
Trong tuyên bố ngày 25/4, Twitter cho biết ông Musk sẽ chi 21 tỷ USD tiền mặt và 25,5 tỷ USD vay tín dụng để mua lại công ty. Theo CNBC, nhiều câu hỏi về tương lai của Twitter vẫn bỏ ngỏ. Người dùng, nhân viên, nhà đầu tư và chính trị gia đều muốn biết nhiều hơn về thương vụ này.
Ai sẽ dẫn dắt công ty?
Một trong những câu hỏi lớn nhất mà Twitter phải đối mặt đó là ông Musk sẽ bổ nhiệm ai làm CEO mới. CEO hiện tại, Parag Agrawal, mới điều hành công ty 5 tháng sau khi kế nhiệm đồng sáng lập Jack Dorsey. Khi Musk mua lại 9% cổ phần Twitter và từ chối gia nhập Hội đồng quản trị, ông Agrawal đã cảnh báo về “sự phân tâm phía trước”. CNBC dự báo dường như cặp đôi khó có thể đi cùng nhau trong tương lai.
Ai sẽ nằm trong Ban quản trị?
Ban quản trị do đồng CEO Salesforce Bret Taylor dẫn đầu đã áp dụng chiến thuật “uống thuốc độc” để tránh bị “thôn tính thù địch” từ ông Musk. Tuy nhiên, sau cùng, Twitter vẫn đồng ý bán mình cho CEO Tesla.
Ông Musk có một danh sách dài ứng viên hỗ trợ trên hành trình với Twitter. Vị tỷ phú và Dorsey có vẻ là cặp bài trùng.
Musk sẽ kiểm soát tới mức nào?
Theo Twitter, công ty được một pháp nhân do ông Musk sở hữu toàn bộ mua lại. Dù vậy, chưa rõ tỷ phú sẽ kiểm soát Twitter đến đâu. Hiện nay, Elon Musk đang là CEO Tesla và SpaceX, chưa kể startup Neuralink và The Boring Company.
Liệu ông có theo bước Jeff Bezos với tờ The Washington Post và ủy quyền cho một nhóm độc lập điều hành công ty? Hay sẽ trực tiếp quản lý Twitter?
Twitter sẽ ra sao?
Elon Musk thường huy động ý kiến cộng đồng trên Twitter, chẳng hạn hỏi 83 triệu người theo dõi có muốn Twitter bổ sung nút “chỉnh sửa” hay không. Ông có ra quyết định dựa trên những gì người dùng mong muốn?
Trong thông cáo báo chí, Elon Musk khẳng định tự do ngôn luận là thành phần quan trọng của nền dân chủ và Twitter là “quảng trường số”, nơi các vấn đề của tương lai nhân loại được tranh luận. Ông muốn làm cho Twitter trở nên tốt hơn bằng những tính năng mới, biến thuật toán thành nguồn mở, đánh bại các bot spam…
CEO Tesla định nghĩa tự do ngôn luận là gì? Trong một tweet ngày 25/4, ông viết: “Tôi hi vọng ngay cả những chỉ trích tồi tệ nhất của tôi vẫn được giữ lại Twitter vì đó là ý nghĩa của tự do ngôn luận”.
Ông có để cho mọi người ở lại Twitter? Quản trị nội dung là công việc cần thiết khi muốn giữ một mạng xã hội không trở thành “đống lửa hoang”.
Ông Trump có quay trở lại?
Cựu Tổng thống Mỹ đã bị Twitter cấm vào đầu năm 2021 sau cuộc bạo loạn Đồi Capitol. Ông Musk bày tỏ quan điểm không ủng hộ chính sách kiểm duyệt của Twitter.
Trả lời CNBC ngày 25/4, ông Donald Trump khẳng định sẽ không quay lại Twitter, ngay cả khi Elon Musk lật ngược lệnh cấm, do thất vọng với cách Twitter đối xử với mình.
Số phận của người lao động?
Khi đưa Twitter từ công ty đại chúng thành công ty tư nhân, ông Musk phải xác định cơ cấu tiền lương mới. Các khoản thưởng cổ phiếu không còn giá trị. Chúng có thể được thay thế bằng hình thức khác hay không?
