Thời gian qua, thực hiện nhiệm vụ Chính phủ và các Bộ TT&TT, Công Thương giao, các doanh nghiệp bưu chính đã tích cực triển khai nhiệm vụ đảm bảo vận chuyển và cung ứng thực phẩm, hàng hóa thiết yếu cho các địa phương đang giãn cách xã hội, trong đó có Hà Nội.
Thống kê cho thấy, tại 27 địa phương, các doanh nghiệp bưu chính đã thiết lập 4.346 điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu. Theo số liệu tổng hợp từ 5 doanh nghiệp Vietnam Post, Viettel Post, Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm và Netco, đến hết ngày 21/8, tổng khối lượng hàng hóa thiết yếu được cung cấp là 44.163 tấn.
Tại Hà Nội, từ ngày 24/7 cho đến 20/8, riêng 2 doanh nghiệp lớn Vietnam Post và Viettel Post đã cung cấp gần 5.500 tấn thực phẩm, hàng hóa cho người dân, qua 3 hình thức gồm bán hàng trực tiếp tại gần 300 điểm phục vụ, qua đường dây nóng và qua các sàn thương mại điện tử Postmart, Vỏ Sò.
Góp phần thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng
Với đợt thứ 2 Hà Nội áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn thành phố, các doanh nghiệp bưu chính cho hay, phương án, kịch bản để tăng cường hơn nữa hoạt động vận chuyển, cung ứng nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hóa, nhất là lương thực, thực phẩm cho người dân Thủ đô đều đã được tính đến.
Phó Giám đốc Bưu điện Hà Nội Bùi Văn Hoàng cho biết, thời gian tới, Bưu điện tiếp tục duy trì toàn bộ các điểm giao dịch đang cung cấp cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát và hàng hóa tiêu dùng tại 30 quận, huyện. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các nhà cung cấp, kịp thời bổ sung hàng hóa tới các điểm bán hàng cũng như tích trữ đủ số lượng hàng để cung cấp trong trường hợp cần thiết.
Nhiều mặt hàng, từ lương thực thực phẩm, đồ thiết yếu đến các nông sản đặc trưng vùng miền cũng được Bưu điện Hà Nội phối hợp với các đơn vị khác trong Vietnam Post đưa lên sàn Postmart để người dân có thêm nhiều lựa chọn.
“Bưu điện Hà Nội đã cung cấp hàng hóa thiết yếu như rau, củ quả, trứng… cho cán bộ, nhân viên trong đơn vị mình để diễn tập dùng thử. Ngay sau khi quy định giãn cách siết chặt hơn, chúng tôi kích hoạt thêm 27 điểm cung cấp cửa hàng rau sạch trên địa bàn, tập trung vào các quận nội đô”, ông Hoàng thông tin thêm.
![]() |
Kênh cung ứng thực phẩm, hàng hóa thiết yếu qua các sàn Postmart, Vỏ Sò sẽ được doanh nghiệp bưu chính tập trung triển khai trong thời gian Hà Nội tiếp tục giãn cách. |
Khẳng định kênh bán thực phẩm, hàng thiết yếu qua sàn Vỏ Sò sẽ tiếp tục là phương thức chính được đẩy mạnh thời gian tới, đại diện Viettel Post cho rằng, trong gần 30 ngày Hà Nội thực hiện giãn cách vừa qua, kênh bán online đã phát huy tác dụng, với hơn 1.300 tấn hàng hóa được cung cấp.
Sản lượng hàng tiêu thụ qua Vỏ Sò hàng ngày đều tăng nhẹ và ổn định ở mức mỗi ngày hơn 50 tấn trong khoảng 10 ngày gần đây. Điều này, cho thấy người dân Thủ đô đang quen dần với phương thức mua hàng trên gian hàng trực tuyến.
Những ngày tới, bên cạnh việc khuyến khích người dân thanh toán trực tuyến bằng các chương trình ưu đãi cho người dùng, sàn Vỏ Sò cũng thiết kế lại, làm mới nhiều combo thực phẩm, đồ dùng thiết yếu để người dân các địa phương đang giãn cách trong đó có Hà Nội có thể tiết kiệm hơn nữa thời gian lựa chọn và chi phí đơn hàng.
Thời gian kéo dài giãn cách tại Hà Nội, các doanh nghiệp bưu chính sẽ tiếp tục hợp tác với các siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm trong “vùng xanh” để gom đơn và phát hàng tới người tiêu dùng theo từng khu vực nhỏ.
