
Top 20 pha tấu hài khó đỡ trên sân cỏ
Cầu thủ biến bàn thắng thành cơ hội, trọng tài múa bale, thủ môn giả vờ ngất xỉu nhưng vẫn không thoát thẻ đỏ, đá phản lưới nhà và nhiều tình huống dở khóc dỡ cười trong clip dưới đây.
Cầu thủ biến bàn thắng thành cơ hội, trọng tài múa bale, thủ môn giả vờ ngất xỉu nhưng vẫn không thoát thẻ đỏ, đá phản lưới nhà và nhiều tình huống dở khóc dỡ cười trong clip dưới đây.
Trong nhà, từ mẹ chồng cho đến em chồng đều mặc hàng hiệu, cả đồ ngủ cũng toàn đồ đắt tiền. Còn tôi chỉ mặc hàng chợ, vừa rẻ vừa luộm thuộm.
Mỗi lần thấy tôi, mẹ chồng đều đổi sắc mặt không vui. Từ lúc sinh con, tôi nghỉ việc ở nhà thì bà càng ra lời nặng nhẹ. Bà bảo tôi ăn bám nhà chồng, mỉa mai tôi ăn chặn tiền chợ mang về cho mẹ đẻ...
Tôi đau lắm nhưng không dám cãi, bởi chỉ cần tôi lên tiếng bà lại lu loa rằng con dâu hỗn hào. Những lúc như thế, dù tôi đúng hay sai thì chồng tôi vẫn phải đứng về phía mẹ ruột.
Anh dặn dò tôi phải nhịn mẹ. Nếu không nhịn mẹ lại làm ầm lên bắt anh bỏ vợ hoặc đuổi cả hai ra khỏi nhà. Từ nhỏ, anh đã sống cảnh đầy đủ nên nếu ra ở trọ, chắc chắn anh không chịu nổi.
Thế nhưng, tôi càng cố nhẫn nhịn, mẹ chồng càng quá quắt. Đầu tháng 7 Âm lịch vừa rồi, mẹ đưa cho chồng tôi một lá bùa. Bà bảo đó là bùa bình an, dặn anh phải bỏ trong túi thường xuyên, tránh gặp điều xui rủi.
Nghe bà nói thế, tôi chẳng quan tâm, cứ kệ chồng muốn làm gì thì làm, bởi vốn dĩ tôi cũng không tìm hiểu nhiều về bùa chú. Cho đến cách đây một tuần lễ, trong lúc đi vệ sinh, tôi bất ngờ biết được sự thật về lá bùa từ miệng của mẹ chồng.
Bà kể với con gái rằng lá bùa bà thỉnh về không phải bùa bình an mà là lá bùa chia rẽ tình cảm vợ chồng. Chồng tôi chỉ cần mang bên mình thì thể nào cũng quen được người phụ nữ khác có gia cảnh giàu có.
Chỉ khi yêu người phụ nữ khác, anh mới có thể rời bỏ mẹ con tôi, có cuộc sống ngồi mát ăn bát vàng.
Biết sự thật phía sau lá bùa, tôi khóc nghẹn và vô cùng bối rối. Tôi không mê tín dị đoan, không tin bùa ngải có thể chia rẽ tình cảm vợ chồng. Thế nhưng, điều khiến tôi đau đớn chính là lòng dạ hiểm độc của mẹ. Tôi tự hỏi bà có phải là mẹ ruột của anh không, mà lại làm điều tàn nhẫn như thế. Cháu nội chỉ mới 2 tuổi mà bà đã muốn vợ chồng con trai mình chia tay.
Tôi cũng không biết mình có nên nói chuyện này cho chồng nghe hay không. Nếu anh chất vấn mẹ chồng thì bà sẽ cố cãi đó chỉ là bùa bình an và tất nhiên tôi không có cách nào chứng minh điều ngược lại.
