Theo ông Peter Vesterbacka, việc khởi sự một công việc kinh doanh ở Phần Lan khá dễ dàng. Tại đây, các startup chỉ cần hoàn thiện hồ sơ và nộp online, hồ sơ sẽ được phê duyệt trong vòng một tiếng rưỡi. Ông mong các nước khác, trong đó có Việt Nam, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc khởi sự kinh doanh.
Đồng sáng lập Agry Birds cho rằng việc thành lập công ty chỉ là một bước rất nhỏ trong hành trình dài xây dựng doanh nghiệp nhưng đây là bước khởi đầu quan trọng. Chính phủ nên tháo gỡ một số rào cản hành chính để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khởi sự kinh doanh. Điều quan trọng nhất vẫn là nhân tài trong các công ty khởi nghiệp và hiện Việt Nam có rất nhiều người trẻ tài giỏi.
Năm 2007, trong buổi nói chuyện trước khoảng 600 sinh viên giỏi của một trường đại học ở Phần Lan về khởi nghiệp và kinh doanh, ông Peter Vesterbacka đã hỏi tất cả rằng, có ai muốn khởi nghiệp hay tham gia một công ty khởi nghiệp khi ra trường hay không, và thật ngạc nhiên khi chỉ có 3 trong số 600 sinh viên giơ tay. Điều đó có nghĩa là hầu hết những người còn lại muốn làm việc cho các công ty lớn như Nokia hay các tổ chức chính phủ.
Ông Peter Vesterbacka cho rằng việc các em muốn làm việc ở công ty lớn không sai nhưng nếu ai cũng mong muốn như vậy thì sẽ không có các công ty khởi nghiệp thành công. Một đất nước cần nhiều doanh nhân, cần nhiều người có tinh thần khởi nghiệp và mong muốn thay đổi thế giới.
Tại Việt Nam, Vexere là một minh chứng cho sự thay đổi rất lớn trong ngành, khi startup này đã mạnh dạn giúp các nhà xe chuyển đổi số.
Mặc dù ban đầu, Vexere gặp rất nhiều khó khăn từ việc gọi vốn, thanh toán online đến việc thuyết phục các nhà xe thay đổi cách thức bán vé, nhưng các nhà sáng lập của startup này vẫn quyết tâm tạo ra thay đổi để giúp người dùng có thể mua tất cả các loại vé xe chỉ bằng những cú nhấp chuột.
Ông Peter Vesterbacka cho rằng tinh thần khởi nghiệp và tạo ra sự thay đổi là rất cần thiết và cần phải khuyến khích.
Tại Phần Lan, những người như ông Peter Vesterbacka đang tìm cách thay đổi suy nghĩ của mọi người về tinh thần khởi nghiệp. Điển hình là việc tổ chức các sự kiện như Slush. Đây là sự kiện khởi nghiệp lớn nhất thế giới, lớn hơn cả các sự kiện ở Thung lũng Silicon hay Trung Quốc, khi các quỹ tham dự sự kiện này có tổng quy mô lên đến hơn 3.000 tỷ euro.
Một trong những điểm quan trọng của Slush là sự kiện được tổ chức bởi những người rất trẻ. Chẳng hạn trong sự kiện vừa qua, có tới 1.600 tình nguyện viên trẻ tuổi. Họ đều hào hứng tham gia vào sự kiện lớn này, trong đó có một số tình nguyện viên người Việt đang học cấp 3 tại Phần Lan.
Theo ông Peter Vesterbacka, những sự kiện như thế này sẽ thu hút không chỉ người trẻ, mà còn các công ty khởi nghiệp tiềm năng. Vì vậy, tất cả chỉ là vấn đề thay đổi tư duy, thái độ và tham vọng của những người trẻ. Đây là những điều Việt Nam đang rất cần.
" alt=""/>Đồng sáng lập Angry Birds: Cần thay đổi suy nghĩ những người trẻ về khởi nghiệpKhi chúng tôi cưới nhau, mọi người xôn xao bàn tán chồng tôi đến với tôi chỉ vì mối quan hệ và điều kiện tốt của nhà vợ. Bác ruột tôi là thủ trưởng ở cơ quan chồng, còn bố mẹ tôi kinh doanh gỗ rất khá giả.
