- Phát biểu tại hội nghị tổng kết 10 năm trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) giai đoạn 2008 - 2018 diễn ra sáng nay, 18/12 tại Yên Bái, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định hành vi vi phạm đạo đức như trường hợp hiệu trưởng Trường PTDTNT Thanh Sơn là không chấp nhận được. Cho rằng đây là hồi chuông cảnh tỉnh về đạo đức của nhà giáo ở trong trường nội trú, Bộ trưởng nhấn mạnh về vai trò "dạy người" trong các trường học này nói riêng, cũng như trường phổ thông nói chung.
Nhìn nhận đây là vấn đề quan trọng, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã đưa vấn đề "dạy người" lên đầu tiên trong 3 nội dung mà ông yêu cầu các đại biểu thảo luận.
 |
Bộ trưởng Giáo dục điều hành hội nghị về trường phổ thông dân tộc nội trú. Ảnh: Bá Hải |
"Số trường đã tăng lên 35 so với trước, nhưng số học sinh được vào học trong trường PTDT nội trú mới chiếm khoảng 8% học sinh dân tộc thiểu số. Mô hình trường PTDT nội trú trong 10 năm tới như thế nào?", ông Nhạ nêu vấn đề.
Bộ trưởng Giáo dục nhìn nhận chất lượng các trường PTDTNT được cải thiện và có chiều hướng tăng chất lượng nhưng xét trong mặt bằng chung của các trường phổ thông vẫn còn rất nhiều vấn đề.
"Các cháu vào học tại trường nội trú sinh hoạt như một gia đình. Các thầy cô như cha mẹ, chăm sóc nuôi dưỡng, bản thân thầy cô ngoài chức năng một giáo viên còn phải gánh thêm những nhiệm vụ khác như quản sinh, hướng dẫn các cháu sinh hoạt. Do vậy hành vi ứng xử của thầy cô hết sức quan trọng, đòi hỏi chuẩn mực cao".
Người đứng đầu ngành giáo dục xác định nếu không chuẩn chỉnh đội ngũ này và không thường xuyên nhắc nhở, sẽ dẫn đến hiện tượng một số giáo viên không đáp ứng được yêu cầu về chuẩn đạo đức, dẫn đến những vụ việc như hiệu trưởng bị tố xâm hại tình dục ở Phú Thọ mới đây.
"Tôi cũng đã có ý kiến cực kỳ phản đối trường hợp đó. Đây là một hồi chuông cảnh tỉnh về đạo đức nhà giáo trong các trường nội trú. Nếu thầy cô không gương mẫu và có những hành vi phi đạo đức là không thể chấp nhận được".
Công tác quản lý trường nội trú còn nhiều bất cập
Trường PTDTNT được hình thành từ cuối những năm 50 của thế kỷ 20 với những tên gọi khác nhau; đến năm 1985 mô hình này được mang tên thống nhất là trường PTDTNT.
Hiện nay, toàn quốc có toàn quốc có 315 trường PTDTNT ở 49 tỉnh/thành phố với 109.245 HS. Trong đó, có 58 trường cấp tỉnh (35.214 HS); 256 trường cấp huyện (74.031 HS), 3 trường thuộc Bộ GD-ĐT. Quy mô trung bình của trường cấp tỉnh khoảng 600 HS/trường, trường cấp huyện khoảng 290 HS/trường.
Báo cáo đánh giá của Vụ Giáo dục Dân tộc (Bộ GD-ĐT) cho hay: "Chất lượng giáo dục của trường PTDTNT hiện nay luôn đạt mức ngang bằng hoặc cao hơn so với chất lượng các trường phổ thông cùng cấp đóng trên địa bàn tại địa phương nơi trường đóng".
Ông Nguyễn Văn Sơn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc (Bộ GD-ĐT) nhìn nhận hiệu quả đào tạo của trường PTDTNT chưa cao.
Chẳng hạn, việc thành lập các trường liên cấp ở một số địa phương chưa có sự chuẩn bị tốt về điều kiện phục vụ, nuôi dạy HS; CBQL, GV của các trường liên cấp còn nhiều lúng túng trong tổ chức hoạt động của 2 cấp trường. Đào tạo liên tục HS từ cấp THCS lên cấp THPT trong trường PTDTNT còn thấp, số HS tốt nghiệp lớp 9 được vào học tiếp lớp 10 rất ít (chiếm 23%) gây lãng phí trong đào tạo cả về nguồn lực kinh tế cũng như nguồn lực tạo nguồn đào tạo cán bộ người DTTS. Số học sinh tốt nghiệp THPT ở trường PTDTNT chủ yếu vào học cao đẳng, đại học. Tuy vậy, số sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng tự bản thân có thể tìm kiếm được việc làm để nuôi sống bản thân và gia đình rất khiêm tốn.
Ông Sơn cho biết thêm, công tác quản lý trường PTDTNT còn nhiều bất cập.
Cụ thể, theo phân cấp quản lý hiện hành, trường PTDTNT ở cấp THCS do Phòng GD&ĐT quản lý, cấp THPT do sở GD&ĐT quản lý, về chuyên môn phân cấp như vậy là khá hợp lý nhưng về tài chính gây nhiều bất cập trong công tác quản lý thu chi và kiểm soát tài chính.
Công tác quản lý và tổ chức nội trú ở một số địa phương, một số trường PTDTNT còn chưa khoa học và phù hợp; công tác hướng nghiệp, dạy nghề, phân luồng HSNT triển khai còn hình thức, chiếu lệ không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát triển của xã hội và của vùng DTTS, MN.