Ngành công nghệ đang trong tình trạng “chảy máu chất xám” trầm trọng. Nhà tuyển dụng gặp áp lực hơn bao giờ hết nhằm giữ chân nhân tài. Trong các điều kiện hiện nay, nhân viên có gắn bó với Twitter không và có lý do gì để những người mới ứng tuyển vào đây? Musk sẽ giữ lại ai? Nếu ông loại bỏ quản trị nội dung, rất nhiều nhân viên không còn quan trọng nữa.
Các nhà đầu tư của Tesla
Những người hi vọng Tesla chạm mốc vốn hóa nghìn tỷ USD sẽ phải trông đợi vào ma thuật của Elon Musk. Dù vậy, hiện nay ông có quá nhiều thứ phải quan tâm. Điều này phần nào khiến cổ đông lo lắng, phản ánh vào giá cổ phiếu Tesla những ngày qua. Cổ phiếu hãng xe điện giảm nhẹ trong ngày 25/4 và đã giảm 2,3% kể từ khi Musk công bố ý định mua lại Twitter ngày 14/4.
Du Lam (Theo CNBC)
Đồng DogeCoin (DOGE) đã tăng gần 9% sau khi Elon Musk chính thức sở hữu hoàn toàn nền tảng mạng xã hội Twitter với giá 44 tỷ USD.
" alt=""/>Những câu hỏi còn bỏ ngỏ của thương vụ Elon Musk mua TwitterTheo Bộ TT&TT, cơ quan thường trực Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, có thể coi năm 2020 là năm khởi động nhận thức về chuyển đổi số, năm 2021 là năm bắt đầu triển khai, trải nghiệm về chuyển đổi số trong bối cảnh đại dịch, và năm 2022 là năm đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng lấy người dân làm trung tâm, toàn dân và toàn diện.
Giai đoạn từ nay đến năm 2025 sẽ là giai đoạn tăng tốc chuyển đổi số với những hành động triển khai cụ thể theo từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương. Để đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia trong giai đoạn mới theo chủ trương của Đảng, Chính phủ, việc lựa chọn và công bố Ngày chuyển đổi số quốc gia là cần thiết.
Về ý nghĩa lịch sử, ngày 10/10 là ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội, mở ra một thời kỳ mới hết sức vẻ vang trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Đây cũng là ngày mà Chính phủ lại trở về với Thủ đô sau chín năm phải rời xa Thủ đô để kháng chiến cứu nước.
Trong khi đó, chuyển đổi số quốc gia lại là việc chuyển toàn bộ hoạt động của quốc gia lên không gian số - là sự thay đổi lớn chưa từng có trong lịch sử không chỉ của Việt Nam mà còn là của cả loài người. Hai sự di chuyển này tuy theo những chiều không gian và thời gian khác nhau nhưng đều hàm chứa những ý nghĩa và tác động lịch sử to lớn đối với người dân Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong ngày 10/10, số 1 và 0 là hai số của hệ thống số nhị phân - là ngôn ngữ căn bản của máy tính và cũng là hình ảnh tượng trưng kinh điển cho CNTT của trước đây và công nghệ số của thời đại ngày nay.
Cũng tại Quyết định 505 về Ngày chuyển đổi số quốc gia, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể; đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông Ngày Chuyển đổi số quốc gia hằng năm bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ kế hoạch, hướng dẫn của Bộ TT&TT và điều kiện thực tế của từng bộ, ngành, địa phương để tổ chức thực hiện các hoạt động phù hợp truyền thông Ngày chuyển đổi số quốc gia hằng năm tại bộ, ngành, địa phương.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hội, hiệp hội trong lĩnh vực TT&TT chỉ đạo các tổ chức thành viên trực thuộc tham gia và tổ chức các hoạt động truyền thông Ngày chuyển đổi số quốc gia hằng năm.
Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam xây dựng kế hoạch tuyên truyền trên các kênh về chuyển đổi số và Ngày Chuyển đổi số quốc gia.
Cùng với đó, các cơ quan thông tấn, báo chí ở trung ương và địa phương cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, quảng bá về Ngày chuyển đổi số quốc gia; xây dựng các chương trình giới thiệu và tuyên dương các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp điển hình đã đi đầu trong việc áp dụng các công nghệ và mô hình mới; tổ chức truyền thông đối ngoại, quảng bá Ngày chuyển đổi số quốc gia ra nước ngoài.