Tôi không quan tâm nhiều đến mồm miệng thiên hạ, thấy rất mãn nguyện khi cưới được anh chồng vừa cao to đẹp trai, lại có chí tiến thủ. Chưa đầy 30 tuổi anh đã tậu được đất ở Hà Nội và có chiếc xe ô tô cũ.
Chỉ có một điều duy nhất tôi không hài lòng ở đằng trai là bố mẹ anh ở quê, khá lạc hậu, chậm chạp, sống nhờ vào mảnh vườn và tiền con cái cho. Lúc ấy tôi ác cảm với ông bà, lòng thầm mong họ không thường xuyên lên Hà Nội thăm con.
Với sự hỗ trợ tài chính của bố mẹ tôi, vừa cưới xong, chúng tôi đã xây được căn nhà ba tầng khang trang trên đất của chồng và đổi ô tô đời mới. Công việc anh cũng thuận lợi hơn nhờ có sự hậu thuẫn của bác tôi.
Cuộc sống cứ ngỡ trong mơ nào ngờ chúng tôi vẫn thường xuyên cãi vã vì mối quan hệ của tôi với bố mẹ chồng. Anh bảo rằng rất buồn khi tôi coi bố mẹ anh không ra gì. Với người dưng nước lã tôi còn lễ phép hơn.
Tôi chưa từng nấu được một bữa ăn đàng hoàng cho bố mẹ chồng. Tôi cũng không bao giờ chủ động gọi điện hỏi thăm xem tình hình ở quê như thế nào. Nhưng vì tôi là người con trai họ đã chọn, họ vẫn nói chuyện nhẹ nhàng với tôi, vẫn gửi những món bổ từ quê lên cho nhà tôi.
Tiền anh tự kiếm ra, muốn cho bố mẹ anh cũng phải được sự đồng ý của tôi. Trong khi đó, tôi đối xử với nhà ngoại thì vô cùng long trọng. Tôi mua đồ quý cho bố mẹ và các bác tôi rồi bảo chồng mang qua biếu. Tôi cũng muốn anh phải thường xuyên quan tâm, gọi điện cho người thân nhà tôi.
Cưới nhau hai năm, tôi về quê chồng được đúng 3 lần dù chỉ cách 200km. Lần nào cũng mặt nặng mày nhẹ, tôi viện cớ mẹ chồng hay nhắc chuyện sinh cháu nên không muốn tiếp xúc. Đồ ăn ở quê nấu không vừa miệng nên không vui.
Đến một ngày chồng tôi buồn bã trở về nhà sau một cơn say, bảo rằng muốn ly hôn. Tôi tuy có giận dữ và hốt hoảng nhưng lòng thầm trấn an chắc anh ấy say quá nói nhảm. Nhưng sáng hôm sau anh ấy dậy rất sớm, đưa cho tôi tờ đơn ly hôn không biết đã chuẩn bị từ bao giờ. Lý do anh đưa ra là không chấp nhận được người vợ mỉa mai, coi thường bố mẹ anh.
Tôi lúc ấy còn ấu trĩ đe doạ rằng nếu bỏ tôi, anh ấy sẽ mất tất cả, phải trả lại xe hơi và tiền xây nhà cùng bao nhiêu nội thất sang trọng. Chưa kể công việc của anh sẽ khốn đốn dưới sự tác động của bác tôi. Anh nói bởi vì cách cư xử của tôi, anh càng chắc chắn với quyết định của mình.
Anh bán nhà để trả tiền lại cho bố mẹ tôi thật. Anh vẫn đi làm bình thường, bảo sẵn sàng chấp nhận mọi sự gây khó dễ. Nhưng bác tôi là người hiểu chuyện, bác không làm gì anh cả.
Chúng tôi đã chính thức đường ai nấy đi được một thời gian. Trải qua đổ vỡ, cô đơn, giờ tôi mới thấm thía sai lầm của mình. Một người đàn ông dù có yêu tôi đến mấy mà tôi lại không quý trọng đấng sinh thành ra họ thì tình yêu rồi cũng lụi tàn. Ước gì tôi đã sớm nhận ra điều ấy trước khi đánh mất cuộc hôn nhân tốt đẹp.