Một trong những nguyên nhân khiến hiệu quả giáo dục chưa cao là Trường PTDTNT chưa có chương trình giáo dục đặc thù (trong đó có chương trình dạy và học 2 buổi/ngày) chung trong toàn hệ thống, điều này dẫn tới vị trí việc làm đặc thù của GV trường PTDTNT không mô tả rõ được, vì vậy định biên giáo viên trong trường PTDTNT hiện nay còn thấp so với thực tế nhiệm vụ.
Tại hội nghị, ông Sơn cũng nêu phương hướng phát triển trong thời gian tới, với 4 mô hình khác nhau như: Giữ nguyên mô hình trường PTDTNT truyền thống như hiện nay; Xây dựng mô hình trường PTDTNT có học sinh phổ thông (có một bộ phận là học sinh phổ thông); Mô hình học sinh nội trú học tại trường phổ thông có cùng cấp học; Mô hình trường PTDTNT trọng điểm (chất lượng cao) theo vùng.

Toàn ngành thay đổi, chấm dứt "diễn" trong giáo dục
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã nêu vấn đề như vậy tại các buổi làm việc ở tỉnh Yên Bái ngày 17/12.
" alt=""/>Bộ trưởng Giáo dục: 'Vụ xâm hại học sinh ở Phú Thọ là hồi chuông cảnh tỉnh đạo đức nhà giáo'
- Đoàn Thanh tra liên ngành huyện Con Cuông (Nghệ An) kiểm tra toàn diện vụ 'trẻ mầm non ăn bún luộc', đồng thời có quyết định chỉ điều hành Hiệu trưởng mầm non Thạch Ngàn để phục vụ thanh kiểm tra.UBND huyện Con Cuông (Nghệ An) cho biết đã quyết định thành lập đoàn thanh tra liên ngành về làm việc tại Trường Mầm non Thạch Ngàn, xã Thạch Ngàn về những vấn đề tiêu cực mà phụ huynh có con theo học chỉ ra.
 |
Hiệu trưởng Trường Mầm non Thạch Ngàn bị đình chỉ công tác để làm rõ một số vi phạm |
Ông Lê Thanh An - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Con Cuông cho biết, nhằm phục vụ công tác thanh, kiểm tra nên phòng đã có quyết định tạm đình chỉ mọi công tác điều hành đối với bà Lê Thị Hạnh - Hiệu trưởng Trường Mầm non Thạch Ngàn.
Toàn bộ công tác điều hành của bà Hạnh được chuyển giao sang cho vị Hiệu phó phụ trách.
Cũng theo ông An, ban đầu phòng lập đoàn thanh tra kiểm tra các vấn đề phụ huynh phản ánh. Tuy nhiên, nhiều vấn đề trong quá trình kiểm tra cho thấy vượt thẩm quyền nên phòng đã tham mưu cho UBND huyện lập đoàn liên ngành kiểm tra, làm rõ.
Một số vấn đề sẽ được làm việc như nghi vấn việc bớt xén tiền ăn, nhiều khoản thu trái quy định ở trường này diễn ra trong một thời gian dài.
Trước đó, trường mầm non bị phụ huynh phát hiện thu trái quy định, Phòng giáo dục huyện Con Cuông vào cuộc kiểm tra, buộc nhà trường phải trả lại 37 triệu đồng cho phụ huynh thu sai từ nhiều năm trước.
Trong khi đó, nhà trường đóng tại một xã có đến hơn 90% là đồng bào dân tộc thiểu số, hơn 70% dân số thuộc hộ nghèo và cận nghèo.
Ngoài ra, người cung cấp thực phẩm cho trường mầm non này trong suốt 5 năm qua cho hay, lãnh đạo trường mỗi ngày chỉ bỏ rất ít tiền để mua thực phẩm.
 |
Trẻ mầm non ăn bún luộc nghi bị bớt xén khẩu phần ăn |
Theo sổ sách ban đầu, năm học trước, mặc dù mỗi ngày hơn 200 học sinh ăn bán trú phải đóng hơn 3 triệu tiền ăn, nhưng số tiền đi chợ trung bình của nhà trường chỉ ở mức 1,2 triệu đồng, cộng với khoảng 300.000 tiền gạo. Thậm chí một số ngày, nhà trường chỉ mua hơn 800.000 đồng thực phẩm để chế biến cho hơn 200 em.
Mới đây nhất ngày 19/10, trên mạng xã hội đăng tải bức ảnh các cháu đang ăn bát bún luộc không màu, không thịt, được phụ huynh chụp tại trường mầm non xã Thạch Ngàn.'
Sự việc đã gây bức xúc cho các bậc phụ huỳnh, họ nghi ngờ có hay không chuyện nhà trường bớt xén bữa ăn của trẻ? Trường mầm non Thạch Ngàn đã họp phụ huynh để giải thích và giải trình với UBND xã Thạch Ngàn.

Sai phạm về lạm thu ở trường mầm non "cho trẻ ăn bún luộc"
Bước đầu, đoàn thanh tra Phòng GD-ĐT huyện Con Cuông (Nghệ An) yêu cầu Trường Mầm non Thạch Ngàn trả lại 37 triệu đồng tiền lạm thu.
" alt=""/>Tạm đình chỉ hiệu trưởng có 'trẻ mầm non ăn bún luộc'