Vân Anh
" alt=""/>Ngày 10/10 được chọn là Ngày chuyển đổi số quốc giaPhó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Nguyễn Trọng Khoa
Tuy nhiên ông Khoa khẳng định: “Bộ Y tế và TP.HCM cam kết không thiếu máy thở, khí oxy cho người bệnh, do đó người dân hoàn toàn có thể an tâm”.
Về việc cung ứng khí oxy, Bộ Y tế đã tiến hành khảo sát và đánh giá năng lực sản xuất oxy trong nước, kết quả cho thấy khả năng cung ứng oxy từ các đơn vị sản xuất trong nước cao gấp 30 lần so với nhu cầu hiện nay tại các bệnh viện, do đó nguồn cung cấp khí oxy cho cả nước nói chung hay tại TP.HCM nói riêng đều không thiếu.
Vì vậy, người dân không nên mua, tích trữ các bình khí oxy tại nhà vì không thể tự sử dụng được, gây lãng phí và tiềm ẩn mối nguy cháy nổ rất lớn.
Ông Khoa nói thêm, với các trường hợp bệnh nhân mắc Covid-19 có xuất hiện tình trạng suy hô hấp, khó thở, việc sử dụng các thiết bị, hệ thống hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân là điều cần thiết.
Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp bệnh nhân đều cần đến thở máy. Theo dữ liệu được ghi nhận trong đợt dịch lần này có khoảng 80% các bệnh nhân không triệu chứng hoặc có biểu hiện lâm sàng nhẹ, chỉ có khoảng 5% số ca cần thở oxy gọng kính, 0,17% thở máy không xâm nhập và 1,3% số ca thở máy xâm nhập.
Người dân không nên tích trữ bình oxy vì dễ gây cháy nổ
Việc thiết lập, vận hành và đưa vào sử dụng hệ thống máy thở cũng khác và yêu cầu cao hơn so với các thiết bị theo dõi sức khỏe thông thường tại nhà như nhiệt kế, máy đo huyết áp, máy đo đường huyết…
Theo đó việc thiết lập và vận hành hệ thống máy thở cần được thực hiện tại các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị phù trợ (hệ thống oxy, hệ thống khí nén), cần có thầy thuốc (bác sĩ, điều dưỡng) được đào tạo chuyên môn bài bản để vận hành. Đồng thời quá trình bệnh nhân sử dụng máy thở cũng cần được kiểm tra, theo dõi định kỳ, tiến hành các xét nghiệm cần thiết để có những chỉ định và xử lý kịp thời.
Do đó trong điều kiện gia đình thì không thể thiết lập các hệ thống máy thở, ngành y tế cũng không thể cắt cử các kíp chuyên môn đến vận hành và theo dõi việc sử dụng máy thở tại nhà riêng cho bệnh nhân.
Bộ Y tế và TP.HCM cam kết không thiếu máy thở cho người bệnh, do đó người dân hoàn toàn có thể yên tâm.
Người dân không nên mua, tích trữ máy thở vì vừa gây lãng phí do không thể tự dùng được, mà còn tạo sự khan hiếm nguồn cung khiến các cơ sở y tế, bệnh viện có thể không thể mua được máy cho bệnh nhân cần trong trường hợp dịch bệnh có những diễn biến khó lường.
Hiện tại, Bộ Y tế đã thiết lập kho dã chiến thiết bị, vật tư y tế tại TP.HCM, chuyển thêm 2.000 máy thở vào kho này để phục vụ điều trị tại thành phố và các tỉnh phía Nam.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cũng cho biết, Bộ Y tế đã chuẩn bị sẵn sàng cho “kịch bản xấu và xấu hơn”; đồng thời cam kết không để thiếu đồ bảo hộ, bảo đảm an toàn tối đa cho lực lượng điều trị tuyến đầu.
Thúy Hạnh
Tại nhiều bệnh viện đang thiếu trang thiết bị y tế, đồ bảo hộ trong khi ca nhiễm mới càng tăng lên. Nhiều địa phương giãn cách khiến người nghèo, người bệnh lâm cảnh khó khăn. Để hỗ trợ tuyến đầu chống dịch và các hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh, các cá nhân tổ chức có thể tham gia chương trình tiếp sức phòng chống dịch Covid-19, xem chi tiết TẠI ĐÂY
" alt=""/>Bộ Y tế khuyến cáo người dân không tích trữ máy thở, bình oxy