Bình thường ở nhà, mọi chuyện từ mớ rau đến chai nước mắm đều do mẹ chồng em quyết định. Không ngờ, đến chuyện chăn gối của vợ chồng em, bà cũng muốn kiểm soát.
" alt=""/>Hôn nhân tan vỡ vì khinh thường bố mẹ chồngỞ cấp độ càng cao, càng ít công ty có thể tham gia sâu, chẳng hạn như bán dẫn đang là lĩnh vực “độc quyền nhất”.
Nvidia, công ty sản xuất chip AI của Mỹ, đang là doanh nghiệp bán dẫn có vốn hoá và doanh thu lớn nhất thế giới. Theo IoT Analytics có trụ sở tại Đức, Nvidia sở hữu 92% thị phần GPU trung tâm dữ liệu, trong khi đối thủ của họ là AMD chỉ chiếm khoảng 3%.
Sức mạnh của Nvidia không chỉ nằm ở hiệu suất bán dẫn mà còn ở phần mềm. CUDA, nền tảng phát triển của nó ra mắt năm 2006, từ lâu đã được sử dụng cho AI và hiện được hơn 4 triệu nhà phát triển sử dụng.
Các công ty Mỹ cũng là những người chịu chi nhất trong cuộc đua mua sắm GPU. Chẳng hạn như Meta, công ty mẹ của Facebook, đang "xây dựng cơ sở hạ tầng cực kỳ lớn" bao gồm 350.000 card đồ họa GPU H100 sẽ được Nvidia phân phối vào cuối năm nay.
Để so sánh, đơn đặt hàng được coi là lớn của một công ty Nhật Bản cũng chỉ khoảng hàng trăm hoặc hàng ngàn GPU.
Về cơ sở hạ tầng đám mây, Mỹ cũng là quốc gia dẫn đầu. Amazon, Microsoft và Google kiểm soát 2/3 thị trường toàn cầu, cộng thêm IBM và Oracle nâng tổng số lên trên 70%.
Các công ty công nghệ Mỹ nắm giữ hơn 80% thị phần trong các mô hình ngôn ngữ lớn cũng như các công nghệ và dịch vụ khác làm nền tảng cho AI. ChatGPT chiếm 72% thị phần cơ sở người dùng đối với công cụ tạo văn bản cơ bản, trong khi đó ở công cụ tạo hình ảnh AI, Midjourney chiếm 53% thị phần.
Chìa khoá nâng cao năng suất và tăng trường
Theo ước tính của McKinsey, AI có thể tạo ra từ 2,6 nghìn tỷ USD đến 4,4 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu mỗi năm. Để minh họa quy mô, McKinsey so sánh con số này với tổng sản phẩm quốc nội của Vương quốc Anh, chỉ hơn 3 nghìn tỷ USD.
Sự “thống trị” của Mỹ với lĩnh vực AI tổng hợp dẫn đến xu hướng một số nước tìm cách ngăn chặn sức mạnh thị trường của Washington. Trung Quốc là một trong những quốc gia dẫn đầu nỗ lực đó.
Ngoại trưởng Trung Quốc cho biết nước này sẽ đưa ra dự thảo nghị quyết về “tăng cường hợp tác quốc tế trong xây dựng năng lực AI” trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào “thời điểm thích hợp”, nhằm "khuyến khích chia sẻ công nghệ giữa các bên, thu hẹp khoảng cách về AI và không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Các công ty Nhật Bản đang triển khai công nghệ AI, nhưng phần lớn đến từ các nhà cung cấp Mỹ. Dù hai nước là đồng minh nhưng mức độ phụ thuộc đó vẫn tiềm ẩn những hệ lụy về an ninh, đồng thời cũng tiềm ẩn những rủi ro nếu thông số kỹ thuật thay đổi đột ngột.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, một phiên (session) sử dụng ChatGPT tiêu thụ lượng điện nhiều gấp 10 lần so với một truy vấn thông thường trên Google.
Trước vấn đề đó, NTT và NEC của Nhật Bản đã tham gia riêng vào cuộc đua cung cấp các mô hình ngôn ngữ lớn tiết kiệm năng lượng. Các cựu nhà nghiên cứu AI của Google đã thành lập công ty khởi nghiệp Sakana AI ở Tokyo để tìm cách phát triển AI một cách phù hợp.