Lúc đó, mẹ chồng lại có cơ hội ỉ ôi, chửi bới tôi đổ oan cho bà. Chồng tôi sẽ rơi vào hoàn cảnh khó xử. Bây giờ, tôi vô cùng bối rối và không biết phải làm như thế nào cho đúng.
Độc giả K.
Mô hình đào tạo cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ được áp dụng thống nhất với bộ chuẩn chương trình đào tạo và quy chế đào tạo do ĐH Bách khoa Hà Nội quy định.
Người học khi tốt nghiệp các bậc trình độ đều được cấp văn bằng tốt nghiệp của ĐH Bách khoa Hà Nội để đảm bảo sự gắn kết giữa sinh viên, cựu sinh viên với vị thế và danh tiếng của ĐH.
Với phương châm “Nhà trường làm nền tảng - Người thầy là chủ thể, là động lực phát triển - Người học là trung tâm”, ĐH Bách khoa Hà Nội cam kết trở thành một môi trường làm việc quốc tế hoá, nơi hội tụ và phát triển tài năng, thu hút sinh viên ưu tú, học giả xuất sắc trong nước và quốc tế đến học tập, nghiên cứu và làm việc; một trung tâm đổi mới sáng tạo công nghệ xuất sắc của khu vực, tác động quan trọng vào phát triển kinh tế tri thức và góp phần gìn giữ hoà bình đất nước, tiên phong trong hệ thống giáo dục ĐH về xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa thông báo về kết quả kỳ thi Olympic Tin học Châu Á năm 2018.
Ngày 21/5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) nhận được thông tin chính thức từ Cộng hòa Liên bang Nga về kết quả dự thi Olympic Tin học Châu Á năm 2018, theo đó cả 7 thí sinh của đội tuyển Việt Nam tham gia xét giải đều đoạt giải.
Trong đó, một em giành được huy chương Vàng là Phạm Đức Thắng (lớp 12, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội).
4 huy chương Bạc thuộc về các em Hoàng Xuân Nhật (lớp 12, Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐHQG TP Hồ Chí Minh), Nguyễn Khánh (lớp 12, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội), Trịnh Hữu Gia Phúc (lớp 11, Trường THPT chuyên Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa) và Nguyễn Minh Tùng (lớp 11, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội).
2 huy chương Đồng thuộc về các em Nguyễn Hoàng Hải Minh (lớp 12, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) và Dương Quốc Hưng (lớp 12, Trường THPT chuyên Thăng Long, tỉnh Lâm Đồng).
Tại kỳ thi Olympic Tin học Châu Á năm 2018, có 187 thí sinh của 31 nước và vùng lãnh thổ được tham gia xét giải, kết quả có 87 thí sinh đoạt giải (chiếm tỷ lệ 46,52%).
Việt Nam là một trong 7 nước có huy chương Vàng cùng Trung Quốc (6), Nga (6), Bangladesh (1), Hàn Quốc (1), Đài Loan (1) và Georgia (1). Dựa trên cách xếp hạng không chính thức theo huy chương, Việt Nam đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Nga. Đây là thành tích tiến bộ hơn so với năm trước (năm 2017, Việt Nam có 5 huy chương Bạc và 1 huy chương Đồng, xếp thứ 7 trong bảng tổng sắp huy chương).
Olympic Tin học châu Á năm 2018 được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến với 586 thí sinh thuộc 31 nước và vùng lãnh thổ tham gia; Cộng hòa Liên bang Nga là nước đăng cai. Đội tuyển Việt Nam gồm 15 thí sinh, thi trực tuyến tại Trường ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội. Theo quy định của Ban tổ chức Olympic, Việt Nam có 7 thí sinh đạt điểm cao nhất được chọn tham gia xét giải.
Thanh Hùng
Chiều ngày 12/5, Lễ bế mạc Olympic Vật lý châu Á (Apho) lần thứ 19 đã được tổ chức tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
" alt=""/>Việt Nam giành được 1 huy chương Vàng, 4 huy chương Bạc Olympic Tin học Châu Á