1. Màn hình Retina Display: Màn hình mới của iPhone 4 được quảng cáo đạt độ phân giải gấp 4 lần so với “tiền nhiệm”, và đạt độ tương phản (contrast ratio) cao hơn so với các điện thoại khác. Về cơ bản thì iPhone 4 được Apple tăng thêm độ phân giải cho cùng một loại màn hình như các iPhone khác, thế nên, không có lý do gì “Quả táo” không thể sử dụng công nghệ Retina Display cho máy tính MacBook và MacBook Pro.
2. 3G: Máy tính bảng iPad có 2 phiên bản: Wi-Fi và 3G. Modem 3G thực sự quan trọng với máy tính nhưng công nghệ này chưa được tích hợp trong các dòng laptop ủa Apple. “Quả táo” nên nghĩ lại để nhúng 3G trong tất cả các laptop của mình.
3. Cảm biến Camera HD. iPhone 4 và iPod Touch thế hệ mới cùng được tích hợp cảm biến máy ảnh có thể quay video ở độ phân giải 720p. Vì thế, nếu Apple trang bị cảm biến HD cho MacBook để webcam có thể quay video HD, cho phép người dùng trải nghiệm các hình ảnh đẹp nhất trên màn hình của máy hoặc xem trên HDTV qua cổng kết nối DisplayPort.
4. Màn hình cảm ứng. Touch screen là một bộ phận không thể thiếu của iPhone, iPod Touch và iPad. Tuy nhiên, khả năng Apple cung cấp tính năng đa điểm chạm cho laptop là rất khó xảy ra. Song, tính năng này lại trở nên phổ biến trong các laptop Windows, như Dell Studio 17 (Multitouch), HP Mini 5103, và nhiều máy tính bảng dạng xoay.
"Đại gia" cũng bán
Trong những ngày gần đây, game thủ Kiếm Thế đã phải “rúng động” khi đại gia BeoKaKa quyết định rao bán tài khoản Vô Song Kiếm Thế của mình với giá 550 triệu đồng, chấp nhận lỗ 1,5 tỉ so với số tiền anh đã bỏ ra từ trước đến nay đầu tư vào game.
BeoKaKa được xem là cao thủ “đốt tiền” kinh hoàng nhất trong game Kiếm Thế. Vào tháng 3/2010, BeoKaKa đã bỏ 1,5 tỉ đồng để lên chức Vô song vương giả (sở hữu Phi phong cấp 10) đầu tiên trong game. Sau đó, đại gia này tiếp tục đầu tư 400 triệu để sở hữu vũ khí Tần Lăng cấp 3, đầu tháng 7/2010 anh tiếp tục chơi “ngông” khi bỏ ra 35 triệu đồng trong 5 phút để cường hoá một món đồ trong game từ đẳng cấp 12+ lên 16+. Gần đây nhất, đại gia này tiếp tục chi thêm 100 triệu đồng để mua một tài khoản nữ cho người yêu để làm đám cưới ảo trong game.
Ăn chơi là thế, nhưng có vẻ như trong thời điểm game online còn chưa biết đi về đâu, đặc biệt là vấn đề tài sản ảo, tiêu chí bạo lực (Sở TT&TT TPHCM vừa đưa ra các tiêu chí về phân loại bạo lực trong game, đồng thời yêu cầu VNG không được bán thẻ để kinh doanh vật phẩm ảo có giá trị trong game), BeoKaKa đã quyết định dừng cuộc chơi của mình.
Tuy nhiên, BeoKaKa không phải là trường hợp duy nhất bán tài khoản của mình trong game ở thời điểm hiện tại. Có rất nhiều game thủ được xem là “đại gia” trong các game như Võ Lâm Truyền Kỳ, Thiên Long Bát Bộ, Chinh Đồ… cũng thi nhau bán tài khoản game của mình, trong bối cảnh đầy lo lắng trước các quy định về quản lý game online của các cơ quan chức năng địa phương. Mặc dù họ biết, bán tài khoản game lúc này sẽ chịu tổn thất rất lớn, nhưng chẳng còn cách lựa chọn nào khác. Game thủ Phạm Văn Hoàn, một đại gia trong Võ Lâm Truyền Kỳ, tại TPHCM, cho biết: “Phải bán thôi, không dám đầu tư và giữ lại nữa, lỗ cũng phải bán, còn hơn là lỡ cơ quan chức năng cấm luôn thể loại MMORPG vì bạo lực như game bắn súng vừa rồi thì game thủ chúng mình mất trắng”.
Bên cạnh các game thủ “đại gia” bán tài khoản game, số lượng game thủ quyết định dừng đầu tư vào game, cũng như từ bỏ game cũng đang ngày càng nhiều. Trớ trêu thay, có nhiều game thủ bỏ cả tiền triệu đầu tư vào game, thế nhưng kết thúc cuộc chơi chỉ bằng một chầu “nhậu” khi chuyển tài khoản game của mình cho người khác.
" alt=""/>Đua nhau bán tháo tài khoản game