Song song đó, các doanh nghiệp đã nâng mức độ an toàn phòng dịch cho đơn vị mình và khách hàng bằng việc cung cấp thêm trang bị bảo hộ chống dịch như mặt nạ chống giọt bắn, mũ bảo hiểm chống dịch... cho cán bộ công nhân viên, nhất là đội ngũ bưu tá, giao dịch viên.
Vân Anh
Ngay khi Hà Nội lập các “vùng xanh” - khu vực không có ca nhiễm dịch, doanh nghiệp bưu chính đã thay đổi linh hoạt giải pháp giao hàng để đảm bảo cung ứng hàng thiết yếu cho những khu vực này, đồng thời tuân thủ quy định chống dịch.
" alt=""/>Hà Nội giãn cách tiếp, bưu chính tăng cường kênh bán hàng thiết yếu qua sàn điện tửVệ tinh NanoDragon là sản phẩm của Đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành thử nghiệm vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano” thuộc “Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 – 2020”. Toàn bộ quá trình nghiên cứu, thiết kế, tích hợp, thử nghiệm chức năng vệ tinh hoàn toàn được thực hiện tại Việt Nam, bởi các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.
NanoDragon dự kiến sẽ hoạt động ở quỹ đạo đồng bộ mặt trời độ cao khoảng 560 km. Vệ tinh này được phát triển với mục đích chứng minh, có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic Identification System - AIS) sử dụng cho mục đích theo dõi, giám sát phương tiện trên biển.
Vệ tinh NanoDragon cũng được thiết kế để xác minh chất lượng của hệ thống điều khiển, xác định tư thế vệ tinh và một máy tính tiên tiến mới, được phát triển riêng dành cho vệ tinh cỡ nhỏ.
![]() |
Vệ tinh NanoDragon chuẩn bị được chuyển đi Nhật Bản để bàn giao. |
Sau khi hoàn thành quá trình chế tạo, tích hợp và thử nghiệm chức năng tại Việt Nam, từ ngày 9/3/2021 đến ngày 9/4/2021, vệ tinh đã hoàn thành thử nghiệm môi trường trước phóng tại Trung tâm thử nghiệm Vệ tinh nhỏ thuộc Học viện Công nghệ Kyushu, Nhật Bản.
Song song với quá trình phát triển vệ tinh, một trạm mặt đất để vận hành sau khi phóng cũng đã được lắp đặt và sẵn sàng hoạt động. Trạm mặt đất của vệ tinh NanoDragon đặt tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam ở Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Trước NanoDragon, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã chế tạo thành công vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon (1kg), phóng lên quỹ đạo và thu được tín hiệu vào năm 2013. Ngoài ra, còn có vệ tinh MicroDragon (50kg) được chế tạo bởi nhóm 36 cán bộ Trung tâm Vũ trụ Việt Nam dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Nhật Bản, được phóng thành công lên quỹ đạo vào tháng 1 năm 2019 và đã thu nhận được ảnh chụp.
NanoDragon là vệ tinh được thiết kế, chế tạo 100% tại Việt Nam và là một sản phẩm nằm trong lộ trình phát triển vệ tinh nhỏ “Made in Vietnam” của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam nhằm thực hiện "Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trọng Đạt
Đây là đề xuất mới được đưa ra bởi một nhà mạng nhằm đánh giá hiệu quả mô hình kinh doanh Internet vệ tinh. Nếu hiện thực hóa đề xuất này, Việt Nam sẽ đi theo xu hướng công nghệ chùm vệ tinh của thế giới.
" alt=""/>Vệ tinh siêu nhỏ NanoDragon của Việt Nam lên đường ra bãi phóng![]() | ||||
Thiết bị vòng đeo tay điện tử này có tên G-TRACK. Đây là sản phẩm Make in Vietnam do công ty công nghệ cao Ginnovations, một thành viên của tập đoàn công nghệ G-Group nghiên cứu và phát triển.
|
![]() | ||
Vòng đeo tay theo dõi người cách ly là một trong những giải pháp công nghệ mới nhất của Việt Nam nhằm phòng, chống dịch Covid-19. Việc thí điểm giám sát người cách ly tại nhà đã được thực hiện tại nhiều phường, xã trên địa bàn TP.HCM.
|
Trọng Đạt
Hàng chục nghìn cuộc gọi, tin nhắn đã được gửi tới các kênh giao tiếp của Hà Nội thời gian qua, phần lớn trong số đó đều được giải quyết, xử lý.
" alt=""/>Cận cảnh mẫu vòng tay giám sát người cách ly Make in Vietnam