tề ở thôn Nội Thượng, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) tiếp tục gửi đơn đề ngày 30/10/2019 đề nghị 2 nội dung: 1/ Công nhận quyền sử dụng đất đối với toàn bộ thửa đất số 131, tờ bản đồ số 21, diện tích 307,2 m2 cho gia đình và 2/ giải quyết việc một số công dân họ Lê thôn Nội thượng tự ý đâp phá tài sản, xây dựng trái phép trên đất của gia đình phải bồi hoàn. Vấn đề này đã được các cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên và huyện Tiên Lữ xem xét giải quyết nhưng BĐ cao niên Lê Văn Tề chưa nhất trí từng nhiều lần gửi đơn tới Báo VietNamNet. Đề nghị UBND tỉnh Hưng Yên và huyện Tiên Lữ khẩn trương giải quyết dứt điểm.
5. Bạn đọc Đinh Hữu An, Thanh tra viên, công tác tại Phòng Thanh tra Sở (thuộc Sở VH-TT& DL Quảng Nam gửi đơn đề ngày 1/11/2019. Nội dung: BĐ Hữu An phân tích và bày tỏ không nhất trí với một số điểm tại Văn bản số 1370/SVHTTDL-VP ngày 29/10/2019 của Sở VH-TT&DL Quảng Nam “V/v giải quyết đơn kiến nghị của ông Đinh Hữu An, Thanh tra viên” kết luận rằng “các nội dung nêu trong đơn liên quan đến ông N.T.T là không có cơ sở”.
6. Bạn đọc Hàn Văn A, thường trú tại số 551 Nguyễn Huệ, thị trấn Tuy Phước, tỉnh Bình Định gửi đơn đề ngày 29/10/2019. Nội dung: BĐ Hàn Văn A “kêu oan” về việc Tòa án nhân dân Cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm ngày 28/10/2019 tuyên phạt y án sơ thẩm 5 năm tù về tội “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng cùng với trách nhiệm bồi thường dân sự, án phí lến đến gần 1,5 tỷ đồng". Xin chuyển nội dung đơn kêu oan của BĐ Hàn Văn A đến TAND Tối cao đề nghị xem xét.
7. Đại diện 13 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại khu đất để thực hiện Dự án nhà máy ô tô 1-5 đồng ký tên trong đơn ngày 2/11/2019 (theo dấu Bưu điện ngoài bì). Nội dung: Các BĐ “kiến nghị khẩn cấp” về việc “UBND huyện Đông Anh ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và cưỡng chế biện pháp khắc phục hậu quả đối với các công trình mà chúng tôi đã đầu tư, xây dựng trên đất tại Dự án nhà máy ô tô 1-5 (xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, Hà Nội), theo đó UBND huyện Đông Anh quyết định phá dỡ toàn bộ các công trình xây dựng của chúng tôi đã gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của chúng tôi và ảnh hưởng nghiêm trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động đang làm việc tại đây”. Các BĐ cũng phân tích 5 điểm đề nghị các cơ quan có thẩm quyền TP Hà Nội xem xét.
8. Bạn đọc Phùng Quang Ba ở thôn Vị Thủy, xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội gửi đơn đề ngày 7/11/2019. Nội dung; BĐ Quang Ba “tố cáo khẩn cấp hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ ngày 17/6/2019 của Lê Xuân Toán (sinh ngày 14/5/2003; địa chỉ Cụm 8, thị trấn Gạch, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe (tỷ lệ thương tích đến 67%) và tài sản của tôi”. BĐ Phùng Quang Ba viện dẫn Điểm a và b, Khoản 2, Điều 260 Bộ luật Hình sự quy định về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, đã gửi nhiều đơn thư đến Công an thị xã Sơn Tây đề nghị khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhưng chưa được giải quyết. Đề nghị Công an thị xã Sơn Tây khẩn trương xem xét.
9. Bạn đọc Nguyễn Sinh Tài ở số nhà C25, khu phố 1, phường Bửu Long, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (là đại diện theo ủy quyền của mẹ là bà Nguyễn Thị Lực, trú tại 156 kp6, phường Tân Tiến, TP. Biên Hòa), nhiều lần gửi email đơn, mới nhất đề ngày 12/11/2019. Nội dung: BĐ đề nghị xem xét lại việc thu hồi đất và sử dụng đất không đúng mục đích đối với 2 dự án xây dựng khách sạn Tân Hiệp và xây dựng chợ tạm Tân Hiệp; đồng thời yêu cầu trả lại phần đất đã bị thu hồi tại các dự án trên. Được biết, Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai đã có Công văn số 158/HĐND-VP ngày 14/3/2019 gửi Chủ tịch UBND TP Biên Hòa “chỉ đạo xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; thông báo cho công dân biết và báo cáo bằng văn bản về Thường trực HĐND tỉnh trước ngày 16/4/2019 để thực hiện chức năng giám sát theo quy định”. Xin chuyển nội dung đơn của BĐ Nguyễn Sinh Tài đến UBND TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đề nghị xem xét.
Cơ quan chức năng phúc đáp
1. Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ, Hà Nội có Công văn số 2928/UBND-TP ngày 5/11/2019 phúc đáp Công văn số 805/CV-VNN ngày 30/10/2019 đề nghị xem xét đơn của BĐ Nguyễn Thị Tâm về việc cưỡng chế đối với ông Vũ Huy Cường, tại khu Đồng Mông, xã Tiên Phương. Công văn cho biết: 4.497m2 đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích tại khu Đồng Mông được UBND xã Tiên Phương giao thầu thời hạn từ đầu 2011 đến 30/10/2013; đầu tháng 11/2013 đã thanh lý hợp đồng; UBND xã đã ban hành các Thông báo, nhưng ông Cường không bàn giao đất. Công văn gọi đây “là hành vi chiếm đất”và UBND xã lập Biên bản vi phạm hành chính và Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. “UBND huyện Chương Mỹ khẳng định việc UBND xã Tiên phương thực hiện...là đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật; yêu cầu bồi hoàn thiệt hại là không có cơ sở giải quyết”.
2. Công ty TNHH bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam có công văn số 191106 /PR/VNN ngày 6/11/2019 phúc đáp công văn số 804/CV-VNN ngày 30/10/2019 đề nghị giải quyết đơn khiếu nại của BĐ Hồ Ngọc Hải về việc bồi thường đối với người được bảo hiểm (NĐBH) Hồ Chí Thành (đã chết). Công văn có viết “Đối với các trường hợp tử vong do Tai nạn, hồ sơ từ Công an cấp huyện trở lên là yêu cầu tiên quyết để Prudential xem xét giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng”và kết luận “Do đó, Prudential không đủ cơ sở xem xét giải quyết quyền lợi Tử vong do tai nạn cho NĐBH Hồ Chí Thành, như quy định tại điều khoản hợp đồng”. Tuy nhiên, cụm từ “hồ sơ từ công an cấp huyện trở lên là yêu cầu tiên quyết” tại công văn trên, không hề có trong Các Điều khoản về bảo hiểm, nhất là Điều 10.3.c mà Prudential in đậm gửi Báo; câu này chỉ là: Các giấy tờ liên quan đến tai nạn đang được đề nghị giải quyết quyền lợi bảo hiểm như biên bản tai nạn, biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản điều tra, kết luận của cơ quan công an có thẩm quyền, nếu có, theo quy định của pháp luật”. Chính sự “vênh nhau” này khiến BĐ Hồ Ngọc Hải tiếp tục khiếu nại.
Ban Bạn đọc
" alt=""/>Hồi âm đơn thư Bạn đọc đầu tháng 11. 2019